1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đối mặt với vi khuẩn E.Coli biến chủng pdf

6 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 180,57 KB

Nội dung

Đối mặt với vi khuẩn E.Coli biến chủng LTS: Sau khi có thông tin E.Coli biến đổi gen là thủ phạm gây ra dịch tiêu chảy ở châu Âu, đặc biệt vi khuẩn này có nguồn gốc từ giá đỗ đa làm nhiều người e ngại với loại thực phẩm này. Vậy sự biến đổi gen của vi khuẩn quen mặt này là gì, điều đó có bất thường không, con người cần đối mặt với điều đó như thế nào, chúng ta có cần phải ngưng sử dụng giá đỗ hay không? Chúng tôi xin chuyển đến bạn đọc ý kiến của các chuyên gia dịch tễ, truyền nhiễm về những vấn đề này. ● PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Phó Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương: “Vi khuẩn E.Coli biến chủng không nằm ngoài quy luật do phải thích nghi với điều kiện sống” E.Coli có thể tiềm ẩn ở tất cả mọi môi trường bị ô nhiễm E.Coli hay còn được gọi là vi khuẩn đại tràng, ký sinh trong đường ruột. Vi khuẩn này cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Bình thường chúng không gây hại, chỉ khi bị thải ra môi trường bằng đường phân, chúng trở nên gây độc tính và khi quay trở lại cơ thể con người bằng đường ăn uống qua thực phẩm bị ô nhiễm chúng thường gây khó chịu và đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Khi bị nhiễm E.Coli sẽ gây ngộ độc cấp tính, tiêu chảy, mất nước có thể dẫn đến tử vong nếu không can thiệp kịp thời.Vi khuẩn nguy hiểm này cũng tiềm ẩn khắp nơi: đất, nước bị ô nhiễm (được sử dụng để rửa thực phẩm) và chúng có trong móng tay, bàn tay của những người chế biến thực phẩm không rửa sạch tay. Không nên hoảng sợ trước vi khuẩn E.Coli biến chủng Chúng ta cũng phải ghi nhận là vi sinh vật cũng phải thích nghi với sự biến đổi của môi trường sống xung quanh để chúng tồn tại. Loài người cũng như các động vật khác là môi trường rất tốt để vi sinh vật thích nghi, sinh sản và phát triển. Loài người đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu thì vi sinh vật trong đó có E.Coli không là ngoại lệ cũng phải biến đổi. Vì vậy chúng ta không nên hoảng sợ mà phải đối mặt để tồn tại. Chúng ta không cho cơ hội để vi sinh vật có hại phát triển trên cơ thể chúng ta bằng cách thay đổi một số thói quen: nấu chín thức ăn, rửa sạch tay khi chế biến thực phẩm, không để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh. Cũng rất may là còn có các kháng sinh diệt được E.Coli khi bị bệnh. Các kháng sinh còn nhạy cảm với vi khuẩn này là ciprofl oxacin, amikacin và nalidixic acid. Chủng vi khuẩn E.Coli mới. Ảnh: WHO Nếu giá đỗ được tưới nước sạch và rửa sạch, ngâm nước muối và được nấu chín thì không đáng ngại. Để không lo sợ vì nhiễmE.Coli hay các vi khuẩn đường ruột khác trong đó có cả vi khuẩn tả, chúng ta phải ăn chín uống nước sôi, thay đổi một số thói quen Các vi khuẩn thường bị giết chết ở nhiệt độ 100oC. Chưa có vaccin phòng ngừa E.Coli Hiện nay chưa có vaccin phòng vi khuẩn này, chỉ mới có vaccin phòng vi khuẩn gây bệnh tả, thương hàn, lỵ - các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy. Khi chưa có vaccin để chủ động phòng bệnh thì nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh như Bộ Y tế khuyến cáo khi có dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm: ăn chín, uống sôi, không ăn uống ngoài đường phố, rửa tay sạch khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đối với các loại rau xanh, trước khi ăn sống phải rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng.… ● PGS.TS. Trịnh Thị Ngọc - chuyên gia Các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai: “Những người chưa từng cảm nhiễm với vi khuẩn E.Coli có nhiều nguy cơ mắc bệnh nặng khi bị vi khuẩn này xâm nhập” Tiêu chảy do E.Coli là bệnh thường gặp E.Coli là một vi khuẩn quen thuộc với con người. Ở nước ta nhiễm khuẩn do E.Coli là bệnh thường gặp, đó là các trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn E.Coli trong thức ăn, còn gọi là nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn. Khi đó người bệnh có biểu hiện sốt, tiêu chảy, nôn. Biến chứng nặng xảy ra thường là do tiêu chảy nhiều mà không được bù dịch kịp thời dẫn đến trụy mạch, rối loạn tuần hoàn, suy thận… Nhiễm khuẩn huyết do E.Coli dẫn đến tổn thương các tạng Trong các biến chứng do E.Coli phải đặc biệt chú ý đến biến chứng nhiễm khuẩn huyết. Đó là khi vi khuẩn này xâm nhập vào đường tiêu hóa rồi tiếp tục xâm nhập vào các mạch máu làm tổn thương các tạng như tim, thận, não khiến người bệnh có thể tử vong. Kháng kháng sinh là một nguyên nhân dẫn đến E.Coli biến chủng Việc sử dụng kháng sinh trong điều trị các tác nhân vi khuẩn như E.Coli, đặc biệt là lạm dụng kháng sinh đã làm cho vi khuẩn này biến chủng để tiếp tục tồn tại. Đây là điều bình thường trong quy luật sinh tồn của tự nhiên. Các đối tượng chưa từng cảm nhiễm với vi khuẩn E.Coli dễ bị biến chứng nặng Mặc dù là vi khuẩn được biết đến từ khá lâu nhưng ở các trường hợp chưa từng cảm nhiễm với vi khuẩn E.Coli có thể dẫn đến những biến chứng nặng do cơ thể chưa có sự thích ứng. Mặc dù ở Việt Nam nhiễm E.Coli là bệnh thường gặp và ít gây ra những biến chứng nặng nề nhưng khi vi khuẩn này có biến chủng mọi người cũng nên cẩn trọng. Để phòng bệnh tốt nhất nên ăn chín, uống sôi, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. ● TS. Trần Thanh Dương, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế): “Ở Việt Nam hiện chưa phát hiện chủng vi khuẩn E.Coli mới” Dịch bệnh do nhiễm khuẩn E.Coli nhóm EHEC ở nhiều nước châu Âu hiện nay hầu hết lây truyền thông qua việc sử dụng thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn hoặc qua phân của người, gia súc nhiễm bệnh. Thời gian ủ bệnhthường từ 3-8 ngày với các biểu hiện đau quặn bụng, đi ngoài ra máu, có thể có nôn và sốt, trường hợp nặng có thể có hội chứng tăng urê huyết, tan huyết và xuất huyết đường ruột gây suy thận cấp và tử vong. Ở Việt Nam hiện chưa phát hiện chủng vi khuẩn mới này. Tuy nhiên để chủ động phòng chống, Cục YTDP đã có công văn yêu cầu Trung tâm YTDP các tỉnh, thành phố, đặc biệt các tỉnh có cửa khẩu biên giới tăng cường các hoạt động giám sát, kiểm dịch y tế quốc tế nhằm phát hiện sớm và giảm thiểu việc lây nhiễm E.Coli (EHEC) vào nước ta. Đặc biệt, giám sát chặt thức ăn đường phố, kiên quyết xử lý các cơ sở không đạt ATVSTP. Bên cạnh đó, khuyến cáo người dân thực hiện tốt 4 biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy cấp tại cộng đồng như: thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sử dụng nước sạch để phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa. . Đối mặt với vi khuẩn E. Coli biến chủng LTS: Sau khi có thông tin E. Coli biến đổi gen là thủ phạm gây ra dịch tiêu chảy ở châu Âu, đặc biệt vi khuẩn này có nguồn gốc từ. nhiên. Các đối tượng chưa từng cảm nhiễm với vi khuẩn E. Coli dễ bị biến chứng nặng Mặc dù là vi khuẩn được biết đến từ khá lâu nhưng ở các trường hợp chưa từng cảm nhiễm với vi khuẩn E. Coli có. nguyên nhân dẫn đến E. Coli biến chủng Vi c sử dụng kháng sinh trong điều trị các tác nhân vi khuẩn như E. Coli, đặc biệt là lạm dụng kháng sinh đã làm cho vi khuẩn này biến chủng để tiếp tục

Ngày đăng: 12/08/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN