tài liệu ôn thi công chức môn Quản lý nhà nước

74 3.9K 14
tài liệu ôn thi công chức môn Quản lý nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

http://khongphaixoan.blogspot.com MỤC LỤC (QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC) Câu 1: Trình bày bản chất của Nhà nước Cộng hòa XHCH Việt Nam? 3 2.1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi 3 2.2. Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam 5 2.3. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính xã hội rộng rãi 5 2.4. Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình ,hợp tác và hữu nghị 6 Câu 2: Trình bày mối quan hệ giữa Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam với các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam và nhân dân? 7 Câu 3: Trình bày những quan điểm và nguyên tắc cơ bản chỉ đạo tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam? 9 Câu 4: Trình bày sơ đồ hệ thống bộ máy tổ chức Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam theo hiến pháp 1992? 10 Câu 5: Trình bày vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội? thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội? 11 Câu 6: Trình bày sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quốc hội? Nêu nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức đó? 12 Câu 7: Trình bầy vai trò, vị trí và quyền hạn của Chủ tịch nước? Nêu thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước? 14 Câu 8: Trình bày vị trí quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chính phủ? Nêu thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ? 14 Câu 9: Trình bầy hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước ở địa phương? Nêu vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn chung của tổ chức đó? 17 Câu 10: Nêu khái niệm về tổ chức, cơ quan Nhà nước trong cơ quan hành chính Nhà nước ? 20 Câu 11: Trình bày phân loại cơ quan hành chính Nhà nước. 22 Câu 12: Hãy nêu các chức năng và đặc điểm cơ bản của các cơ quan hành chính Nhà nước. 24 Câu 13: Hãy nêu nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của các cơ quan hành chính Nhà nước. 28 Câu 14: Hãy nêu cơ cấu tổ chức cơ quan hành chính thẩm quyền chung? Nêu địa vị pháp lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. 29 Câu 15: Hãy nêu cơ cấu tổ chức cơ quan hành chính thẩm quyền riêng? Nêu vị trí pháp lý của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân. 33 Câu 16: Hãy nêu cơ cấu tổ chức cơ quan hành chính Nhà nước. 38 Câu 17: Hãy nêu những nguyên tắc cơ bản của hoạt động quản lý hành chính Nhà nước? 42 Câu 18: Nêu khái niệm công chức là gì, viên chức là gì ? So sánh sự giống nhau, khác nhau giữa công chức và viên chức? 42 Câu 19: Nêu quyền lợi và nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp được quy định trong Luật Viên chức? 44 Câu 20: Nêu quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương được quy định trong Luật Viên chức? 45 Câu 21: Nêu quyền lợi và nghĩa vụ của công chức quy định trong Luật Công chức? 46 Câu 22: Nêu những việc viên chức không được làm được quy định trong Luật Viên chức? 49 Câu 23: Nêu mục đích và các căn cứ đánh giá viên chức? 50 Câu 24: Nêu nội dung đánh giá và phân loại đánh giá Viên chức? 51 Câu 25: Các hình thức khen thưởng và kỷ luật đối với công chức, viên chức? 52 Câu 26: Hợp đồng làm việc là gì? Theo Luật Viên chức có mấy loại hợp đồng làm việc? 53 Câu 27: Hãy cho biết nội dung cơ bản của hợp đồng làm việc được quy định trong Luật Viên chức? 54 http://khongphaixoan.blogspot.com Câu 28: Nêu vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam? 60 Câu 29: Nêu nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam? 61 Câu 30: Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm có đại diện lãnh đạo cơ quan nào? Nêu nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam? 64 Câu 31: Nêu chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương? 65 Câu 32: Nêu cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở Trung ương? 68 Câu 33: Nêu vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội cấp huyện? 69 Câu 34: Nêu các khái niệm về văn bản, văn bản quản lý Nhà nước, văn bản quản lý hành chính Nhà nước, văn bản pháp luật và văn bản hành chính thông thường? 71 Câu 35: Thế nào là văn bản quy phạm pháp luật? Văn bản quy phạm pháp luật gồm hệ thống các văn bản nào? 72 Câu 36: Thế nào là văn bản cá biệt? Nêu tên các loại văn bản hành chính thông thường và văn bản chuyên môn-kỹ thuật? 72 Câu 37: Hãy nêu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật? 73 http://khongphaixoan.blogspot.com BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CÂU HỎI Phần kiến thức chung (Quản lý Nhà nước) ( Dùng cho thí sinh ôn tập thi tuyển vào Ngành BHXH Việt Nam ) Câu 1 : Trình bày bản chất của Nhà nước Cộng hòa XHCH Việt Nam? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong những mô hình đã được tìm tòi, sáng tạo dựa trên cơ sở của lý luận khoa học. Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định trong Điều 2 Hiến pháp năm 1992 là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức”. Như vậy, tính nhân dân và quyền lực nhân dân là cái cơ bản, xuyên suốt, thể hiện bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản chất đó được biểu hiện cụ thể ở những đặc trưng cơ bản sau: 2.1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi Mặc dù nước ta bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát thấp, đến nay vẫn là một nước đang phát triển, nhưng một chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được thiết lập và đang từng bước hoàn thiện. Với quan điểm phát triển, Điều 3 Hiến pháp nước ta đã chỉ rõ “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân”. Quan điểm đó là kết quả của một quá trình tìm tòi, kiểm nghiệm, sáng tạo được rút ra để định hướng cho sự phát triển của toàn bộ hệ thống chính trị nước ta nói chung và của Nhà nước ta nói riêng. Trở lại lịch sử hình thành và phát triển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể nhận thấy rõ quá trình hình thành và phát triển của một chế độ dân chủ mới. Nước ta là một nhà nước dân chủ đầu tiên ra đời ở Đông Nam châu Á. Những thiết chế nhà nước đầu tiên ra đời đã dựa trên cơ sở của dân chủ: Các hình thức Quốc dân đại hội để bầu ra chính phủ lâm thời; tổng tuyển cử để bầu Chủ tịch nước và đại biểu Quốc hội những năm đầu tiên sau khi cách mạng tháng Tám thành công; sự ghi nhận chính thức trong Hiến pháp 1946, 1959, 1980, và 1992 về xác định quyền lực tối cao thuộc về nhân dân đã khẳng định rõ mục tiêu và những bước phát triển của chế độ dân chủ của nước ta. Bản chất dân chủ của Nhà nước ta thể hiện một cách toàn diện, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa và xã hội. - Trong lĩnh vực kinh tế, nhà nước thực hiện chủ trương tự do, bình đẳng về kinh tế, tạo ra những điều kiện làm cho nền kinh tế đất nước có tính năng động, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều dạng sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh cho phép mọi đơn vị kinh tế đều có thể hoạt động theo cơ chế tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau và đều bình đẳng trước pháp luật. http://khongphaixoan.blogspot.com Để thực hiện chủ trương dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế, nhà nước ta đã chú trọng giải quyết vấn đề căn bản mang tính nguyên tắc là bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động, coi đó là động lực, đồng thời là mục tiêu của dân chủ hóa. Tuy nhiên. lợi ích vật chất (kinh tế) luôn phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với các lợi ích chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội. Đồng thời, lợi ích cá nhân phải hài hoà với lợi ích của tập thể và xã hội. - Trong lĩnh vực chính trị, nhà nước ta đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc, trong đó quy định tất cả những quyền tự do, dân chủ trong sinh hoạt chính trị, bảo đảm cho người dân được làm chủ về mặt chính trị. Bên cạnh việc xác lập và thực hiện cơ chế dân chủ đại diện thông qua chế độ bầu cử và bãi miễn đại biểu nhân dân vào các cơ quan dân cử, nhà nước ta luôn chú trọng thiết lập và bảo đảm thực hiện đầy đủ chế độ dân chủ trực tiếp, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia thực sự vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội; tham gia đóng góp ý kiến, kiến nghị, thảo luận một cách dân chủ, bình đẳng vào các vất đề thuộc đường lối, chủ trương, chính sách, các dự thảo văn bản pháp luật quan trọng làm cho nhân dân thực sự là chủ thể của những chủ trương, chính sách, pháp luật đó chứ không phải chỉ là những người phục tùng một chiều. Một trong những khía cạnh quan trọng là Nhà nước Việt Nam với tư cách là công cụ thực hiện quyền lực nhân dân, đã đặt ra cho mình nhiệm vụ phải phấn đấu đạt tới việc mở rộng cho nhân dân tham gia vào công việc của nhà nước. Thực hiện điều đó về mặt pháp lý, nhà nước ta đã xác lập một hệ thống các nguyên tắc và quy định về tổ chức bộ máy nhà nước phù hợp. Ví dụ: nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng trực tiếp và bỏ phiếu kín để bầu ra các đại biểu của cơ quan dân cử; thông qua các cơ quan dân cử nhân dân thực hiện quyền lực của mình. Bên cạnh đó, những hình thức dân chủ trực tiếp khác nhau cũng rất phát triển, biểu hiện trong hoạt động của các tổ chức xã hội, trong hệ thống kiểm tra, giám sát của nhân dân, trong thảo luận những dự thảo các luật quan trọng… Hiến pháp của Việt Nam ghi nhận toàn bộ các quyền chính trị, xã hội và quyền tự do cá nhân, tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, mít tinh, lao động, học hành, nghỉ ngơi, tự do tín ngưỡng, quyền bất khả xâm phạm thân thể, nhà ở, tự do đi lại và bảo đảm cho tất cả công dân được hưởng các quyền đó. Điều đó phù hợp với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, coi mục đích và động lực chính của sự phát triển dân chủ là vì con người, do con người. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là: “Thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng. Khắc phục mọi biểu hiện dân chủ hình thức”(1), ,tạo khả năng rộng rãi để nhân dân tự do bày tỏ nguyện vọng của mình về những vấn đề quan tâm và bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Nhà nước kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm những người có hành vi dân chủ cực đoan, lạm dụng chức quyền tham nhũng, cửa quyền, vi phạm quyền dân chủ và tự do của nhân dân. Nhà nước Việt Nam là nhà nước gần dân và thân dân. Nhà nước luôn coi trọng việc lắng nghe ý kiến của nhân dân, chú trọng việc xem xét, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân, tổ chức để nhân dân tham gia góp ý kiến xây dựng đất nước. Trong quá trình thực hiện dân chủ hóa chính trị, nhà nước ta luôn luôn tôn trọng quyền hoạt động và các quan điểm chính trị của cá nhân, nếu những quan điểm đó phù hợp với hiến pháp và pháp luật, không đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Nhà nước kiên quyết ngăn chặn và xử lý mọi biểu hiện dân chủ cực đoan, gây rối làm mất ổn định tình hình chính trị, xâm hại đến lợi ích quốc gia và các quyền chính trị của nhân dân. Để bảo đảm thực hiện quá trình dân chủ hóa và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhà nước luôn đặt ra cho mình nhiệm vụ phải tôn trọng sự kiểm tra, giám sát của nhân dân, đẩy mạnh và không ngừng đấu tranh chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng trong bộ máy nhà http://khongphaixoan.blogspot.com nước, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật và không có ngoại lệ đối với bất cứ ai có hành vi vi phạm. - Trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa và xã hội, nhà nước thực hiện chủ trương tự do tư tưởng và giải phóng tinh thần, phát huy mọi khả năng của con người; quy định một cách toàn diện các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, học hành, lao động, nghỉ ngơi, tự do tín ngưỡng, quyền bất khả xâm phạm thân thể, nhà ở, thư tín và bảo đảm cho mọi người được hưởng các quyền đó. Tuy nhiên, dân chủ hóa trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa và xã hội luôn phải đặt trên cơ sở và trong mối quan hệ mật thiết với quá trình dân chủ trong lĩnh vực chính trị và kinh tế. Hệ tư tưởng quán xuyến trong toàn bộ quá trình này là chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ quan điểm đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam đề ra. Nguyên tắc cơ bản để thực hiện dân chủ, phát huy quyền lực nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân là bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị. 2.2. Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam Nhìn lại toàn bộ quá trình từ sau Cách mạng tháng Tám (1945) đến nay, đặc điểm này luôn quán xuyến và ngày càng thể hiện một cách đậm nét hơn, cao hơn, cụ thể hơn. Với bản chất bao trùm là nhà nước của dân, do dân và vì dân thì đương nhiên trong đó đã hàm chứa tính bình đẳng giữa các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Vấn đề quan trọng là cơ sở pháp lý, hình thức tổ chức thực hiện và kết quả của việc triển khai thực hiện trên thực tế. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tất cả các thời kỳ phát triển của mình đều coi “đại đoàn kết dân tộc” là một nguyên tắc cơ bản để thiết lập chế độ dân chủ, phát huy quyền lực nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội, đồng thời, là cơ sở để tạo ra sức mạnh của một nhà nước thống nhất. Chính sách đại đoàn kết dân tộc thể hiện dưới bốn hình thức cơ bản của Nhà nước Việt Nam: Một là, xây dựng một cơ sở pháp lý vững vàng cho việc thiết lập và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tạo điều kiện cho mỗi dân tộc đều có thể tham gia một cách tích cực nhất vào việc thiết lập, củng cố và phát huy sức mạnh và quyền lực nhà nước. Điều này được thể hiện rõ trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và các văn bản pháp luật quan trọng khác. Hai là, tổ chức thực hiện một cách mạnh mẽ, nhất quán trong các hoạt động cụ thể của nhà nước nói riêng và của toàn bộ hệ thống chính trị của nước ta nói chung. Tất cả các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc, Công đoàn, Đoàn thanh niên…đều coi việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc ,xây dựng nhà nước Việt Nam thống nhất là mục tiêu chung, là nguyên tắc hoạt động của tổ chức mình. Ba là, trong khi tổ chức thực hiện, nhà nước luôn chú trọng việc ưu tiên đối với các dân tộc ít người, các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để các dân tộc tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, cùng tồn tại và phát triển trên cơ sở hòa hợp, đoàn kết, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Bốn là, chú ý tới điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi dân tộc, mỗi địa phương, tôn trọng các giá trị văn hóa tinh thần, thuyền thống của mỗi dân tộc, xây dựng bản sắc riêng của mỗi dân tộc Việt Nam với đầy đủ tính phong phú mà vẫn bảo đảm sự nhất quán và thống nhất. 2.3. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính xã hội rộng rãi Không giống với các nhà nước khác, Nhà nước ta một mặt vẫn thể hiện rõ tính chất giai cấp của mình, là nhà nước mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng mặt khác nó lại thể hiện tính chất xã hội rất rộng rãi. http://khongphaixoan.blogspot.com Với mục tiêu xây dựng một xã hội văn minh, nhân đạo, bảo đảm công bằng xã hội, Nhà nước Việt Nam đã quan tâm một cách đặc biệt và toàn diện tới việc giải quyết các vấn đề của toàn xã hội như: Xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, đầu tư cho việc phòng chống thiên tai, giải quyết các vấn đề bức xúc như chăm sóc sức khỏe nhân dân, giải quyết việc làm, giúp đỡ người già cô đơn, trẻ mồ côi, chống tệ nạn xã hội Nhà nước không những chỉ đặt ra cơ sở pháp lý mà còn thực hiện việc đầu tư thỏa đáng cho việc giải quyết các vấn đề xã hội. Đồng thời coi việc giải quyết các vấn đề này là nhiệm vụ của mọi cấp, mọi ngành và của Nhà nước nói chung. 2.4. Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình ,hợp tác và hữu nghị Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không chỉ được phản ánh trong các chính sách, đường lối đối nội, mà còn thể hiện trong chính sách đối ngoại. Chính sách và hoạt động đối ngoại của Nhà nước ta thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân ta, thể hiện mong muốn hợp tác trên tinh thần hòa bình, hữu nghị, cùng có lợi với tất cả các quốc gia. Phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” thể hiện một đường lối ngoại giao cởi mở của Nhà nước ta. Điều 14 Hiến pháp 1992 đã khẳng định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, tăng cường đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng, tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” Những đặc điểm có tính bản chất nêu trên của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các điều kiện hiện tại đã được thể hiện cụ thể trong các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước và được pháp luật quy định một cách chặt chẽ đồng thời được phản ánh trong tổ chức và hoạt động thực tiễn của Nhà nước ta. Đương nhiên, để có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu ,đòi hỏi để bảo đảm giữ vững và phát huy bản chất của “nhà nước của dân, do dân và vì dân”, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn cần phải tiếp tục đổi mới nhiều mặt, cải tổ sâu sắc từ cơ cấu tổ chức đến hình thức và phương pháp hoạt động phù hợp với các quy định của luật pháp để từng bước xây dựng và phát triển thành Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Có thể nêu khái quát những đặc điểm cơ bản nhất của Nhà nước pháp quyền Việt Nam như sau: - Nhà nước có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trong đó các đạo luật giữ vai trò quan trọng; mọi cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, người có chức vụ và công dân đều phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật. - Nhà nước trong đó không chỉ có công dân có trách nhiệm đối với nhà nước, mà nhà nước cũng phải có trách nhiệm đầy đủ đối với công dân; khái niệm trách nhiệm ở đây được dùng theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, nghĩa là quan hệ giữa công dân và nhà nước là quan hệ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. - Nhà nước trong đó các quyền dân chủ tự do và lợi ích chính đáng của con người được pháp luật bảo đảm và bảo vệ toàn vẹn; mọi hành vi lộng quyền của bất kỳ cơ quan nhà nước và người có chức vụ nào, cũng như mọi hành vi phạm pháp khác xâm phạm quyền tự do, lợi ích chính đáng của công dân đều bị nghiêm trị. - Nhà nước trong đó ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được phân định rõ ràng và hợp lý cho các hệ thống cơ quan tương ứng trong mối quan hệ cân bằng, phối hợp và chế ước lẫn nhau tạo thành cơ chế đồng bộ bảo đảm sự thống nhất của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhân dân. http://khongphaixoan.blogspot.com Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là xây dựng một nhà nước với lý tưởng dân chủ, nhân đạo và công bằng nhất, là nhà nước mà nhân dân nói chung cũng như mỗi công dân nói riêng không chỉ là khách thể của quyền lực, mà còn là chủ thể tối cao của quyền lực đó. Ở Nhà nước pháp quyền Việt Nam quy định “mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân” trở thành hiện thực sinh động của đời sống chính trị xã hội, pháp luật thực sự bắt nguồn từ nhân dân, của nhân dân và phục vụ cho nhân dân, là chế độ nhà nước mà công dân là trung tâm, nhà nước được tổ chức văn minh, trật tự, có cơ chế an toàn và hiệu quả, ngăn chặn mọi sự lạm quyền, vi phạm quyền công dân, mọi mặt tổ chức và hoạt động của nhà nước đều đặt trên cơ sở pháp luật, chịu sự chi phối thống nhất của pháp luật, là một cơ thể phức tạp nhưng vận động một cách hài hòa, đồng bộ bảo đảm sự thống nhất cao độ trong tổ chức quản lý xã hội. Câu 2 : Trình bày mối quan hệ giữa Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam với các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam và nhân dân? Quan hệ giữa nhà nước, các cơ quan nhà nước với đảng, tổ chức đảng Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và XH và là đảng cầm quyền(điều 4 hiến pháp) về cơ bản bao gồm: đảng định ra đường lối, chủ trương, chính sách thể hiện qua các nghị quyết nhằm định hướng hoạt động của nhà nước và quản lý nhà nước; đảng lãnh đạo về tổ chức, nhân sự của nhà nước; lãnh đạo việc cụ thể hóa các nghị quyết của đảng thành các văn bản pháp luật, các quyết định quản lý của các cơ quan nhà nước; lãnh đạo hoạt động của các cơ quan nhà nước để thực hiện các nghị quyết của đảng; kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của đảng trong hệ thống các cơ quan nhà nước. đảng, tổ chức đảng lãnh đạo nhà nước, các cơ quan nhà nước nhưng không bao biện làm thay các cơ quan nhà nước. Nhà nước trong quan hệ với đảng(kể cả thiết chế, bộ máy và đội ngũ cấn bộ, công chức) là công cụ chủ yếu thông qua đó đảng thực hiện vai trò lãnh đạo, vai trò cầm quyền đối với xã hội. sự lãnh đạo của đảng đối với XH trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta đang từng bước được thể chế hóa (cả nội dung và phương thức) thành những quy định pháp luật. Quan hệ giữa đảng, tổ chức đảng với nhà nước và các cơ quan nhà nước vừa thể hiện trực tiếp, vừa thể hiện gián tiếp thông qua các đoàn thể nhân dân và nhân dân. Quan hệ giữa nhà nước, các cơ quan nhà nước với các đoàn thể nhân dân. Trong hệ thống chính trị ở nước ta, mặt trận tổ quốc VN là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị- XH, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp,các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người VN định cư ở nước ngoài. Mặt trận tổ quốc VN và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận và các đoàn thể nhân dân phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; cùng với nhà nước chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành pháp luật của nhà nước, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Nhà nước tạo điều kiện để mặt trận tổ quốc VN và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả(điều 9 hiến pháp 1992 sửa đổi). các văn bản pháp luật của nhà nước đã có những quy định cụ thể về những nội dung này. Mối quan hệ gữa các đoàn thể nhân dân với nhà nước và các cơ quan nhà nước vừa hể hiện trực tiếp(đoàn thể với các cơ quan nhà nước), vừa thể hiện gián tiếp(thông qua tổ chức đảng và nhân dân). http://khongphaixoan.blogspot.com Trong quá trình thực hiện đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động của các đoàn thể nhân dân hiện nay, đang từng bước phát huy tính tích cực chủ động của các đoàn thể, hạn chế khuynh hướng hành chính hóa, quan liêu trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước, cơ quan nhà nước cả về kinh phí và phương thức hoạt động. Quan hệ giữa nhà nước và cơ quan nhà nước với nhân dân Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình trong quan hệ với nhà nước vừa trực tiếp vừa gián tiếp Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tập trung phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Nhà nước quản lý XH bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích pháp chế của nhân dân đều bị xử lý theo pháp luật. Trong nhà nước CHXHCNVN các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế. văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện các quyền công dân được quy định trong hiến pháp và pháp luật. quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân; nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với nhà nước XH. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận về những vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý kiến. Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước, hoặc bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo của công dân phải được cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết trong thời gian pháp luật quy định. Công dân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước; nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành các quy tắc sinh hoạt công cộng. Sơ đồ mối quan hệ giữa nhà nước CHXHCNVN với đảng CSVN, các đoàn thể nhân dân và nhân dân Đảng Cộng sản Việt Nam Nhà nước CHXHCNVN Các đoàn thể nhân dân Nhân dân http://khongphaixoan.blogspot.com Câu 3 : Trình bày những quan điểm và nguyên tắc cơ bản chỉ đạo tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam? Tổ chức bộ máy nhà nước CHXHCNVN hiện nay là kết quả của quá trình 60 năm xây dựng và hoàn thiện tổ chức nhà nước của đảng, nhà nước và nhân dân ta. Quan điểm, nguyên tắc cơ bản chỉ đạo tổ chức bộ máy Nhà nước tại điều 1 và 2 Hiếp pháp 1992 : Điều 1 Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. Điều 2 Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Các quan điểm và nguyên tắc đó là: Đảng CSVN lãnh đạo nhà nước Nguyên tắc đảng CSVN là lãnh đạo nhà nước và xã hội đã được xác lập từ năm 1945. đến hiến pháp 1980 và hiến pháp 1992 nguyên tắc đó đã được ghi nhận thành 1 điều trong hiến pháp. Theo điều 4, HP năm 1992 “ĐCSVN đội tiên phong của giai cấp công nhân VN, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc theo CN Mac Lenin và tư tưởng HCM,là lực lượng lãnh đạo NN và XH. Đảng lãnh đạo nhà nước bao gồm việc lãnh đạo tổ chức bộ máy nhà nước và nhân sự nhà nước. thông qua tổ chức đảng và đảng viên trong bộ máy nhà nước, đảng lãnh đạo việc tổ chức bộ máy nhà nước từ xây dựng hiến