1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Như tình nghĩa vợ chồng... doc

6 299 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 863,62 KB

Nội dung

Như tình nghĩa vợ chồng Cũng từ đó bánh Su Sê được gọi là bánh Phu Thê, buộc từng cặp bằng lạt điều và là một trong những lễ vật không thể thiếu trong đám cưới hỏi, bởi nó như một biểu tượng về lòng chung thủy, gắn bó sắt son của tình vợ chồng. Chiếc bánh gồm có hai phần chính tượng trưng cho âm và dương, vợ và chồng. Phần thân bánh trắng trong mịn màng tượng trưng cho âm (vợ), còn phần nắp chỉn chu vuông vắn ôm lấy thân bánh tượng trưng cho dương (chồng). Về hình thức là vậy, còn nội dung của bánh phu thê cũng có phần đặc biệt và thú vị không kém. Bánh phu thê đem lại cho người thưởng thức cái cảm giác vừa giòn vừa dai của cái chất bột lọc để nguội, vừa sần sật của những cọng cơm dừa non, vừa có cái ngầy ngậy béo của nhân đậu xanh, vừa có cái hương thơm dìu dịu của vani, của lá cơm nếp, vừa có cái vị ngọt thanh mát của đường cát trắng. Bánh Phu Thê là sản phẩm của sự pha chế tổng hợp, nguyên liệu được làm từ những sản vật của đồng quê: Vỏ bánh chế từ gạo nếp cái hoa vàng, xay mịn, lọc lấy tinh bột, nhào đu đủ xanh nạo nhỏ, ngâm nước quả dành dành để tạo màu vàng. Nhân bánh được làm bằng đậu xanh đồ chín, xào nhuyễn với đường kính, mứt sen, mứt bí, cùi dừa nạo nhỏ Từng ấy thứ tổng hợp lại với nhau, bổ sung lẫn nhau để cho ta chất béo, chất bột, chất khoáng. Nó không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn tạo nên một hương vị vừa độc đáo, vừa ngon miệng, vừa nồng nàn khó quên. Béo, ngọt, mịn màng trong suốt như hổ phách và tác động tới mọi giác quan: mũi ngửi thấy hương thơm nhẹ nhàng nhưng rất sâu của lúa nếp và đậu xanh, mứt sen; mắt nhìn thấy nền lụa trắng của vỏ bánh với thấp thoáng những "vân mây", lưỡi thưởng thức vị ngon của đồ ăn, tai nghe tiếng lá bóc sột soạt. Có hai thương hiệu làm bánh phu thê rất nổi tiếng đó là Huế và Đình Bản. Dù cả hai đều là sản phẩm của đất cố đô, đều mang nhưng nét tinh túy của quê hương các bậc tiên vương, nhưng bánh Phu Thê của Huế khác với Phu Thê của Đình Bảng là ở cách làm và nguyên liệu làm bằng bột sắn lọc. Cái giống nhau đều là dùng nhân đậu xanh và dừa nạo hấp chín. Người Đình Bảng thực sự khó tính. Họ tuân thủ những quy định nghiêm ngặt sao cho sản phẩm mình làm ra phải là nhất, bánh phải ngon hơn, thơm hơn, và quyến rũ hơn. Tuy nhiên, họ lại không cầu kỳ trong cách gọi mà ngay cả tên bánh Phu Thê cùng phải có mấy cách gọi khác nhau. Theo như các cụ già trong làng, thậm chí là các gia đình có 3, 4 đời làm bánh như nhà bà Lụa, nhà Đào Hoa, nhà Lợi Quyền thì từ "bánh Phu Thê" nó xuất phát từ tên gọi Su Sê. Sự thay đổi này được lý giải giống như là sự phát triển của cơ chế thị trường, nhằm đánh mạnh vào tình cảm con người. Chí ít thì người ta nghĩ và tin tưởng rằng, được ăn bánh này thì gia đình sẽ hạnh phúc hơn. Đó cũng chính là sự phát triển của tâm lý xã hội thời hiện đại. Theo truyền thuyết, thời Lý vào những ngày hội hè hay ngày Tết, dân làng Đình Bảng thường dùng sản vật mình đã cấy trồng ra làm bánh Su Sê, thành tâm dâng cúng tổ tiên, rồi cùng hưởng lộc. Một lần hội làng, Lý Thánh Tông cùng vợ là Nguyên phi Ỷ Lan về quê lễ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông ở Đền Đô. Tại đây, dân làng đã dâng Đức vua và Nguyên Phi đặc sản của quê hương là bánh Su Sê. Đức vua và Nguyên Phi thưởng thức món bánh này và khen ngon. Người cho rằng, cuộc đời con người có được hạnh phúc là niềm vui lớn của mỗi lứa đôi, và truyền từ nay, ngày ăn hỏi, ngày cưới thành vợ thành chồng nên có món bánh quý này cho mọi người cùng hưởng. Cũng từ đó bánh Su Sê được gọi là bánh Phu Thê, buộc từng cặp bằng lạt điều và là một trong những lễ vật không thể thiếu trong đám cưới hỏi, bởi nó như một biểu tượng về lòng chung thủy, gắn bó sắt son của tình vợ chồng. Tục lệ gói bánh Phu Thê cứ như vậy truyền từ đời này sang đời khác. Bánh gói bằng lá chuối, lá dong, quý hơn thì có lá dừa bọc ngoài thành hình vuông dẹt. Thoạt trông, việc luộc bánh có vẻ đơn giản, nhưng đây lại chính là giai đoạn công phu thể hiện độ chín của người làm bánh, nhiều người còn cho nó có tính quyết định đến thành công của cả mẻ bánh. Vì vậy mà những nhà làm bánh ngon có tiếng thì chắc chắn họ phải biết giữ lửa khi nấu. Khi nào cần lửa to, và cần lửa trong bao lâu Và tất cả cứ từ từ trở thành một nghệ thuật đa dạng trong cách làm, nhưng lại cùng chung một tiêu chí ngon, thơm, dẻo. Bánh ngon ăn xong, hương thơm còn phảng phất lẫn trong tình cảm của mỗi người. Ngược lại, bánh không ngon là bánh nhão, hương không nồng. Điều này lý giải tại sao với mỗi nghệ nhân khi làm bánh Phu Thê, họ hầu như dồn hết tâm sức của mình vào đó. Ngoài tâm hồn tài hoa của người thợ, nếu thiếu một tấm lòng chứa chất thương yêu thì khó có thể có được cặp bánh Phu Thê hoàn mỹ. . Như tình nghĩa vợ chồng Cũng từ đó bánh Su Sê được gọi là bánh Phu Thê, buộc từng cặp bằng lạt điều và là một trong những lễ vật không thể thiếu trong đám cưới hỏi, bởi nó như một. gắn bó sắt son của tình vợ chồng. Chiếc bánh gồm có hai phần chính tượng trưng cho âm và dương, vợ và chồng. Phần thân bánh trắng trong mịn màng tượng trưng cho âm (vợ) , còn phần nắp chỉn. vật không thể thiếu trong đám cưới hỏi, bởi nó như một biểu tượng về lòng chung thủy, gắn bó sắt son của tình vợ chồng. Tục lệ gói bánh Phu Thê cứ như vậy truyền từ đời này sang đời khác. Bánh

Ngày đăng: 12/08/2014, 14:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN