1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Do luong doc

20 223 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

2.Phương pháp xác định: 2.1.Đo nồng độ bụi trong ống thải - Ống lấy mẫu thường là một ống tròn rỗng bằng kim loại như đồng hay INOX có đường kính chừng 6 - 12mm, một đầu thường được uốn cong 90 o còn đầu kia để thẳng và nối với ống dẫn khí hút về các thiết bị khác. Khi thu mẫu bụi, đầu ống uốn cong được hướng sao cho miệng ống vuông góc với chiều đi tới của dòng khí. - Đầu ống lấy mẫu bụi có cấu tạo đặc biệt, mép ống có cạnh vát sắc để làm giảm dòng chảy rối phát sinh tại đầu ống ảnh hưởng tới kết quả đo. - Bộ thu hạt bụi ở nhiệt độ thường là các màng lọc hiệu quả cao để thu các hạt bụi trong dòng khí thu được. Bằng cách so sánh trọng lượng màng trước và sau khi lọc, người ta có được lượng bụi thu được trên màng lọc và từ đó biết được nồng độ bụi trong ống thải. Khi khí thải có nhiệt độ cao, người ta phải dùng các loại màng lọc bằng vật liệu đặc biệt hoặc phương pháp khác. - Bộ lọc hạt nước là thiết bị bảo vệ các phần tử tiếp theo trên hệ thống tránh bị các tác động xấu của nước ngưng trong hệ thống khi đo đạc khí thải của lò đốt. Nó sẽ không cần thiết nếu đo dòng khí thải có nhiệt độ và độ ẩm không cao, các ống thải khí của hệ thồng hút bụi. - Lưu lượng kế là thiết bị cần thiết để chỉ báo và điều chỉnh lưu lượng khí hút trong hệ thống vì đầu vào lưu lượng kế thường gắn liền với van điều chỉnh lưu lượng khí. - Máy hút khí là máy hút không khí thông thường có đủ lưu lượng và áp suất hút yêu cầu cho hệ thống. - Ngoài các thiết bị cơ bản kể trên, khi tiến hành đo, người ta còn phải có thêm nhiệt kế để đo nhiệt độ dòng khí và đồng hồ bấm thời gian hay timer tự đóng ngắt hệ thống đo để định lượng lượng khí thải đã hút. 2.1.1.Hệ thống lấy mẫu bụi theo phương pháp lọc ngoài bằng xiclon & lưới lọc. 1.Đầu hút mẫu; 7.Nhiệt kế; 2.Ống lấy mẫu; 8.Bình chứa nước ngưng; 3.Áp kế chữ U; 9.Lưu lượng kế; 4.Ống nối mềm; 10.Van điều chỉnh lưu lượng; 5.Xiclon; 11.Máy hút khí; 6.Cactut lọc; Khi muốn thay lớp lọc người ta rút ống đo ra khỏi đường ống trong lúc máy hút vẫn hoạt động. Nếu không rút ống đo ra khỏi đường ống dẫn khí thì lượng bụi trong xyclon co thể bị hút ngược trở lại vào đường ống. A.Đầu hút mẫu: Đầu đo của dụng cụ lấy mẫu phải đảm bảo tính chất khí động đồng nhất, tức là đảm bảo cân bằng giữa vận tốc hút của đầu đo vh với vận tốc của dòng khí v bên trong ống : vh=v vh<v :1 phần dòng khí sẽ đi lệch ra ngoài đường giới hạn của miệng ống hút, khi đó 1 số hạt bụi có kích thước lớn do có quán tính lớn sẽ giứ hướng chuyển động của mình và lọt vào ống hút mẫu, như vậy mẫu khí lấy được sẽ có số hạt bụi cỡ lớn vượt cao hơn so với thực tế. vh>v : dòng khí bị cuốn mạnh vào ống và 1 số hạt bụi cỡ lớn sẽ không được hút vào ống làm cho số lượng hạt bụi cỡ lớn đo được ít hơn so với thực tế. vh=v :nồng độ bụi đo được mới phản ánh