pháp, luật, các văn bản dưới luật, liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước, đến lãnh đạo quy trình và nhân sự tổ chức bộ máy nhà nước; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước. Nhân dân tham gia tổ chức nhà nước, quản lý nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nòng cốt là nhân dân, nông dân và trí thức. Đây là nguyên tắc thể hiện bản chất nhân dân của nhà nước ta. ở nước CHXHCNVN tất cả nhân dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, gái, trai… đều thông qua đầu phiếu phổ thông bầu ra các đại biểu thay mặt mình vào các cơ quan quyền lực nhà nước(quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp). các cơ quan quyền lực nhà nước, trước hết là quốc hội, quyết định về tổ chức và nhân sự và của các cơ quan nhà nước khác và giám sát hoạt động của các cơ quan này. Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào, quản lý nhà nước đc quy định ở điều 53, HP năm 1992 “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân” Đây là nguyên tắc thể hiện bản chất thể hiện bản chất nhân dân của NN ta, Ở nc CHXHCNVN, tất cả nhân dân ko phân biệt nam nữ, dân tộc, tôn giáo…đều có quyền tham gia bầu cử bầu ra ng đại diện cho thay mặt mình vào các cq quyền lực NN Tập trung dân chủ Kết hợp đúng đắn tập trung và dân chủ là yếu tố quyết định sức mạnh tổ chức và hiệu lực quản lý của NN ta. Thực hiện nguyên tắc này trong tổ chức và họat động của BMNN có nghĩa là kết hợp sự chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất của TƯ và cq NN cấp trên với sự tự chủ năng động, sáng tạo của địa phương và cq NN cấp dưới, cq NN ở TƯ quyết định những vấn đề cơ bản quan trọng http://khongphaixoan.blogspot.com của cả nước, cq NN ở địa phương tự quyết định và chịu trách nhiệm về những vấn đề cụ thể ở địa phương, cq NN ở TƯ và cq NN cấp trên phải tạo đk cho cq NN ở địa phương và cq NN cấp dưới chủ động, sáng tạo trong tổ chức hoạt động và phải kiểm tra các cq này trong việc thực hiện cac quyết định chỉ thị của mình Nguyên tắc này còn đc thể hiện ở cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của mỗi cấp trong BMNN cũng như trong việc kết hợp hoạt động của tập thể với trách nhiệm cá nhân. Đây là 1 nguyên tắc được ghi vào hiến pháp: “Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ” (điều 6 hiến pháp 1992). Thống nhất quyền lực và phân công chức năng nguyên tắc này đến năm 1991 được tổng kết thành một quan điểm chỉ đạo để xây dựng và hoàn thiện nhà nước ta. Một đặc điểm cơ bản của BMNNVN là đc tổ chức theo nguyên tắc tập quyền. Quyên lực NN bao gồm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ba lĩnh vực quyền lực NN đó là một khối thống nhất đc nhân dân trao cho Quốc hội là cq đại biểu cao nhất, do nhân dân trực tiếp bầu ra. Tuy tổ chức theo nguyên tắc tập quyền nhưng trong bộ máy NN ta có sự phân công rõ ràng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các CQNN trong việc thực hiện quyền lực NN. Quốc hội là CQ duy nhất giữ quyền lập pháp đồng thời cũng có thẩm quyền trong lĩnh vực lập pháp và tư pháp. CP giữa quyền hành pháp nhưng cũng có vai trò quan trọng trong lĩnh vực lập pháp và tư pháp. TAND và VKSND giữ quyền tư pháp đồng thời cũng có thẩm quyền nhất định trong lĩnh vực lập pháp và hành pháp. Hoạt động của cq hành pháp và cq tư pháp đều phải báo cáo trc QH, chịu sự giám sát của QH Tôn trọng và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Nguyên tắc này cũng được ghi nhận thành một điều trong hiến pháp 1992 (điều 12): “NN quản lý XH bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN. các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xh, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chính chấp hành HP và PL, đấu tranh phòng ngừa và phòng chống các tội phạm, các vi phạm hiến pháp và pháp luật. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật” Việc tổ chức các cơ quan nhà nước phải dựa trên và tuân thủ những quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức, biên chế, quy trình thành lập… Câu 4 : Trình bày sơ đồ hệ thống bộ máy tổ chức Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam theo hiến pháp 1992? [...]... hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật Khác với chính phủ (là cơ quan quản lý nhà nước thẩm quyền chung), bộ là cơ quan quản lý theo ngành hoặc lĩnh vực công tác (quản lý nhà nước. .. toàn dân, quản lý hộ khẩu, hộ tịch ở địa phương, việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương; + Phòng chống thi n tai, bảo vệ tài sản nhà nước và của công dân; chống tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả và tệ nạn xã hội khác; + Quản lý tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương, đào tạo cán bộ, công chức, bảo hiểm xã hội; + Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương; + Tổ chức việc thực... thi các nhiệm vụ cụ thể không có chức năng quản lý hành chính nhà nước Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND (sở, phòng, xã…): giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND *** Vị trí pháp lý: Bộ trưởng, Thủ trưởng... Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tác thanh tra và kiểm tra nhà nước, chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong bộ máy nhà nước; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ; 8 Thống nhất quản lý công tác đối ngoại; đàm phán, ký kết Điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trõ trường hợp do Chủ tịch nước. .. về tổ chức, cơ quan Nhà nước trong cơ quan hành chính Nhà nước ? Người làm: thu doan Các chức năng nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện thông qua hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, bao gồm những cơ quan nhà nước có tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức khác nhau, có quan hệ mật thi t với nhau tạo thành một thể toàn vẹn, thực hiện chức năng, nhiệm vục chung của nhà nước nhằm... cơ quan hành chính nhà nước được thành lập để thực hiện một nhóm nhiệm vụ nhất định Các cơ quan hành chính nhà nước thực thi các hoạt động quản lý nhà nước đòi hỏi phải được trao những quyền hạn nhất định Đó chính là tập hợp của những biện pháp pháp lý và những hình thức pháp luật tạo khả năng pháp lý để thực hiện chức năng quản lý nhà nước mỗi tổ chức hành chính nhà nước có những chức năng, nhiệm vụ... trang nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thi t khác để bảo vệ đất nước; 7.Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tác thanh tra và kiểm tra nhà nước, chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong bộ máy nhà nước; giải quyết khiếu nại, tố cáo cảu công dân; 8.Thống nhất quản lý công tác đối... chính nhà nước được chia thành: cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng quản lý trong phạm vi ngành hoặc lĩnh vực, do dó có thể cơ bản chia thẩm quyền riêng thành: cơ quan quản lý ngành (ví dụ như Bộ, Sở, phòng nông nghiệp, công nghiệp ….); cơ quan quản lý liên ngành (theo chức năng) ví dụ: Bộ Tài. .. minh Chức năng xã hội là một chức năng rộng, bao hàm trong nhiều hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa mac, tất cả những chức năng quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước đối với các công việc chung” trên một phạm vi rộng đều được gọi là chức năng xã hội chức năng xã hội trong hành chính nhà nước thông thường qua việc xây dựng các bộ máy chuyên ngành để thực thi. .. minh Chức năng xã hội là một chức năng rộng, bao hàm trong nhiều hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mac, tất cả những chức năng quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước đối với các công việc chung” trên một phạm vi rộng đều được gọi là chức năng xã hội Chức năng xã hội trong hành chính nhà nước thông thường qua việc xây dựng các bộ máy chuyên ngành để thực thi . chức, cơ quan Nhà nước trong cơ quan hành chính Nhà nước ? 20 Câu 11: Trình bày phân loại cơ quan hành chính Nhà nước. 22 Câu 12: Hãy nêu các chức năng và đặc điểm cơ bản của các cơ quan hành. khuynh hướng hành chính hóa, quan liêu trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước, cơ quan nhà nước cả về kinh phí và phương thức hoạt động. Quan hệ giữa nhà nước và cơ quan nhà nước với nhân dân. để bầu ra các đại biểu của cơ quan dân cử; thông qua các cơ quan dân cử nhân dân thực hiện quyền lực của mình. Bên cạnh đó, những hình thức dân chủ trực tiếp khác nhau cũng rất phát triển, biểu

Ngày đăng: 12/08/2014, 08:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan