Hướng mới trong thiết kế không gian nội thất ( Phần II) 2. Mục tiêu nghiên cứu: Quá trình tổ chức không gian kiến trúc - đến xây dựng không gian nội thất, và sau đó thiết lập phân chia không gian chức năng nhỏ hơn là một quá trình gắn bó mật thiết cần được tạo nên bằng những thụ cảm sâu sắc về hình khối và liên tưởng phong phú về chuyển đổi không gian của người kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất. Tìm hiểu về tính tạo hình của không gian ảnh hưởng như thế nào đến cảm nhận của con người sử dụng không gian đó. Những phương pháp ngăn chia không gian mới linh hoạt, độc đáo và có tính “mềm dẻo”, bổ sung thêm những phương pháp cũ đã rất phổ biến. The Carlos Miele Store Asymptote 3. Phương pháp nghiên cứu: 3.1. Những hạn chế khi nghiên cứu đề tài: Đây không phải là đề tài có nhiều nguồn tài liệu có sẵn để tham khảo. Không gian là vấn đề về nguyên lý hết sức quen thuộc nhưng lại ít công trình đi sâu nghiên cứu lý luận về nó. Xu hướng “Giải tỏa kết cấu” được ứng dụng ở các nước phương Tây không nhiều, ở Việt Nam lại càng chưa có một kiến trúc sư nào thực hiện công trình thực tế đi theo hướng này, có chăng chỉ là đồ án của các sinh viên ngành kiến trúc (?!) Đề tài khá mới mẻ, có thể không được ủng hộ nhiều, do khả năng ứng dụng ở Việt Nam trong hiện tại là không cao. Phải tự nghiên cứu và tự tìm hiểu dựa trên những cảm nhận chủ quan của bản thân thông qua phân tích hình ảnh là chính. 3.2. Phương pháp tiếp cận vấn đề: Tổng hợp tất cả kiến thức về l ý thuyết và thực tiễn có được sau những năm học về thiết kế nội thất ở đại học lẫn tự nghiên cứu thêm qua sách báo, tạp chí, internet, làm thêm…vv Tìm hiểu “Giải tỏa kết cấu”: tìm đồ án hoặc công trình của các kiến trúc sư nổi tiếng theo xu hướng này và các đồ án khác có cùng phong cách (nhiều khi không rõ nguồn gốc); dùng cảm giác để cảm nhận sự chuyển biến và tạo hình của không gian, cái đẹp, ưu khuyết điểm của từng đồ án, công trình từ đó hình thành dần nhận thức và quan điểm cá nhân về xu hướng kiến trúc “phi kết cấu” đó. Cách thức đơn giản nhất để vẽ nên không gian theo kiểu “giải tỏa kết cấu” là tưởng tượng. Tưởng tượng để hình dung ra không gian, tưởng tượng để biến những thành phần của một không gian từ cái cố định, cứng nhắc thành những cái “có thể thay đổi được” và có cảm giác chúng “đang chuyển động” quanh chúng ta. Hình dung bằng mô hình và công trình thực tế. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Tổng quan chung về KHÔNG GIAN: KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC nói chung và KHÔNG GIAN NỘI THẤT nói riêng trước hết là nơi “chứa đựng” con người bên trong nó, là nơi diễn ra mọi hoạt động hàng ngày của con người, do vậy con người là đối tượng trung tâm mà KHÔNG GIAN hướng tới phục vụ => CON NGƯỜI CẢM NHẬN KHÔNG GIAN QUA QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG TRONG KHÔNG GIAN ĐÓ. Mỗi KHÔNG GIAN có một yêu cầu sử dụng riêng, nên XÂY DỰNG KHÔNG GIAN phải phù hợp với yêu cầu sử dụng của KHÔNG GIAN đó (Ví dụ: có nhiều