XẠ CAN (Cây Rẻ Quạt) Tên khoa học: BelamCan da sinensis (L) D. C Họ Lay Ơn (Iridaceae) Bộ phận dùng: thân rễ (vẫn gọi là củ). Rễ cong queo có đốt, ngắn, to, khô, sạch rễ con, sắc vàng nhạt hoặc vàng nâu; ruột trắng, thơm, rắn. Thứ vụn nát, mốc, thâm đen, xốp, mọt là xấu. Thành phần hoá học: chứa Belamcandin, Tectoridin, Iridin v.v đều có tính chất Glucosid. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: Vào kinh Can và Phế. Tác dụng: thanh hoả, giải độc, tán huyết, tiêu đàm. Chủ trị: trị viêm yết hầu, ho, đàm tắc, trị sốt rét. Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g. Kiêng ky: Tỳ Vị hư hàn không nên dùng. Cách bào chế: Theo Trung Y: Hái lấy củ, ngâm nước vo gạo một đêm, vớt ra; nấu với lá Tre độ 3 giờ, phơi khô dùng. Theo kinh nghiệm Việt Nam:Dùng tươi: rửa sạch, giã với ít muối để ngậm (trị đau cổ). Dùng khô: mài thành bột trong nắp siêu, uống với nước tiểu trẻ em khoẻ mạnh dưới 3 tuổi. Rửa sạch, ủ mềm đều, bào mỏng phơi khô. Bảo quản: cho vào thùng kín, tránh ẩm mọt mốc, để nơi cao ráo. XẠ HƯƠNG Tên thuốc: Moschus Tên khoa học: Moschus moschiferus L. Bộ phận dùng: Xạ hương là một chất đặc lổn nhổn do hạch ở sát dương vật của một thứ cầy hương đực (có người còn gọi là hươu xạ) từ 3 tuổi trở lên (Moschus moschi-ferus L ) họ hươu xạ (Moschida). Con cầy hương giống con cầy cao chừng 50 cm, dài 80 - 90cm, toàn thân màu vàng gio. Nó sống bằng những cây cỏ thơm, vì vậy người ta cho rằng nguồn gốc xạ là ở các cỏ thơm đó. Đi đến đâu nó tiết xạ để nhớ đường về. Túi xạ ở phía bụng, khoảng 2cm trước chỗ bìu dái và trước dương vật. Hình dạng túi xạ thay đổi, khi thì hình tròn, khi thì dẹt trên phủ lông như những lông khác ở bụng con cầy hương; túi xạ có một điểm sâu, đường kính chừng 5mm, tất cả lông trông như đều hướng về điểm này. Ngoài ra ở Việt Nam ta còn có loài cầy hương khác (Vicerricula malaccensi Gmelin) và cầy giông (Viverrazibetha, họ Viverridae), cũng có túi thơm nhỏ, người ta cũng lấy chế biến và gọi là xạ. Thứ xạ này không thơm và không tốt bằng xạ hương nói trên. Thứ xạ thật giả theo hình nghiệm nhân dân: - Xạ thật có mùi thơm xộc ngay vào mũi, thơm lâu. - Dùng móc lấy ráy tai cho vào trong túi xạ lấy ít xạ cho vào ngay mà vê, xạ thật thì nhiều đàn tính, mềm nhũn, viên lại thành tròn, bóp bẹp thành bột; thứ giả thì viên lại thành dài, không có đàn tính. - Lấy chút ít xạ hương cho vào nước sôi một chốc lấy ra, xạ thật thì bã nó thơm mãi, thứ giả không thơm mà lại hôi. - Phân biệt nguyên cả miếng xạ hương còn cả da, có thể dùng kim xăm vào thử xem có khối chắt cứng hoặc khối thịt. Nếu có vật cứng tức là họ cho chì vào để thêm nặng cân - Dùng sợi chỉ tơ tẩm vào nước hành tanh, lấy sợi chỉ đỏ xâu vào trôn kim, lấy kim xuyên qua túi xạ, xạ thật thì sợi chỉ không còn mùi tanh, thứ giả thì mùi tanh của hành mất đi rất ít. - Lấy chút ít xạ hương để trên miếng sắt mà đốt, thì thấy cháy xèo xèo như đốt tóc toả mùi thơm mà không có mùi khét, toàn bộ cháy gần hoá ra tro, hoặc còn lại cũng rất ít, xạ giả chất than còn lại rất nhiều. - Những thứ trộn lẫn vào xạ hương, phần nhiều hay lẫn