www.hoc360.vn Đề bài: Tìm hiểu cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm qua nhiều phương diện trong đoạn trích phần đầu chương V _ “Đất nước”, trích Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm. Đặt vấn đề Nguyễn Khoa Điềm là đại diện tiêu biểu cho những nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông mang phẩm chất độc đáo riêng - phẩm chất thơ trữ tình chính luận . Là con người sinh ra và lớn lên trên mãnh đất Thừa Thiên Huế , trong khói lửa chiến trường từ những năm 1971 ,Nguyễn Khoa Điềm đã viết bản trường ca “Mặt đường và khát vọng” gồm có chín chương với mục đích thức tỉnh nhận thức của thanh niên ở các vùng bị tạm chiếm về vai trò trách nhiệm của mình đối với Đất Nước khi đn có chiến tranh . Trong đó chương V _ “Đất Nước” là chương trung tâm hội tụ một mạch ngầm sâu xa: trình bày cảm nhận của nhà thơ về đất nước qua nhiều phương diện bằng lòng tự hào, ý thức trách nhiệm , bằng khát vọng khám phá và ngợi ca vẻ đẹp của đất nước _một đất nước của nhân dân. Trong đó chương V đã thể hiện đóng góp mới của Nguyễn Khoa Điềm trong cái nhìn về đất nước có chiều sâu _cảm nhận về đất nước qua nhiều phương diện. Giải quyết vấn đề Bước 1. Khái quát chung Đề tài đất nước là đề tài cuốn hút niềm say mê khám phá và ngợi ca trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Nhiều tác giả đã đóng góp những cách nhìn mới, những sự khám phá mới về đất nước với mong muốn xây dựng một chân dung đất nước toàn vẹn và toàn diện trong chiều dài lịch sử: một Nguyễn Đình Thi khám phá đất nước qua mùa thu và chiến tranh, một Hoàng Cầm qua nỗi niềm miền quê nhưng với chương V_ Đất Nước _ Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp một cái nhìn đầy ý nghĩa về đất nước. Bởi ông đã soi ngắm và khám phá đất nước qua nhiều phương diện. Với giọng thơ trữ tình chính luận, Nguyễn Khoa Điềm đã gởi gắm và trình bày hai nội dung lớn nhằm trả lời cho hai câu hỏi lớn mà ông đã bao lần day dứt trăn trở: Đất Nước là gì, Đất Nước là của ai? Để trả lời cho câu hỏi một , Nguyễn Khoa Điềm đã khám phá ra hình ảnh của đất nước trong nhiều phương diện và sự khám phá ấy có thể coi như một định nghĩa sáng tạo về đất nước. Bước 2. Phân tích để làm sáng tỏ Mở đầu chương V, nhà thơ đã phóng một cái nhìn toàn diện bao quát để suy ngẵm về đất nước, để khám phá hình ảnh đất nước trong nhiều phương diện: trong chiều sâu, chiều rộng, chiều dài, trong mỗi con người. I. Qua chiều sâu văn hoá sinh hoạt Trước hết nhà thơ nhìn vào chiều sâu văn hoá sinh hoạt của dân tộc để cảm nhận về đất nước: www.hoc360.vn “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất nước có từ ngày đó”. Với lối lập luận vừa quy nạp vừa diễn dịch ,hình thức thơ dạt dào cảm xúc mà được diễn đạt và lí giải rất logic, thật dễ thuyết phục lòng người, Nguyễn Khoa Điềm đã nhận ra một đất nước hình thành, lớn lên,và bền vững trong chiều sâu văn hoá sinh hoạt . 