Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
570,55 KB
Nội dung
http://www.ebook.edu.vn 65 PHẦN V Công tác xã hội với gia đình 1. Làm việc với gia đình như là một nhóm nhỏ 1.1. Gia đình là một nhóm nhỏ sơ cấp Gia đình là một nhóm sơ cấp trong đó các thành viên có trách nhiệm và sống chung với nhau, một cách hỗ tương, cùng chia sẻ nếp sống, các quy tắc có liên quan đến những hành vi mà xã hội mong đợi. Trong gia đình, các thành viên có ảnh hưởng với nhau rất mạnh so với người bên ngoài. Nhân viên xã hội có thể phân tích gia đình theo nhiều cách khác nhau như phân tích theo chức năng của từng người, trách nhiệm của từng người hoặc theo cấu trúc gia đình. Trước hết, nhân viên xã hội xem gia đình như là một tổ chức có chức năng xã hội hóa con người và chức năng kiểm soát xã hội. Gia đình là nhóm xã hội đầu tiên quan trọng nhất cung cấp cơ hội học hỏi đầu tiên của con người. Chính trong giai đoạn thời niên thiếu, trẻ thâu nhận được những nền tảng cơ bản của sự dạy dỗ đễ trẻ có được những niềm tin, những hành vi và những thái độ cơ bản về những người xung quanh và về cuộc sống của trẻ. Đó là nơi mà trẻ bắt đầu học cách tương tác với người khác, gia đình dạy cho trẻ những hành vi nào được chấp nhận và hành vi nào không phù hợp, không được xã hội chấp nhận. 1.2. Vai trò của cha mẹ Khó mà xác định vai trò của cha mẹ trong quá trình phát triển của trẻ em, vai rò và sự tác động của gia đình có ý nghĩa rất quan trọng. Cha mẹ vừa cho trẻ tấm gương http://www.ebook.edu.vn 66 để noi theo, vừa tạo điều kiện cho trẻ lớn lên và phát triển hài hòa. Từ khi sinh ra đời cho đến khi tự lập được, đứa trẻ phải trải qua nhiều bước như đã nêu ở các phần đầu trong giáo trình này. Quá trình lớn lên về mặt sinh học luôn gắn liền với quá trình phát triển về văn hóa của đứa trẻ. Có ba cách làm cha mẹ : a) Cha mẹ dễ dãi : Cha mẹ cho phép trẻ tự lập, không hướng dẫn rõ ràng, họ tránh không kiểm soát con cái… b) Cha mẹ dùng quyền lực, độc đoán : Cha mẹ sử dụng quyền lực để dạy con cái. Cha mẹ có những ý tưởng rõ ràng buộc trẻ phải cư xử như thế nào, họ đặt ra những quy định và trẻ phải tuân thủ lý lẽ của họ. c) Cách trung gian : Cha mẹ có sự kiểm soát, có sự hỗ trợ một cách liên tục đối với con cái. Con cái được quyền tham gia và theo cách này cha mẹ giúp con cái phát triển sự tự lập của mình. Vai trò là những cái gia đình giao cho các thành viên để hành xử với nhau trong các nhiệm vụ của gia đình. Vai trò là tổng hợp các nhiệm vụ trong gia đình. Vai trò là những gì văn hóa đòi hỏi các thành viên, xuyên qua vai trò đó và gia đình là một môi trường mà các vai trò được học hỏi, được giao phó và được thực hiện. Vai trò được thay đổi theo tuổi, khả năng và nhu cầu của từng giai đoạn đời sống. Vai trò có thể rõ hoặc hiểu ngầm, có thể dưới hình thức tình cảm, quan hệ đến giới, có thể uyển chuyển qua lại hoặc cứng ngắc tùy theo cách sống của gia đình. Vai trò được phát sinh ra từ mối liên hệ giữa những người trong gia đình, từ sự mong đợi giữa này đối với người kia. Không có một vai trò nào hiện hữu một cách đơn độc không có sự phân vai để giữ sự quân bình trong gia đình. Nếu trong một gia đình yếu mà sự phân vai không được rõ ràng, tự phát, khi gia đình bị căng thẳng hoặc bị một áp lực từ bên ngoài sẽ dễ dàng bị phá vỡ. Đồng thời có những vai trò không được phân vai một cách hợp lý như trường trẻ em phải đi kiếm tiền để nuôi gia đình. http://www.ebook.edu.vn 67 Ngoài ra, ranh giới gia đình giúp các thành viên hiểu và thực hiện chức năng của mình (bố mẹ ốm thì con lớn giữ trách nhiệm như bố mẹ). Các ranh giới (của cha mẹ, của con cái, của ông bà) phải rõ ràng, phải thấm thấu được, không phải lúc nào cũng khép kín. Có ba loại gia đình dựa trên các loại ranh giới : • Gia đình ranh giới mở : Đó là ranh giới rõ ràng nhưng dễ thâm nhập, những gia đình này khách đông, họ trao đổi thông tin một cách tự do. • Gia đình ranh giới khép kín : ranh giới này khó thâm nhập, cửa luôn khóa, gia đình rất ngại với người lạ, cha mẹ kiểm soát con ghê gớm. Nhân viên xã hội khó mà thâm nhập được. • Gia đình không ranh giới : ai muốn làm gì thì làm. Cuộc sống có nhiều trắc trở và trong gia đình, đứa trẻ cũng dễ nhận ra là cuộc sống có nhiều trở ngại, khó khăn, và không phải lúc nào cũng dễ chịu. Cuộc sống có những phút giây hạnh phúc và cũng có những lúc thất vọng chán chường. Bất cứ gia đình nào cũng có ba khát vọng : ước vọng của người cha, ước vọng của người mẹ và ước vọng của đứa trẻ. Và chính những khát vọng đó đã giúp cho đứa trẻ có khả năng đối mặt được với những khó khăn của cuộc đời. Đứa bé mới sinh còn yếu đuối rất cần sự nâng đỡ, chăm sóc về tình cảm, về cảm xúc…để phát triển, khác với người trưởng thành ở nhân cách chưa hình thành, chưa xác định đó là một cá thể. Sự tiếp nhận của môi trường sống và sự khích lệ có vai trò hết sức quan trọng đối với đứa trẻ. Môi trường xung quanh ne81u không tốt thì đứa trẻ cảm thấy bị ruồng bỏ. Trong sự phát triển của giai đoạn đầu, trẻ cần có người mẹ hoặc người thay thế có được khả năng dung hòa giữa thực trạng và đứa trẻ. Người ta nhận thấy tác động của lời nói của cha mẹ sẽ thấm vào da thịt của trẻ và trở thành tiềm thức ở đứa trẻ. Bs Winnicott, nhà phân tâm học người Anh, đã cố gắng định nghĩa khái niệm “bà mẹ vừa đủ tốt” (good enough mother), là một bà mẹ không quá tốt, không quá đầy đủ. Nếu bà mẹ quá tốt, quá hoàn hảo sẽ trở thành “độc hại” đối với trẻ vì người mẹ đó luôn đáp ứng được trước mọi yêu cầu của trẻ mà không dành cho trẻ khoảng thời gian cần thiết để thực hiện yêu cầu đòi hỏi của mình. Chì khi đối mặt trực tiếp với http://www.ebook.edu.vn 68 yêu cầu đòi hỏi không thỏa mãn, đứa trẻ mới phát triển được về mặt tinh thần. Nhưng những bà mẹ không gần gũi trẻ, không quan tâm đến trẻ tuy vẫn gần con hoặc thường xuyên vắng mặt, hoặc trầm cảm cũng sẽ không thực hiện được vai trò người mẹ của mình. Khi vắng mặt nhiều, trẻ dần dần quên đi sự có mặt của người mẹ, sự tồn tại của người mẹ. Khi bầu vú mẹ hoặc bình sữa của mẹ đưa không đúng lúc trẻ cần thì trẻ sẽ hình dung ngóm tay là bầu sữa để đưa lên miệng đã là một minh chứng về sự quan tâm hay không của người mẹ. Mối quan hệ mẹ-con phát triển theo thới gian giúp trẻ hình thành thế giới nội tâm, một khi cha mẹ dành cho trẻ một sự tồn tại riêng biệt với những điều thầm kín riêng tư của trẻ. Winnicott cho rằng chút riêng tư của trẻ với sự có mặt của một người lớn bên cạnh là dấu hiệu quan trọng của sự phát triển tâm thần. Sự xa cách đối với trẻ chỉ có được khi đã hình thành được mối liên hệ chặt chẻ với cha mẹ. Nhà phân tâm J.M. Dougan người Úc, chuyên nghiên cứu về tác động của nghiện ma túy đối với trẻ em và vai trò “vật trung gian” đối với trẻ, ngay cả người lớn khi gặp khó khăn cũng phải chống đỡ bằng một một vật trung gian như một ly rượu, hoặc một điếu thuốc lá. Đối với trẻ nghiện ma túy thì ma túy được dùng thay thế cho mối quan hệ đối với cha mẹ đã bị thiếu vắng. những trẻ này khi gặp khó khăn, thất vọng đau khổ thay vì suy nghĩ để tìm cách vượt khó thì lại đơn giản tìm đến ma túy để đến”một thế giới tốt đẹp hơn” Khác với con vật, đứa trẻ thành người phải được dạy dỗ bằng nhiều phương cách, nhiều quy định và phong tục khác nhau tùy từng dân tộc, từng nền văn hóa, được lưu truyền bằng miệng, bằng phong tục tập quán của xã hội. Dù như thế nào trẻ đều phải được sinh trong một gia đình cụ thể, trong một nền văn hóa cụ thể. Tên của đứa trẻ là biểu tượng của một dòng họ. Đối với các nhà nhân chủng học hay tâm lý học thì một đứa trẻ ra đời có liên quan nhiều đến văn hóa hơn là một sự kiện sinh học đơn thuần. Gia đình, cha mẹ là nơi thực hiện cà hai nhiệm vụ đặt vị trí đứa trẻ trong gia tộc và tình cảm đối với bé. Nếu vì lý do nào đó, cha mẹ không thể thực hiện được hai http://www.ebook.edu.vn 69 nhiệm vụ đó, thì lúc đó sẽ có những ‘người tài nguyên” của xã hội sẽ thay thế vai trò của họ, đó là những người có chuyên môn như nhân viên xã hội vậy… 2. Sự rối loạn trong vai trò làm cha mẹ Sự kiện một đứa trẻ chào đời luôn gợi lại ở cha và mẹ những ký ức xa xưa của thời thơ ấu của họ tưởng đã xóa nhòa trong dĩ vãng. Nếu lúc ấy, họ bị ngược đãi, đau khổ, họ luôn bị ám ảnh trong các ký ức đó và họ sẽ đối xử tồi tệ với con cái của mình. Bao giờ cũng tồn tại một hình ảnh một đứa bé đau khổ trong tất cả mọi người đau khổ. Vì thế khi nhân viên xã hội giúp đỡ một người cha hay người mẹ để không còn ngược đãi con cái nữa thì bao giờ nhân viên xã hội cũng phải biết lắng nghe được những nỗi niềm đau khổ mà họ phải chịu đựng trong thời thơ ấu. Đó là vấn đề thừa hưởng chứ không phải là vấn đề di truyền. Bà Francoise Doltand cho rằng việc thừa hưởng này chỉ có thể có được khi họ phải trải qua 3 thế hệ liên tục mới có thể đưa đến những rối loạn trong chức năng làm cha mẹ của mình. Sự thừa hưởng về ngược đãi con cái ngày nay bắt nguồn từ những thiếu vắng : thiếu vắng sự can thiệp, thiếu vắng những giới hạn, thiếu vắng những quy định trong gia đình và ngoài xã hội (lễ giáo gia đình, tục lệ xã hội). Khi nuôi dạy con cái, các bậc cha mẹ cũng phải biết lúc nào phải nói “không” với con cái chứ không phải lúc nào cũng chiều theo con cái một cách tuyệt đối và người cha cũng phải biết lúc nào đó cần can thiệp thể hiện vai trò cắt đứt mối liên hệ mẹ - con khi cần thiết. Trẻ có ý thức về thời gian hay không còn tùy thuộc vào mối liên hệ với mẹ. Mối liên hệ này sẽ bị cắt cắt đứt khi trẻ được gởi nhà trẻ hay một người giữ trẻ dài ngày và sẽ hình thành mối gắn bó của trẻ với người đó. Nếu người mẹ lại thay đổi người giữ trẻ hay nhà trẻ thì trẻ lại phải bị “xa cách”, điều này nhân viên xã hội không được xem thường. Vì thế, trước đây những trẻ thường bị thay đổi người trông nom hay thay đổi chỗ, thay đổi nhà trẻ thì ngày nay người ta cố hết sức tránh vì nó có hại cho đứa trẻ. Làm như thế những hình ảnh gắn bó với bé luôn bị mất đi không thể hình thành môi trường sống thân thuộc của trẻ. Nếu phải thay đổi nhà trẻ hay người giữa trẻ thì bao giờ cũng cần phải có một thời gian “chuyển tiếp”, chia tay với người cũ http://www.ebook.edu.vn 70 và phải giải thích cho bé hiểu dù rằng bé chưa thể hiểu được lời nói của mình. Để giảm bớt sự lo âu, đau khổ của bé khi đến nới mới, nhân viên xã hội cần mang theo chăn gối, đồ chới của bé. Đôi khi sự phản ứng của trẻ đối với sự xa cách có thể được thể hiện ngay, nhưng có khi không thể hiện ngay và đó mới là điều đáng lo ngại. Thường vì lý do nào đó mà cha mẹ phải gửi con cho người khác nuôi thì khi cho mẹ gặp trẻ lần đầu nên có mặt người thứ ba để tránh sự lo âu của cả hai mẹ con, để dần dần khôi phục lại mối quan hệ. Đứa trẻ thường sẽ do dự một lúc mới nhận ra được mẹ của mình. Trong những trường hợp này nhân viên xã hội có mặt ở đó cũng sẽ phải nói với trẻ về hoàn cảnh của người mẹ của trẻ phải gửi con và nay mẹ lại về với trẻ, giải thích cho trẻ dù có thể trẻ chưa hiểu hết được. Khi trẻ đã quen rồi nhân viên xã hội mới để người mẹ gặp riêng trẻ. Những đứa trẻ một hai tuổi rất cần sự gần gũi với người mẹ để có chỗ dựa về tình cảm ổn định lâu dài và để có người noi theo, bắt chước. Có những bà mẹ không làm được vai trò khi không thể nuôi con, gửi con cho người khác nuôi suốt ngày đêm như trường hợp của những người mẹ hoạt động mại dâm. Khi chấp nhận xa lìa con để hành nghề thì đó cũng tái hiện lại ký ức của mình lúc bé cũng đã bị mẹ bỏ rơi để đi hành nghề trước đây. Khi chấp nhận xa lìa con để bảo vệ cuộc sống tương lai đứa trẻ sau này là người mẹ đó đã muốn đoạn tuyệt với quá khứ và mặc dù rất yêu con thì bà mẹ đó cũng đã “chết” trong tình cảm của trẻ. Đối với những trường hợp tương tự thì nhân viên xã hội vừa phải giữ gìn, tăng cường mối quan hệ tình cảm mẹ - con, đồng thời vẫn phải giũ mối liên hệ tình cảm giữa người nuôi trẻ với trẻ vì họ có vai trò quan trọng với đứa trẻ, thay thế cho người mẹ nhưng không chiếm vai trò người mẹ đó. 3. Vấn đề của gia đình Nhân viên xã hội khó xác định đâu là vấn đề trầm trọng và làm thế nào để đánh giá một hành vi lệch lạc hoặc khác thường, nói một cách khác khi nào cho rằng khi nào một vấn đề thành một vấn đề thật sự? http://www.ebook.edu.vn 71 Khó mà trả lời câu hỏi này. Câu hỏi này thúc đẩy nhân viên xã hội đi tìm những phân biệt tuyệt đối giữa các tính chất của cha mẹ của trẻ như có vấn đề đến nhờ sự hỗ trợ của nhà phân tâm học hoặc nhân viên xã hội và những cha mẹ bình thường khác. Phê phán cái gì lệch lạc (lệch lạc so với chuẩn mực) chì là một phê phán của xã hội. Có những người lớn có những hành vi cha mẹ phù hợp nh ưng lại không đạt được những điều mong đợi. Sau đây là các loại hành vi cha mẹ : Sau đây là các chi tiết của hành vi của trẻ em chịu ảnh hưởng bởi hai tính chất chính của cha mẹ : làm cha mẹ “giới hạn” và làm cha mẹ “cho phép” : Tính chất “giới hạn” Tính chất “cho phép” A - Dễ phục tùng B - Tích cực Nhiệt tình - Lễ phép, ngăn nắp - Sáng tạo, độc lập - Gây hấn nhẹ, - Quy tắc tuân thủ tối thiểu Độc lập dễ dãi, cho phép Tách rời Tự do Thờ ơ Dân chủ Bỏ rơi Hợp tác Chối bỏ Chấp nhận C B Thù nghịch D A Yêu thương Kiểm soát Chiếm hữu Đối kháng Quá nuông chiều Quyền uy Độc tài Bảo vệ quá mức Giới hạn http://www.ebook.edu.vn 72 - Quy tắc tuân thủ tối đa - dễ đảm nhận vai trò người lớn - Tùy thuộc, ít thân thiện - Thân thiện - Ít sáng tạo, hài lòng cao - Tự hây hấn thấp (trẻ nam) D - Có vấn đề “thần kinh” C - Phạm pháp Thù địch - Dễ gây sự, nhút nhát với bạn - Không hài lòng, bất mãn cùng l ứa tuổi - Gây hấn cao - Tự gây hấn cao (trẻ nam) - Lãnh đạm 4. Chu kỳ sống của gia đình 4.1. Biểu đồ sinh thái (eo-map) Sinh thái ở đây là nghiên cứu đối tượng và gia đình trong môi trường sống của gia đình và mối tương quan của gia đình với các cơ cấu khác. Nhân viên xã hội muốn biết những mối liên kết giữa gia đình đối với những hệ thống khác nhân viên xã hội có thể hiểu được qua biểu đồ sinh thái.Nhân viên xã hội dùng các ký hiệu để xác định mối liên hệ nầy. Nếu đường nối của nhân viên xã hội là một đường đậm thì có nghĩa là mối liên kết nầy chặt chẽ. Một hệ thống khác mà gia đình có thể kết cấu, đó là trường hợp gia đình nầy có trẻ nhỏ còn đi học mà sự kết cấu nầy lại thiếu một bà mẹ thì có thể có vấn đề, gia đình có cả ông bà hay họ hàng, nếu ta thấy các đường nối có dấu gạch chéo thì nhân viên xã hội biết mối quan hệ giữa gia đình với họ hàng hai bên có vấn đề căng thẳng. Có những hệ thống khác như là hàng xóm, tôn giáo, hệ thống chính trị Dấu hiệu tốt giữa gia đình với hàng xóm là đường gạch đậm, dấu nầy càng tốt hơn nếu có những mũi tên hai chiều, điều nầy chứng tỏ có quan hệ tốt giữa gia đình với hàng xóm.Nếu trong gia đình lớn cùng có hoạt động, có mũi tên một chiều thì ta phải đặt câu hỏi, có thể gia đình lớn nầy rất hào phóng. Khi nhân viên xã hội thực hiện bản đồ sinh thái, nhân viên xã hội cùng ngồi với thân chủ. Khi gia đình cùng tham gia, họ sẽ hiểu và nhận thức được những vấn đề mà trước đây họ không hiểu một cách rõ ràng. Trong vòng tròn lớn nhất là gia đình, ta cùng tìm hiểu mối quan hệ giữa gia đình và hàng xóm, nếu mối quan hệ nầy http://www.ebook.edu.vn 73 chặt chẽ thì ta cũng nên tìm hiểu người hàng xóm nầy là ai, bởi vì nhân viên xã hội cần phải tìm hiểu mối quan hệ đối với mọi người xung quanh của gia đình nầy vì nhân viên xã hội cần tìm hiểu về gia đình nầy nhiều hơn. Ta có thể không thâm nhập được vào gia đình nầy, nhưng qua những hình ảnh, ta thấy mối quan hệ giữa gia đình nầy với người hàng xóm là đường thẳng đậm nét, và thông qua người hàng xóm ta có thể hiểu rõ về gia đình nầy (bởi vì người hàng xóm nầy qua mối liên hệ họ đã thâm nhập vào gia đình nầy). Nếu nhân viên xã hội biết người nào đó trong gia đình có mối liên hệ rất chặt chẽ với thầy giáo hay một cá nhân nào đó ở trường, nhân viên xã hội có thể tìm người đó để tiếp cận với gia đình nầy. Nếu nhân viên xã hội biết là gia đình nầy rất tôn trọng tín ngưỡng và nếu biết tên người lãnh đạo tôn giáo của họ, nhân viên xã hội có thể nhờ người lãnh đạo nầy để qua đó giúp đỡ nhân viên xã hội biết thêm thông tin về gia đình nầy.Trong khu phố, tổ trưởng dân phố là ai, nếu nắm được những người có uy tín trong hệ thống này thì tôi càng có nhiều tài nguyên để mà sử dụng những công việc của mình. Khi nhân viên xã hội làm việc với gia đình, nhân viên xã hội muốn sử dụng các công cụ của gia đình nầy, nhân viên xã hội nên dành thời gian đến gia đình nầy để họ trực tiếp nói cho bạn nghe, họ diễn tả mối quan hệ của gia đình họ. Khi làm công tác xã hội, dù làm việc một ngày, nhân viên xã hội cũng nên có bản đồ để cùng với đối tượng làm việc với nhân viên xã hội. Đôi khi nhân viên xã hội cũng nên để cho đối tượng có một bản đồ để họ đem về nhà nghiên cứu. Khi họ gặp lại nhân viên xã hội, họ sẽ trình bày cho nhân viên xã hội biết mối liên hệ mà họ sống trong gia đình và họ tự nhìn thấy vấn đề của gia đình họ và họ sẽ cải thiện mối quan hệ trong gia đình tốt hơn. Đây cũng là công cụ dùng trong trị liệu gia đình. http://www.ebook.edu.vn 74 4.2. Chu kỳ sống của gia đình Đây là một khía cạnh khác của gia đình, là một hệ thống luôn chuyển biến, nhân viên xã hội nhìn vào chu kỳ phát triển của gia đình cũng như sự tiến hoá của gia đình. Gia đình sống trong trạng thái vừa đổi mới vừa vẫn như cũ, một chu kỳ sống của gia đình theo hệ thống, tác độ ng âm dương, có hai lực lượng thúc đẩy lẫn nhau: một là vẫn như thế, hai là thay đổi. Gia đình hạt nhân: bắt đầu là cuộc hôn nhân của hai người và nó nới rộng dần và trở nên phức tạp hơn khi có con cái vì phải lao động, có trách nhiệm hơn về mặt tài chính. Và gia đình trở lại tình trạng đơn giản khi con cái lớn lên và rời gia đình. Một gia đình đang lớn lên rồi sau đó teo lại dầ n, điều nầy xảy ra khi một thành viên GIA ĐÌNH/HỘ GIA ĐÌNH MỞ R Ộ NG AN SINH XÃ HỘI CÔNG VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỔ DÂN PHỐ VUI CHƠI GIẢI TRÍ TRƯỜNG HỌC HÀNG XÓM BẠN BÈ TÔN GIÁO [...]... cho gia đình và trẻ Người phạm tội luôn luôn chối, đứa trẻ cảm thấy là đứa tội lỗi, bất an Gia đình có thể giận dữ với trẻ và người vi phạm Cảm thấy tội lỗi vì không bảo vệ được trẻ Có nhiều gia đình lờ luôn không muốn quan tâm đến vấn đề Có những kết cấu trong gia đình đặt đứa trẻ trong cảnh nguy cơ Gia đình này bị xã hội cô lập, có khi ranh giới gia đình không rõ ràng, hành vi của người cha đối với. .. trong gia đình http://www.ebook.edu.vn 77 Khi ta tìm hiểu về một gia đình nhân viên xã hội tìm hiểu quan hệ qua lại trong gia đình đó Một trong những lý thuyết làm việc với gia đình là lý thuyết giao tiếp Nhân viên xã hội không thể nào không giao tiếp, tất cả các thành viên nhân viên xã hội đều là một hình thức giao tiếp Khi các thành viên nhân viên xã hội đang ngồi đây đều là một hình thức giao tiếp... hợp kinh nghiệm của gia đình trong thế hệ của mình Thí dụ: Các thế hệ bị bách hại nhiều thì gia đình thường hay nghi ngờ Hệ thống niềm tin của gia đình sẽ ảnh hưởng đến gia đình và cách gia đình tạo mối quan hệ giao tiếp với môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến cả hành vi của các thành viên trong mối quan hệ với nhau Nhân viên xã hội có thể phát hiện được cách ứng xử của gia đình thông qua các dịp... cho cha mẹ có kỹ năng biết trao đổi với con để con cũng có thể bộc lộ với họ Giúp cho gia đình đó có mối quan hệ tương tác 5. 4 Ly hôn Hậu quả của ly hôn đối với trẻ em: Ly hôn là sự gãy đổ trong kết cấu của gia đình và tạo nên những áp lực khác như kinh tế, đối với cặp bố mẹ hoặc đối với cả gia đình và đôi khi phải dọn nhà đi Khi đó, có nhiều sự thay đổi đối với trẻ, thí dụ như về kỷ luật, đôi khi... có những mơ ước hão huyền là nó có thể hàn gắn được mối quan hệ giữa cha mẹ Bài 2: Làm việc với người lớn trong gia đình 1 Thương lượng với cha mẹ về sự cần thiết làm việc riêng với trẻ 2 Giúp đỡ trẻ và cha mẹ làm sáng tỏ cảm xúc của trẻ PHẦN VII Tiến trình công tác xã hội với trẻ em và gia đình ... của gia đình Một vấn đề của gia đình có thể liên quan đến một số áp lực Một áp lực có thể do chu kỳ phát triển tiến hóa của gia đình đó Thí dụ gia đình mới có thêm một đứa trẻ Ông hay bà không thể sống độc lập hoặc là một đứa con ở tuổi mới lớn, có thể một vấn đề cá nhân trong gia đình hạt nhân hay trong gia đình lớn cũng có thể tạo nên rắc rối trong gia đình Mỗi chu kỳ thay đổi của gia đình có thể em. .. một công việc thì mẹ nó lại chê công việc đó, và nếu đứa trẻ than phiền về việc nầy thì cha mẹ nói là nó ngu Điều này có xảy ra trong gia đình Việt Nam không? Khi làm việc với gia đình, nhân viên xã hội nên quan sát sự truyền thông giao tiếp trong gia đình và các bạn làm sao tìm cách để họ truyền thông có hiệu quả nghĩa là sự truyền thông trước sau như một, có sự phản hồi, song song đó, nhân viên xã hội. .. tưởng, một bên là muốn thay đổi và một bên muốn giữ nguyên trạng Gia đình có khi phải nới rộng, có khi phải bước tới, có khi phải trở lùi và khả năng thích ứng nầy rất là cần thiết cho gia đình Mỗi gia đình có khả năng thích ứng khác nhau.Một gia đình không hoạt động tốt, không có khả năng thích ứng là một gia đình không thể có sự thay đổi diễn ra trong gia đình và ngoài xã hội Tính chất của hệ thống là... Nhân viên xã hội cần tạo niềm tin, tạo hy vọng cho người để họ tiếp tục sống và hành động BIỂU ĐỒ THẾ HỆ: Đây là công cụ để đánh giá gia đình, để nhìn ra hệ thống tình cảm gia đình, để tìm ra những yếu tố tìm hiểu văn hoá của gia đình nầy, là cách để tổ chức và phân định các thành viên trong gia đình, qua các thế hệ Các biểu đồ nầy có thể đúc kết các hoạt động thông tin của gia đình trong một giai đoạn... sóc là trẻ không có khả năng lớn hơn Trẻ lớn không nổi khi còn trong nôi Nó ảnh hưởng đến khả năng phát triển tâm lý, vận động và một ảnh hưởng khác lên trẻ em là trẻ bé hoài không phát triển đầy đủ về mặt tâm lý xã hội, và điều này có thể ảnh hưởng trẻ từ 18 tháng đến 16 tuổi Và người ta nghĩ rằng trẻ bị bỏ rơi về tình cảm tạo ra cho trẻ lớn chậm (được gọi những chú lùn tâm lý xã hội, khi trẻ nhỏ . http://www.ebook.edu.vn 65 PHẦN V Công tác xã hội với gia đình 1. Làm việc với gia đình như là một nhóm nhỏ 1.1. Gia đình là một nhóm nhỏ sơ cấp Gia đình là một nhóm sơ cấp trong. nhân viên xã hội xem gia đình như là một tổ chức có chức năng xã hội hóa con người và chức năng kiểm soát xã hội. Gia đình là nhóm xã hội đầu tiên quan trọng nhất cung cấp cơ hội học hỏi. việc của mình. Khi nhân viên xã hội làm việc với gia đình, nhân viên xã hội muốn sử dụng các công cụ của gia đình nầy, nhân viên xã hội nên dành thời gian đến gia đình nầy để họ trực tiếp nói