thứ huyết khô, miếng thịt khô thái vụn hoặc bột chì hoặc đất cát trộn vào, nếu cho Xạ hương ấy vào than đỏ mà đốt thì khối thịt, huyết khô mà cháy thì khét, chất chì thì không cháy, đất cát còn lại. Lấy xạ hương và cách chế biến: - Bắt được Cầy hương để nó nằm im nửa giờ cho xạ hồi về. Xẻo lấy túi xạ: có người treo trong nhà âm Can đến khi khô, có người lấy lá trầu bọc lại (hoặc là long não) cho đến khô, vì cho là da túi hay bị thối. Cũng có người đem tẩm rượu phơi râm cho khô, rồi lại tẩm, âm Can (3 lần). Khi túi xạ khô rồi thì bỏ vào lọ đậy kín. - Lại có người chế xạ hương theo cách sau đây: lấy một dùi sắt nung đỏ lăn cho cháy hết lông túi xạ, để làm khô túi. Sau đó thái mỏng, đặt vào một cái bát, lấy cái bát khác nhỏ hơn úp vào, trét kín bằng lá khoai và cám đã làm nhuyễn rồi đun nóng nhẹ. Muốn biết thế nào là vừa, đặt lên bát úp một lá trầu. Khi nào lá trầu khô là được, mở bát ra, cạo lấy phấn xạ bám lên lòng bát úp, cho vào lọ nút kín. - Người ta không cạo lông túi xạ vì sợ làm mỏng túi, xạ bay đi. Thành phần hoá học: trong xạ hương có cholesteron, chất béo, chất nhựa đắng, muối calci, amon và một tinh dầu 34% (chủ yếu là muscon). Tính vị: vị cay, tính ôn, Quy kinh: thông khắp 12 kinh. Tác dụng: thông khiếu, thông kinh lạc. Chủ trị: xưa kia Tây y hay dùng xạ hương làm chất trấn kinh, cường dương, điều kinh v.v dưới dạng cồn xạ hương với liều 6 - 10g một ngày, cồn này pha thành thuốc uống, nay ít dùng. Kiêng ky: người suy nhược, sức yếu, phụ nữ có thai không được dùng. Cách bào chế: Theo Trung Y: Dùng nước nóng, nhúng ướt cạo sạch lông da, mở túi xạ ra, thái mỏng nhỏ và nghiền bột dùng. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Khi dùng xạ khô thì lấy dao sắc chích túi ra, lấy hạt xạ, thường chỉ to bằng nửa hạt gạo, vàng xám, bỏ lọ đậy kín. Khi dùng lấy một tý, rồi lại cất đi. Còn túi xạ khi dùng đến đâu thì mài với ít nước, gạn lấy nước mà dùng, còn thì lại phơi khô cất đi. - Nhưng có người khi lấy hạt xạ ra rồi, còn túi thì đem sao đen rồi tánthành bột mịn; sau đó cho hạt xạ cùng tán cho đều, đựng lọ kín. - Cũng có người sau khi lấy hạt xạ cất riêng rồi còn túi thì đem ngâm rượu, lọc đi để uống. - Còn có người cho vào lọ đựng hạt Xạ một số cốm chuồi đã rang (miền Bắc gọi là bỏng rang) đậy kín. Khi dùng lấy cốm chuồi ra dùng, hết lại cho cốm chuồi khác vào. Hòn dái con cầy hương đem sao với cát nóng cho khô tán bột để dùng. Bảo quản: cần để vào lọ thật kín, để nơi khô ráo, tránh nóng ẩm làm mất mùi thơm. cũng cần để xa các chất có mùi thơm khác như băng phiến, bạc hà dễ bị bắt mùi. . XẠ CAN (C y Rẻ Quạt) Tên khoa học: BelamCan da sinensis (L) D. C Họ Lay Ơn (Iridaceae) Bộ phận dùng: thân rễ (vẫn gọi là củ). Rễ. gọi là xạ. Thứ xạ n y không thơm và không tốt bằng xạ hương nói trên. Thứ xạ thật giả theo hình nghiệm nhân dân: - Xạ thật có mùi thơm xộc ngay vào mũi, thơm lâu. - Dùng móc l y r y tai cho. một tinh dầu 34% (chủ y u là muscon). Tính vị: vị cay, tính ôn, Quy kinh: thông khắp 12 kinh. Tác dụng: thông khiếu, thông kinh lạc. Chủ trị: xưa kia T y y hay dùng xạ hương làm chất trấn