Đồng quy chiếu 1. Đồng quy chiếu (và những nhân tố cơ bản tác động đến sự lựa chọn các từ ngữ đồng quy chiếu) 1.1. Các từ ngữ đồng quy chiếu - Trong thực tế, để chỉ một đối tượng của thế giới người ta có thể sử dụng nhiểu phương tiện khác nhau. Những phương tiện ngôn ngữ khác nhau đều chỉ một đối tượng duy nhất và đồng nhất được gọi là những từ ngữ đồng quy chiếu. - Hiện tượng đồng quy chiếu đã được chú ý từ lâu mà các nhà logic-triết học là những người đầu tiên. Vấn đề mà họ quan tâm là: Việc thay thế có ảnh hưởng tới giá trị chân thực của mệnh đề hay không? Nhưng việc thay đổi đó còn kéo theo hàng loạt những nhân tố ngữ dụng khác, thể hiện mục đích của người nói, tức là chiến lược lựa chọn bị chi phối bởi nhiều nhân tố và do đó dẫn đến những hiệu quả khác nhau. Vì vậy, phạm vi vấn đề mà ngữ dụng học quan tâm rộng hơn phạm vi mà các nhà logic-triết học quan tâm và điều này dẫn tới sự thay đổi trong các kết luận. - Vấn đề ở đây chính là những nhân tố cơ bản tác động vào chiến lược lựa chọn biểu thức đồng quy chiếu, hay thực chất là việc xem xét giữa các biểu thức khác nhau ở chỗ nào. Và, cái quyết định sự lựa chọn là sự khác biệt. 1.2. Sự khác nhau và ảnh hưởng của các từ ngữ đồng quy chiếu và những hệ quả cơ bản 1.2.a. Các từ ngữ đồng quy chiếu có thể khác nhau về nghĩa - Thứ nhất, sự khác nhau được thể hiện thông qua kiểu loại: + Có những phương tiện có nghĩa, có những phương tiện không có nghĩa: ^tên riêng: không có nội dung nghĩa biểu niệm về sự vật + Có phương tiện có nội dung nghĩa mang tính khái niệm, mang tính miêu tả; có những đơn vịkhông mang nghĩa miêu tả; có những đơn vị chỉ mang những sắc thái liên hội nhất định: ^miêu tả: "anh chồng" ^nghĩa phi miêu tả: "tôi, bây giờ, ở đây" Đây là những đơn vị không phản ánh nội dung khái niệm do đó nghĩa thao tác phải căn cứ vào đó để xác định đối tượng. ^tính liên hội: tên riêng có thể gợi ra những liên tưởng nhất định - Thứ hai, sự khác nhau giữa dung lượng nghĩa và nội dung thông tin Vd: Sao Hôm và Sao Mai 1.2.b. Các tữ ngữ đồng quy chiếu có thể khác nhau trong mối liên hệ với thế giới nhận thức - Sự khác nhau này là hậu quả của sự khác nhau về nghĩa ở trên. Ví dụ đối với một thông tin [A] thì có thể có những trường hợp sau: + Tôi biết/Anh không biết + Tôi biết/Anh biết/Người thứ ba không biết + Một số người biết ở những phạm vi nhất định + 1.2.c. Các từ ngữ đồng quy chiếu có thể khác nhau trong phương thức hoạt động, trong cách thức chỉ ra và đồng nhất quy chiếu Chúng ta xét các trường hợp: - Nói một tên riêng mà nhận biết được đối tượng thì trước đó phải có sự quen biết hoặc được giới thiệu trước. - Một yếu tố trực chỉ: tôi, ở đây, bây giờ, ngày mai, năm ngoái lại hoạt động theo phương thức khác, cách thức chỉ ra đối tượng theo quy tắc đó là: đòi hỏi phải xem xét chủ thể phát ngôn, thời điểm (thời gian), địa điểm phát ngôn. - Yếu tố hồi chỉ: nó, hắn, thị lại thực hiện nhiệm vụ chỉ ra và đồng nhất các quy chiếu theo những nguyên tắc và điều kiện khác: trước đó phải có một đối tượng xác định, làm tiền từ cho nó. - Yếu tố khứ chỉ: Nếu như quan hệ hồi chỉ là những quan hệ hướng ngược lại văn bản để có được giải thuyết thì quan hệ khứ chỉ lại là những quan hệ hướng đến phía trước để có được giải thuyết. Để minh hoạ cho điều này, chúng ta có ví dụ sau: [1] Vd: + (Hồi chỉ): Look at the sun. It's going down quickly. + (Khứ chỉ) It's going down quickly, the sun. Trong khi đó, các biểu thức miêu tả đóng vai trò quan yếu trong việc chỉ ra quy chiếu. 1.2.d. Các từ ngữ đồng quy chiếu có thể khác nhau trong cách nhìn, trong cách gợi ra những nội dung hàm ẩn trong việc biểu hiện thái độ đánh giá Nói một cách khác, việc sử dụng những biếu thức quy chiếu khác nhau có thể làm nổi bật đặc trưng này và làm lu mờ đặc trưng khác. Đồng thời nó còn thể hiện sự đánh giá nội dung thông tin hàm ẩn. 1.2.e. Các từ ngữ đồng quy chiếu có thể khác nhau trong mối liên hệ với giá trị chân thực của phát ngôn - Định luật Leibnizt: Cho một mệnh đề P chứa trong một biểu thức quy chiếu (a). Giả sử có hàng loạt biểu thức đồng quy chiếu với (a): (a1), (a2), (a3) (an). Nếu đây là nhưng biểu thức, những từ ngữ đồng quy chiếu với nhau thì khi thay (a) bằng các biểu thức quy chiếu với nó thì giá trị chân thực của P không đổi. - Tuy nhiên, nếu vượt khỏi phạm vi này thì tình hình sẽ không đơn giản, chỉ với một số ít là không bị ảnh hưởng còn trong những trường hợp khác với những điều kiện khác thì có những ảnh hưởng nhất định tới giá trị chân thực của các phát ngôn. Ví dụ: (1a)Ơ-đíp muốn cưới Jôcatx làm vợ (1b)Ơ-đíp muốn cưới mẹ mình làm vợ. → "Jôcatx" chỉ là một tên riêng và do đó câu (1a) chỉ có thông tin: Ơ-đíp muốn cưới một người tên là Jôcatx làm vợ. Còn ở câu (1b) sẽ có những cách giải thích rất khác nhau, trong đó có những các giải thích làm cho phát ngôn không chân thực: → Ơ-đip biết Jôcatx là mẹ mình nhưng vẫn đòi cưới (-) → Ơ-đíp muốn cưới Jôcatx làm vợ và hoàn toàn không biết đó là mẹ mình (+) . Đồng quy chiếu 1. Đồng quy chiếu (và những nhân tố cơ bản tác động đến sự lựa chọn các từ ngữ đồng quy chiếu) 1.1. Các từ ngữ đồng quy chiếu - Trong thực tế, để. chứa trong một biểu thức quy chiếu (a). Giả sử có hàng loạt biểu thức đồng quy chiếu với (a): (a1), (a2), (a3) (an). Nếu đây là nhưng biểu thức, những từ ngữ đồng quy chiếu với nhau thì khi thay. tiện ngôn ngữ khác nhau đều chỉ một đối tượng duy nhất và đồng nhất được gọi là những từ ngữ đồng quy chiếu. - Hiện tượng đồng quy chiếu đã được chú ý từ lâu mà các nhà logic-triết học là những