loại không gian theo chức năng như không gian phòng triển lãm, nhà văn hóa, rạp phim, không gian làm việc, nghỉ ngơi thư giãn hoặc không gian thờ cúng, trà đạo vv; và được phân chia thành nhiều tính chất rõ rệt như Không gian truyền thống, cổ điển hay không gian hiện đại, phá cách, ấn tượng vv ) Không gian bảo tàng Triển lãm xe hơi. Không gian nhà ở truyền thống Nhật Bản Phòng ngủ kiểu Châu Âu Những CHUYỂN ĐỔI KHÔNG GIAN từng bước dẫn dắt thị giác đến cảm giác và gây tác động đến tâm l ý người sử dụng. Nhờ KHÔNG GIAN mà con người có được những cảm giác như: phấn khích, bất ngờ, thú vị, hưng phấn, mạnh mẽ hoặc nhẹ nhàng, yên ổn vv Ở đây, tôi không hề phủ định giá trị lớn lao của những yếu tố khác của nội thất (như màu sắc, ánh sáng ) trong việc ảnh hưởng đến tâm lý con người, chỉ là muốn nhấn mạnh vai trò của KHÔNG GIAN – KHÔNG GIAN là yếu tố chung nhất. KHÔNG GIAN BAO GỒM KHÔNG GIAN NỘI THẤT VÀ KHÔNG GIAN NGOẠI THẤT CÔNG TRÌNH: Nội thất bên trong phải phù hợp kiến trúc bên ngoài và cảnh quan thiên nhiên. 1.1. Mối quan hệ giữa không gian kiến trúc và không gian nội thất Chung: không gian kiến trúc và không gian nội thất đều mang các đặc điểm không gian sống theo những yêu cầu công năng riêng của từng thể loại công trình. Phân biệt: KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC - Lớn, bên ngoài - Là cái tổng thể - Tạo ra không gian nội thất KHÔNG GIAN NỘI THẤT. - Nhỏ, bên trong - Là cái bộ phận - Tạo dựng không gian cho con người sống và làm việc được. Để có được một không gian sống hoàn chỉnh đúng nghĩa “nội thất” thì không gian nhỏ bên trong do không gian kiến trúc tạo lập ra ban đầu phải được bổ sung thêm vào nhiều yếu tố khác như: vật dụng trang thiết bị nội thất, màu sắc – ánh sáng – chất liệu, cộng thêm sự hiểu biết sâu sắc các yếu tố con người và xã hội. Khi đó không gian kiến trúc thực sự trở thành không gian nội thất – là nơi con người sử dụng được. Không gian kiến trúc bên ngoài đã “sinh ra” không gian nội thất bên trong Chúng không hề độc lập mà có sự chuyển đổi, giao thoa, tương tác lẫn nhau như một thể thống nhất. Kết luận: Không gian kiến trúc và không gian nội thất không nên tách rời và độc lập về mục đích cũng như yêu cầu sử dụng không gian, cũng không nên “đi ngược nhau” về phong cách thiết kế và ý ý tưởng chủ đạo của kiến trúc sư lẫn nhà thiết kế nội thất; mà phải gắn bảo mật thiết nhằm tạo tính thống nhất về ý thủ pháp thiết kế của một công trình. . Hướng mới trong thiết kế không gian nội thất ( Phần II) 2. Mục tiêu nghiên cứu: Quá trình tổ chức không gian kiến trúc - đến xây dựng không gian nội thất, và sau đó thiết lập. thiên nhiên. 1.1. Mối quan hệ giữa không gian kiến trúc và không gian nội thất Chung: không gian kiến trúc và không gian nội thất đều mang các đặc điểm không gian sống theo những yêu cầu công. mạnh vai trò của KHÔNG GIAN – KHÔNG GIAN là yếu tố chung nhất. KHÔNG GIAN BAO GỒM KHÔNG GIAN NỘI THẤT VÀ KHÔNG GIAN NGOẠI THẤT CÔNG TRÌNH: Nội thất bên trong phải phù hợp kiến trúc bên ngoài