1. Qua chiều sâu văn hoá Câu 1: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi” Trăn trở đất nước đã có tự bao giờ, nhà thơ đã trình bày cảm nhận của mình bằng một câu thơ giản dị như một câu văn xuôi . “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi” nghĩa là đất nước đã có tự lâu đời. Đây là diều hiển nhiên không có điều gì mới nhưng được thốt lên bằng sự khám phá tận đáy lòng của nhà thơ vì thế vần thơ giàu cảm xúc, giàu chất thơ. Đất Nước đã có từ lâu đời nhưng có như thế nào và có ở đâu ? Nhà thơ đã tìm thấy câu trả lời trong chính kho tàng văn học dân gian. Câu 2: Đất Nước có trong nhữg cái hay kể Đất Nước có trong những cái này xửa ngày xưa ,nghĩa là có trong thời gian cổ tích thần tiên, có trong kho tàng văn học dân gian đã thấn vào trong tiềm thức mỗi người dân Việt. Hình ảnh Đất Nước vừa hiện lên vừa giản dị gần gũi ,vừa thiêng liêng sâu lắng bởi nó gắn với thế giới tâm hồn con người ,được nuôi dưỡng từ thưở thơ bé và truyền lại cho muôn đời sau . Để lí giải vấn đề này ,Nguyễn Khoa Điềm đã trình bày và lí giải những hình ảnh hết sức thú vị và đầy sức thuyết phục. Câu 3. “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn” Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” Trong kho tàng văn học dân gian ,nhà thơ đã chọn ra hai câu chuyện để khắc hoạ hình ảnh đất nước bằng chính những cảm nhận sâu sắc của mình . “Đất Nước bắt đầu” một câu thơ lí giải sự hình thành đất nước gắn liền với câu chuyện cổ tích cầu trau. Đó là câu chuyện cổ tích ngợi ca nghĩa anh em và tình vợ chồng gắn bó keo sơn . “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu có nghĩa là Đất Nước được hình thành trong lối sống tình nghĩa. “Miếng trầu bây giờ bà ăn” bắt nguồn từ thưở xa xưa _đó là truyền thống tốt đẹp. “Miếng trầu bắt đầu câu chuyện”. Đất Nước được sinh ra và nuôi dưỡng trong truyền thống đạo lí tố đẹp của dân tộc đó là lối sống nghĩa tình . Đất Nước được hình thành trong tình yêu nhưng lại lớn mạnh và trưởng thành nhờ nhữmg cuộc đấu tranh bảo vệ dân tộc . Câu 4. “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” www.hoc360.vn Câu thơ gợi nhắc truyền thuyết “thánh gióng” câu chuyện ngợi ca sức mạnh của tình yêu dân tộc và hình ảnh kì vĩ thánh gióng. Với Nguyễn Khoa Điềm, ông đã nhìn thấy sự trưởng thành của Đất Nước trong đau thương , thử thách nhờ công cuộc đấu tranh và lòng yêu nước của dân tộc. Qua lịch sử, truyền thống ấy đã trở thành truyền thống yêu nước thiêng liêng. Kết luận: Qua chiều sâu văn hoá tinh thần của dân tộc ,Nguyễn Khoa Điềm đã tjuyết phục người đọc khi cảm nhận một đn hiền hoà ,thật nhân hậu nghĩa tình trong cuộc sống và cũng thật hào hùng ,kì vĩ trong chiến tranh. Hình ảnh đn không kì vĩ mà hiện lên sống động như hình ảnh Thánh Gióng vươn vai đứng dậy khẳng định vị trí và sức mạnh của con người. Đất Nước hiện lên thật giản dị và gần gũi bởi nó gắn liền với những cái thường ngày: chuyện kể với mẹ ,miếng trầu của bà, luỹ tre bên nhà nhưng cũng rất thiêng liêng và cao cả bởi đất nước gắn liền với những truyền thống cao đẹp của dân tộc, gắn với đời sống tinh thần của mỗi một con người. Không chỉ dừng lại ở việc soi ngắm ĐN qua những truyền thuyết ,cổ tích Nguyễn Khoa Điềm còn soi ngắm Đất Nước trong cuộc sống sinh hoạt của người dân từ bao đời . Nhờ thế mà ông đã phát hiện ra . 2. Qua chiều sâu của cuộc sống sinh hoạt a. Đất Nước hiện lên qua những mĩ tục “Tóc mẹ thì bới sau đầu” Trong muôn vàn truyền thống đẹp, nhà thơ chọn ra một hình ảnh thật giản dị nhưng rất tinh tế đặc sắc: hình ảnh người phụ nữ Việt với mái tóc bới sau đầu _hình ảnh thật gần gũi, thân quen in sâu trong nếp nghĩ, gợi suy ngẫm về con người trong cuộc sống lam lũ vất vơ nhưng vẫn duyên dáng, tần tảo, đảm đang. Hình ảnh ấy qua bao năm tháng vẫn không thay đổi, vẫn gợi suy ngẫm về cái đẹp giản dị mà thiêng liêng .Và hình ảnh Đất Nước hiện lên qua chính mĩ tục ấy. b. Đất Nước còn hiện lên trong sự gắn liền với một lối sống đẹp “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” Câu thơ gợi từ một ca dao “gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau”. Ý thơ giản dị mà ý nghĩa vô cùng sâu sắc . Tình yêu được sinh ra và nuôi dưỡng từ trong khó nghèo, từ trong những hoàn cảnh đầy thử thách thật đáng trân trọng, đáng quý. Đó là lối sống trọn nghĩa ,trọn tình,thuỷ chung đã trở thành một truyền thống thiêng liêng được lưu truyền qua bao đời . Và sự sinh thành, phát triển của Đất Nước song hàmh cùng với sự lưu truyền và phát triển của truyền thống tốt đẹp ấy. c. Đất Nước hiện lên qua cuộc sống lao động sinh hoạt “Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng” Sự hình thành và phát triển của Đất Nước là một quá trình lâu dài, nhờ bàn tay lao động xây dựng của con người từ thưở sơ khai, khi con người tạo dựng những cái đơn giản www.hoc360.vn nhất, nhỏ bé nhất như cá kèo ,cái cột để tạo nên mái nhà _tạo nên mái ấm với nỗ lực một nắng hai sương. Con người lao dộng đã biết “xay ,giã ,giần,sàng” để tạo nên hạt gạo ,tạo nên những giá trị vật chất để xây dựng Đất Nước no ấm. Cách sử dụng từ ngữ “một nắng hai sương” và chon lọc hình ảnh “xay, giã, giần, sàng” cùng nhịp điệu lan toả gợi sự suy ngẫm liên tưởng, hình ảnh Đất Nước hiện dần nhờ bàn tay lao động cần cù, sáng tạo của con người, hình ảnh ấy hiện dần trong nhịp điệu gạo rơi trên sân, trong tiếng chày, trong máy xay với cuộc sống lao động bền bĩ dù vất vả, lam lũ. Qua đó ta nhận ra nét đặc trưng riêng của nền văn học Việt_văn hoá lúa nước. Hình ảnh Đất Nước hiện lên trong cuộc sống sinh hoạt là một Đất Nước cần cù, sáng tạo trong lao động. Cũng chính trong cuộc sống lao động sinh hoạt, nhà thơ còn khám ra sự hình thành, phát tiển ngôn ngữ dân tộc gắn liền với nguồn gốchình thành và phát triển của đất nước: Khi con người biết lao động tạo dựng cuộc sống chính là khi họ biết đặt tên cho những sự vật hình tượng gần gũi nhất “cái kèo, cái cột”, và trong quá trình lao động, trong sự tìm tòi khám phá, sáng tạo nên những giá trị vật chất như hạt gạo, họ đã sáng tạo nên những ngôn từ ghi lại quá trình lao động ấy “xay ,giã ,giần ,sàng”.Đây là kết tinh tinh tuý linh hồn của dân tộc. Đất nước hình thành và phát triển cùng với sự hình thành tiếng mẹ thiêng liêng ấy. Nhận xét: Qua những dòng thơ trăn trở và suy tư về một khái niệm tưởng chừng như đã ăn sâu vào máu thịt mỗi người dân Việt, qua chiều sâu văn hoá sinh hoạt, Nguyễn Khoa Điềm đã có một phát hiện, một cảm nhận vô cùng sâu sắc: Đất Nước hiện lên trong thế giới tinh thần của cộng đồng người Việt ,trong cuộc sống sinh hoạt từ bao đời. Đất Nước hiện lên gắn liền với những phong tục tập quán với lối sống, nếp nghĩ qua kho tàng văn học dân gian, qua bản sắc văn hoá Đó là một Đất Nước không trừu tượng mà cụ thể, chứa đựng mơ ước, khát vọng, quan niêm về vẻ đẹp phẩm chất của tâm hồn dân tộc. Gương mặt Đất Nước hiện lên thật sống động, lung linh: trong cuộc sống, trong lao động và trong chiến đấu. Khám phá Đất Nước ở phương diện văn hóa sinh hoạt, Nguyễn Khoa Điềm đã phát biểu nhận thức của mình như lối định nghĩa độc đáo, một cách lí giải không hề mang tính áp đặt mà đầy sức gợi, sức thuyết phục bằng những câu chuyện, chọn lọc chi tiết giàu ý nghĩa giúp ta nhận ra Đất Nước bắt nguồn từ những điều giản dị nhất, gần gũi nhất, nhưng bền vững đến muôn đời. Với chín dòng thơ 85 chữ, không hề có một từ hán việt, Nguyễn Khoa Điềm đã tạo nên những vần thơ tự do dạt dào cảm xúc, kết hợp với chất giọng thủ thỉ tâm tình như một điệu ru dễ đi vào lòng người. Nhưng chuyển tải mạch cảm xúc ấy là một lối lập luận chặt chẽ: tổng - phân - hợp. Chính sự kết hợp hài hoà giữa trí tuệ và cảm xúc bay bổng đã làm sáng lên lối thơ tữ tình chính luận _ phong cách độc đáo riêng của Nguyễn Khoa Điềm. II. Đất Nước qua chiều rộng không gian địa lí _”không gian mênh mông” Dường như không ở nơi đâu, khái niệm Tổ Quốc lại được cụ thể hoá bằng cụm từ Đất Nước” như ở Việt Nam. Theo quan niệm nguyên thuỷ, Đất và Nước là hai thành tố tạo nên điều kiện sống của con người, là hai yếu tố không thể thiếu, tạo nên môi trường sống của công đồng ,hai thành tố ấy đã hoá thân thành Tổ Quốc. Nguyễn Khoa Điềm đã khám www.hoc360.vn phá ra điều kì diệu ấy và sáng tạo nên một lối định nghĩa về Đất Nước độc đáo: tách đất và nước để tìm hiểu riêng rồi hoà hợp lại trong mối quan hệ hữu cơ để tiếp tục khám phá .Lối định nghĩa này được thể hiện rõ khi Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận Đất Nước ở hai phương diện địa lí và lịch sử. a. Đất Nước là không gian sinh hoạt đời thường, là những gì gần gũi, thân thiết nhất gắn bó với cộng đồng người trong sinh hoạt ngày thường. Đó là “nơi anh đến trường”, là “nơi em tắm”. b. Đất Nước là một không gian tinh thần thiêng liêng “là nơi ta hò hẹn”, là nơi nảy sinh và nuôi, cảm xúc thầm kín và sâu sắc nhất của con người: “Em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. Đó là không gian tâm linh, với những cảm xúc tinh tế nhất, gắn liền với sự lưu luyến, truyền lối sống thuỷ chung, tình nghĩa. c. Đất Nước còn là không gian tinh thần phong phú với cả những rung động d. Đất Nước là không gian vật chất núi sông, rừng bể_là không gian lãnh thổ của cộng đồng dân tộc ,nơi chứa đựng tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. Kết luận: Với cách giải thích đầy sáng tạo, kết hợp với lập luận vừa diễn dịch vừa quy nạp, Nguyễn Khoa Điềm đã trình bày cảm xúc sâu sắc của mình về đất nước trong không gian địa lí: Đất Nước là không gian sinh tồn và phát triển, là không gian vật chất và tinh thần ,là điều kiện sống của công đồng người qua bao thế hệ. Đây là lối lí giải vừa giàu tính trí tuệ ,vừa giàu cảm xúc bởi hình ảnh Đất Nước hiện lên vừa giản dị, gần gũi, vừa kì vĩ, hào hùng trong huyền thoại và sự tích. III. Đất Nước qua chiều dài thời gian lịch sử _ “thời gian đằng đẳng”. Vẫn lối tách các yếu tố,vừa diễn dịch vừa quy nạp, Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục cảm nhận về Đất Nước qua chiều dài thời gian: a. Đất Nước trong thời gian lịch sử gắn liền với sự hình thành nguồn gốc dân tộc Những câu thơ gợi nhớ một truyền thuyết “sự tích trăm trứng” nhằm lí giải sự hình thành nguồn gốc dân tộc _sự kết hợp của Lạc Long Quân và Âu Cơ, sự kết duyên của dòng giống tiên rồng đã khai sinh dân tộc Việt ,đã chọn nơi đất lành để chim về, chọn nơi nước thiêng liêng để rồng ở. Và mãnh đất thiêng liêng ấy bao đời đã che chở, nuôi dưỡng cộng đồng dân tộc. Qua đó ta nhận ra niềm tự hào về truyền thống dân tộc Lạc Việt. b. Soi ngắm Đất Nước trong chiều dài lịch sử, Nguyễn Khoa Điềm còn nhận ra Đất Nước trong dòng chảy lịch sử bắt nguồn tư quá khứ “những ai đã khuất” đến hiện tại “những ai bây giờ” đến tương lai “con cháu mai sau” đã sáng tạo, lưu truyền những truyền thống thiêng liêng của dân tộc. - Sự tích trăm trứng với sự ra đời của cụm từ “đồng bào” đã thể hiện những truyền thống tạo nên sức mạnh cộng đồng lưu truyền đến hôm nay. - Những câu thơ “cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ”. Tác giả đã chọn lọc một hình ảnh thật đắt, rất thân thuộc nhưng cũng rất thiêng liêng để ngợi ca sự thành kính tri ân tổ tiên, một hình ảnh tiêu biểu cho truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Đó là lối sống tương thân, tương trợ, lối sống trọn nghĩa, trọn tình. www.hoc360.vn Hai truyền thống ấy tạo nên sức mạnh trường tồn của cộng đồng ,là nét đẹp văn hoá của cộng đồng dân tộc. Những cảm nhận ấy đã giúp Nguyễn Khoa Điềm khẳng định một nhận thức sâu sắc: hình ảnh Đất Nước và sức mạnh của dân tộc hôm nay chính là sự hội tụ ,kết tinh và phát triển sức mạnh của dân tộc từ ngàn xưa qua chiều dài thời gian lịch sử. Đó là nền văn hiến của dân tộc. K ết luận : Qua hai phương diện không gian không gian địa lí và thời gian lịch sử ,đóng góp của Nguyễn Khoa Điềm trong cảm nhận về Đất Nước là ở chỗ biết cụ thể hoá một khái niệm trừu tượng: Tổ Quốc bằng những hình ảnh cụ thể, những chi tiết sống động giàu ý nghĩa về mộ Đất Nước rất giản dị ,gần gũi mà cũng rất thân thuộc, rất đỗi thiêng liêng và cao cả. IV. Đất Nước trong mỗi một con người Không chỉ khám phá, tìm hiểu hình ảnh Đất Nước ở những phương diện bên ngoài mà Nguyễn Khoa Điềm còn soi ngắm Đất Nước trong chiều sâu tâm hồn con người từ sự quan sát, chiêm nghiệm và suy ngẫm, nhà thơ đã phát hiện Đất Nước gắn bó gần gũi với mỗi một con người. Đất Nước có trong mỗi một con người : Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Đến những tháng ngày mơ mộng” Từ ý niệm, mỗi cá nhân là một phần tử của công đồng, Nguyễn Khoa Điềm đã diễn đạt sáng tạo bằng tiếng nói tâm tìmh lứa đôi: Đất Nước chính là ta, Đất Nước ở trong ta. a. Lâu nay khái niệm Đất Nước, Tổ Quốc vẫn được coi là những gì thiêng liêng nhất gắn bó máu thịt với mỗi một con người.Tất cả cách nói ấy cho thấy Đất Nước là thành tố ở ngoài ta, trong khi đó Nguyễn Khoa Điềm có cách cảm nhận sâu sắc và mới mẻ Đất Nước ở trong ta bởi lẽ những con người đều nuôi dưỡng không giam địa lí, đắm mình trong không gian vật chất, tinh thần dân tộc đều mang trong mình dòng máu tiên rồng và được nuôi dưỡng bằng truyền thống dân tộc. Đây là sự bừng tỉnh nhận thức, ý thức sâu sắc về vai trò của Đất Nước đối với mỗi một con người. b. “Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn” Từ nhận thức Đất Nước trong ta ,Nguyễn Khoa Điềm đã phát hiện thêm một điều vô cùng thú vị: Đất Nước sinh tồn, đổi thay và phát triển phụ thuộc vào mối quan hệ giữa con người với con người, phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm của mỗi một con người. - Mối quan hệ giữa con người với con người Hai câu thơ đã thể hiện hai mối quan hệ: www.hoc360.vn + “Khi hai đứa cầm tay”, quan hệ cá nhân với cá nhân. Hình ảnh “cầm tay” là sự cụ thể hoá của tình cảm giao duyên, sự gắn bó keo sơn của tình yêu đôi lứa và cái cầm tay ấy sẽ tạo nên một tổ ấm, mà tổ ấm là một phần của xã hội. Chính khi con người gắn kết bằng tình yêu và hạnh phúc thì Đất Nước sẽ hài hoà, bởi sự phối hợp tâm hồn và Đất Nước sẽ thấm nồng bởi sự son sắt và thuỷ chung . + Khi hai đứa cầm tay mọi người, Đất Nước vẹn toàn to lớn. Hình ảnh cầm tay diễn tả sự gắn kết, sức mạnh đoàn kết cộng đồng, bàn tay kết nối bàn tay, tổ ấm nối kết tổ ấm sẽ tạo nên một Đất Nước vẹn toàn to lớn. Từ đó Nguyễn Khoa Điềm đã ý thức, cảm nhận được sức mạnh của Đất Nước, hình ảnh của Đất Nước được kết tạo bởi tình yêu và khối đại đoàn kết bền vững của cộng đồng dân tộc. Cảm nhận sâu sắc ấy được diễn tả uyển chuyển mà logic để khắ sâu, cảm nhân sức mạnh tinh thần Việt Nam được kết tinh bởi tình yêu: yêu người_yêu nhà_yêu nước. Như thế Nguyễn Khoa Điềm đã gom góp thêm một cách lí giải mới về sức mạnh tinh thần Việt Nam cùng với bao nhà văn, nhà thơ khác như Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, Chế Lan Viên c. Đất Nước sẽ trường tồn và bay tới tương lai Từ cảm nhận Đất Nước được tạo dựng bởi tình yêu ,được xây dựng trên nền tảng của tình yêu và sức mạnh của kết đoàn. Nhà thơ bộc lộ niềm tin: Đất Nước sẽ trường tồn và bay tới tương lai. Mai này con ra lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những ngày tháng mơ mộng Niềm tin ấy được bộc lộ bằng giọng điệu thủ thỉ tâm tình ngọt ngào mang bản sắc Huế “mai này”. Chứa đựng trong đó là một sự kì vọng, thế hệ tương lai “con ta” sẽ “gánh vác phần người đi trước để lại” để xây dựng Đất Nước_một Đất Nước sẽ lớn lên trưởng thành, phát triển về bản lĩnh và trí tuệ trong quá trình đi tới tương lai_ “lớn lên”. Đó sẽ là một Đất Nước tươi đẹp hơn ,cường thịnh hơn vượt sức tưởng tượng của “những ngày tháng mơ mộng”. Điều kì vọng ấy, điều mà anh và em mơ ước hôm nay trở thành hiện thực trong một tương lai gần “mai này”. Chỉ bằng một vài dòng thơ, cách diễn đạt uyển chuyển và tinh tế, nhà thơ đã bày tỏ những cảm nhận sâu sắc của con người về Đất Nước trong chiều sâu tâm hồn con người. V. Lời nhắn nhủ tâm tình về ý thức trách nhiệm “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Làm nên Đất Nước muôn đời” Từ sự khám phá Đất Nước sâu sắc trong sự tổng hoà của các phương diện, nhà thơ đã ý thức về trách nhiệm của bản thân đối với Đất Nước. Và lời tâm tình thốt lên như lời nhắn nhủ, như lời kêu gọi thức tỉnh ý thức trách nhiệm của thanh niên đối với Đất Nước. a. “Em ơi em” www.hoc360.vn Lời thủ thỉ tâm tình dạt dào cảm xúc khi cảm nhận Đất Nước là máu thịt, là máu sương của mỗi con người. Từ đó Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định: số phận của cá nhân gắn liền với vận mệnh của dân tộc, trách nhiệm của cá nhân với Tổ Quốc chính là trách nhiệm với bản thân mình. Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình sứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời Điệp ngữ “phải biết” là mệnh lệnh khiến cho giọng thơ mạnh mẽ, oai nghiêm mà vẫn đầy sức thuyết phục vì sự chân thành tha thiết. Hình thức diễn đạt tăng tiến, lời nhắn nhủ được bộc lộ trong tình yêu nước và ý thức trách nhiệm của nhà thơ: sự gắn bó của con người với Đất Nước không chỉ là bổn phận “gắn bó”, không chỉ là trách nhiệm “san sẻ” mà còn là khát vọng “hoá thân”. Từ “hoá thân” đã thể hiện khát vọng dâng hiến trọn vẹn cho Tổ Quốc. Vì đó là vinh dự của mỗi một công dân . Bài thơ nói chung và đoạn trích ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: chiến tranh, ra đời tại một nơi nóng bỏng nhất của cuộc chiến chiến trường Trị _Thiên Huế. Đặt tứ thơ trong hoàn cảnh ấy mới ý thức được lời tâm huyết mang sức mạnh của ý chí và khát vọng, lay động và thức tỉnh nhận thức của thanh niên về trách nhiệm đối với vận mệnh Đất Nước, bởi lẽ sự thống nhất của Đất Nước phụ thuộc vào chính mỗi một con người. Bước 3. Khái quát tổng hợp Nguyễn Khoa Điềm đã phát biểu cảm nhận của mình về Đất Nước qua nhiều phương diện bằng tình yêu, tự hào dân tộc và bằng tài năng độc đáo. Đóng góp mới của Nguyễn Khoa Điềm là ở chỗ đóng góp một cái nhìn có chiều sâu và khá toàn diện về Đất Nước .Cái nhìn ấy trong thời gian lịch sử càng có ý nghĩa lịch sử hơn. Trong toàn bộ đoạn trích nói riêng và toàn bản trường ca nói chung, cụm từ “Đất Nước” xuất hiện xuyên suốt và được viết hoa trang trọng, cụm từ “Đất Nước” là hình tượng trung tâm được soi ngắm khám phá, chiêm ngưỡng bằng sự thành kính, trân trọng trong khát vọng xây dựng một chân dung toàn vẹn về Đất Nước. Hình ảnh Đất Nước trừu tượng đã được Nguyễn Khoa Điềm cụ thể hoá, hữu hình hoá bằng những hình ảnh giản dị, những chi tiết gần gũi nhưng giàu sức gợi, cùng với giọng thơ trữ tình chính luận đắm trong bầu không khí của chất liệu văn hoá dân gian. Đó chính là thành công của Nguyễn Khoa Điềm nhằm chuyển tải cảm nhận sâu sắc về Đất Nước. Tài li ệu sưu tầm . Đề bài: Tìm hiểu cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm qua nhiều phương diện trong đoạn trích phần đầu chương V _ “Đất nước”, trích Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm. Đặt vấn đề Nguyễn Khoa. xưa qua chiều dài thời gian lịch sử. Đó là nền văn hiến của dân tộc. K ết luận : Qua hai phương diện không gian không gian địa lí và thời gian lịch sử ,đóng góp của Nguyễn Khoa Điềm trong cảm. lẽ sự thống nhất của Đất Nước phụ thuộc vào chính mỗi một con người. Bước 3. Khái quát tổng hợp Nguyễn Khoa Điềm đã phát biểu cảm nhận của mình về Đất Nước qua nhiều phương diện bằng tình yêu,