1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Thiết kế không gian “2 trong 1” docx

5 177 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 230,93 KB

Nội dung

Thiết kế không gian “2 trong 1” Nhà phố chật chội khiến nhiều gia chủ sáng tạo ra những cách kết hợp chức năng sử dụng “2 trong 1” trong các không gian sử dụng, do đó cần đạt được sự hài hòa tối đa giữa các chức năng ấy sao cho thoải mái và không gây bất tiện khi sinh hoạt. Trong kiến trúc nhà ở, các không gian thường được chia ra làm 2 chức năng chính bao gồm: chức năng sinh hoạt trong đó có phòng khách, phòng ăn, phòng làm việc; chức năng nghỉ ngơi thư giãn là phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung, ghế nghỉ… Nhưng trên thực tế, không phải gia đình nào cũng có điều kiện thiết kế từng phòng chức năng riêng biệt khi mà nhu cầu nghi ngơi sinh hoạt cũng không vì thế mà ít đi nên cách kết hợp nhiều chức năng sử dụng trong một không gian rất hữu hiệu đối với nhiều gia đình hiện nay. Trong đó, chúng tôi xin đưa ra hai không gian phổ biến thường gặp là phòng ngủ và phòng khách. Phòng khách: Khi lựa chọn thêm một chức năng kết hợp nào đó cho một không gian nên có sự đồng nhất giữa hai vai trò sử dụng. Trong tất cả các không gian, phòng khách được xem là đa chức năng nhất khi kết hợp với nhiều vai trò sử dụng khác nhau. Thông thường phòng khách được kết hợp với phòng sinh hoạt chung bởi không gian này được xem là nơi quây quần, sum họp của cả gia đình vào những dịp rảnh rỗi. Hai không gian này không có gì khác biệt lắm về vai trò sử dụng nên rất nhanh và dễ kết hợp. Nếu các thành viên trong gia đình ưa ca hát thì chỉ cần bố trí thêm một dàn karaoke, để đọc sách thì có thể thiết kế thêm một kệ sách nhỏ dưới gầm cầu thang, hoặc thêm chiếc ghế nghỉ gần cửa sổ hoặc giếng trời trong nhà…như vậy không làm ảnh hưởng đến chức năng sử dụng riêng mà vẫn đảm bảo sự hài hòa, ấm cúng. Bên cạnh đó, kết hợp chung giữa phòng khách và phòng sinh hoạt còn giúp khách đến nhà có thể chung vui cùng gia đình. Phòng khách và bếp thường liên thông với nhau và không có sự phân chia rõ ràng, tách bạch hẳn. Nhiều gia đình vì diện tích bếp quá nhỏ nên bàn ăn được đẩy ra ngoài phòng khách, tuy nhiên, nếu không biết sắp xếp khéo léo thì sẽ gây mất thẩm mỹ cho không gian này. Do đó, giữa bàn ăn và bàn khách cần có một khoảng cách nhất định (1-3m ) để không ảnh hưởng đến giao thông đi lại. Thiết kế bàn ăn đồng điệu với phòng khách cả về màu sắc, hình khối và cách bài trí. Thêm một chút hoa tươi, vật dụng trang trí như gốm, sứ, đá…cho căn phòng thêm mới mẻ và sinh động. Phòng ngủ: Phòng ngủ đóng vai trò nghỉ ngơi dưỡng sức sau 1 ngày làm việc mệt nhọc nhưng để hoàn thành khối lượng công việc dày đặc thì nhiều gia chủ thường xuyên mang việc về nhà là chuyện thường thấy, vì vậy thiết kế một góc làm việc trong nhà là điều cần thiết. Yêu cầu của không gian làm việc là sự yên tĩnh, thoải mái và linh hoạt nên khi gia đình không đủ điều kiện bố trí một phòng làm việc riêng thì phòng ngủ chính là không gian lý tưởng nhất để bố trí góc làm việc. Góc làm việc không cần quá lớn, có thể đặt gần cửa sổ hoặc liền kề với giường ngủ. Để tiết kiệm diện tích tủ đựng tài liệu nên làm giá treo cố định trên tường, phòng rộng hơn thì làm kệ nhỏ, thiết bị phục vụ cho công việc như máy tính, đèn điện…sắp xếp nhỏ gọn gàng trên bàn. Ngoài ra, nhiều không gian khác cũng có thể kết hợp nhiều chức năng sử dụng như phòng thờ cộng với phòng tập thể dục, sân phơi kết hợp với sân chơi… . Thiết kế không gian “2 trong 1” Nhà phố chật chội khiến nhiều gia chủ sáng tạo ra những cách kết hợp chức năng sử dụng “2 trong 1” trong các không gian sử dụng, do đó cần. thêm một chức năng kết hợp nào đó cho một không gian nên có sự đồng nhất giữa hai vai trò sử dụng. Trong tất cả các không gian, phòng khách được xem là đa chức năng nhất khi kết hợp với nhiều. thường thấy, vì vậy thiết kế một góc làm việc trong nhà là điều cần thiết. Yêu cầu của không gian làm việc là sự yên tĩnh, thoải mái và linh hoạt nên khi gia đình không đủ điều kiện

Ngày đăng: 12/08/2014, 13:20