đúng thực tế, chế độ lấy mẫu khí như vậy được gọi là “đẳng khí động” hay “khí động đồng nhất”. Để đạt được chế độ đăng khí động người ta sử dụng ống hút hình đầu đạn mà trên đó có thể điều chỉnh cho áp suất trong ống hút cân bằng áp suất ngoài ống hút – tức áp suất trong ống dẫn. B.Bộ lọc mẫu khí: Bộ lọc bụi xiclon là thiết bị lọc bụi được sử dụng tương đối phổ biến. Nguyên lý làm việc của thiết bị lọc bụi kiểu xiclon là lợi dụng lực ly tâm khi dòng không khí chuyển động để tách bụi ra khỏi không khí Nguyên lý làm việc của thiết bị lọc bụi xiclon như sau: Không khí có bụi lẫn đi qua ống 1 theo phương tiếp tuyến với ống trụ 2 và chuyển động xoáy tròn đi xuống dưới phía dưới, khi gặp phễu 3 dòng không khí bị đẩy ngược lên chuyển động xoáy trong ống 4 và thoát ra ngoài. Trong quá trình chuyển động xoáy ốc lên và xuống trong các ống các hạt bụi dưới tác dụng của lực ly tâm va vào thành, mất quán tính và rơi xuống dưới. Ở đáy xiclon người ta có lắp thêm van xả để xả bụi vào thùng chứa. Van xả 5 là van xả kép 2 cửa 5a và 5b không mở đồng thời nhằm đảm bảo luôn cách ly bên trong xiclon với thùng chứa bụi, không cho không khí lọt ra ngoài. Tính toán Xiclon: Để tính toán người ta giả thiết 1- Các hạt bụi có kích thước hình cầu. 2- Lực ly tâm tác dụng lên hạt bụi theo hướng bán kính của xiclon và bỏ qua lực tác dụng của trọng lực. 3- Hạt bụi được tách ra khỏi không khí sau khi va chạm vào thành xiclon Dựa vào các giả thiết đó người ta đã xác định được cỡ hạt bụi nhỏ nhất có thể giữ lại được trong xiclon và thời gian chuyển động của hạt bụi từ lúc vào đến lúc lắng đọng dưới đáy xiclon: ν - Độ nhớt động học của không khí, m2/s ρk, ρm - Khối lượng riêng của không khí và bụi, kg/m3 R1 - Bán kính của ống thoát khí, m R2 - Bán kính hình trụ của xiclon, m Ω - Vận tốc trung bình của hạt bụi, s-1 n - Số vòng quay của hạt bụi dọc theo chiều cao xiclon Để nâng cao hiệu quả khử bụi của xiclon người ta các giải pháp sau: - Sử dụng xiclôn có màng nước: Phía trên thân hình trụ có lắp các mủi phun nước. Nước phun theo chiều thuận với chiều chuyển động của không khí trong xiclôn và phải tạo ra màng nước mỏng chảy từ trên xuống và láng bề mặt trong của thiết bị. Ống thoát gió ra và ống gió vào đều được lắp theo phương tiếp tuyến ống trụ. Trong quá trình không khí có lẫn bụi chuyển động bên trong trụ, các hạt bụi văng lên bề mặt bên trong xiclon và lập tức bị nước cuốn trôi và theo nước ra ngoài. Khả năng hạt bụi bị bắn trở lại ít hơn rất nhiều so với xiclôn kiểu khô. - Sử dụng xiclôn tổ hợp: Lực ly tâm tác động lên hạt bụi tỷ lệ nghịch với đường kính xiclon. Như vậy để tăng hiệu quả lọc bụi, tức tách được các hạt bụi nhỏ cần giảm đường kính xiclôn. Tuy nhiên khi giảm đường kính xiclôn thì lưu lượng giảm, không đáp ứng yêu cầu. Để giải quyết mâu thuẩn trên người ta sử dụng xiclôn tổ hợp hay còn gọi là xiclôn chùm. Trong xiclôn này người ta người ta ghép từ vài chục đến hàng trăm xiclôn con. 2.1.1.Hệ thống lấy mẫu bụi theo phương pháp lọc trong bằng lưới lọc Nếu muốn thay lớp lọc trình tự thao tác cúng được tiến hành tương tự nhu pp trên.Mỗi lần thay lớp phin lọc cần thận trọng rút ống đo ra khỏi ống dẫn khí, không động mạnh để bụi khỏi bị giũ ra & bay trở lại vào ống.Khi rút xong đầu đo ra khỏi đường ống cần tắt máy hút. Sau khi kết thuc quá trình đo người ta giũ chải sạch bụi từ trong xiclon, phin lọc và đựng bụi trong phong bì bằng giấy can rồi cho vào hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh có nắp để tránh bụi bị ngấm ẩm. Nguyên lý đo tán xạ ánh sáng (Light Scattering Detector) là nguyên lý đo là nguyên lý kiểm soát bụi thời gian thực hiệu suất cao, nguyên lý này được phù hợp với các điều kiện môi trường công nghiệp khắc nghiệt như nhiệt độ cao, áp suất lớn, độ ẩm cao và môi trường nhiễm điện cao. KS. Vũ Tuấn Vinh Công ty Cổ phần kỹ thuật Năng lượng và Môi trường EEC Nguyên lý này sử dụng hệ thống đầu đo quang học với hai đầu sensor phát và thu ánh sáng được phát vào vùng ống khói thải. Với nguyên lý này hãng Tanaka Electric Labotory – Nhật Bản đã nghiên cứu và chế tạo ra hệ thống đo và theo dõi nồng độ bụi trong khói thải DDM-fC, hiện đã và đang được sử dụng rất rộng rãi hiện nay trên khắp thế giới cho nhiều ngành công nghiệp nặng khác nhau. Đặc biệt là tại các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Đức, Nhật Bản,…những nước mà vấn đề bảo vệ môi trường không khí cũng như luật kiểm sóat ô nhiễm không khí được tuân thủ thực hiện một cách rất nghiêm ngặt. Tại Việt Nam, thông qua công ty Cổ phần kỹ thuật Năng lượng và Môi trường EEC – đại diện duy nhất của Hãng Tanaka tại Việt Nam, hệ thống DDM-fC đã được lắp đặt và đi vào hoạt động ổn định tại Công ty Hữu hạn Xi măng Luks (Việt Nam). Công ty Hữu hạn Xi măng Luks (Việt Nam) là Công ty 100% vốn nước ngoài của tập đoàn Luks Industrial Limited, hiện có trụ sở nhà máy đóng tại xã Tứ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh TT-Huế. Công ty hiện có 4 dây chuyền sản xuất (4 máy nghiền) xi măng với tổng công suất 2,5 triệu tấn xi măng/năm. Hệ thống đo và theo dõi nồng độ bụi trong khói thải DDM-fC Hãng Tanaka được lắp đặt tại phần áp âm, trước quạt hút, sau lọc bụi túi nhà máy xi măng Luks- Huế. Bài viết dưới đây xin được giới thiệu chi tiết các hình ảnh lắp đặt thực tế hệ thống DDM-fC tại nhà máy xi măng Luks Huế tại Việt nam cũng như nguyên lý tán xạ ánh sáng để các Quý độc giả tham khảo, đặc biệt là các cán bộ kỹ thuật, công nghệ các nhà máy xi măng, nhiệt điện, hóa chất – những nhà máy mà các hệ thống lọc bụi tĩnh điện ESP hay lọc bụi túi cũng như lượng khói bụi được khống chế phát thải ra môi trường luôn dành được sự quan tâm đặc biệt. Tại nhà máy xi măng Luks (Việt Nam) quá quá trình khảo sát kỹ lưỡng tại hiện trường cũng như để có thể đưa ra các biện pháp kịp thời để xử lý các sự cố tại lọc bụi túi khi nồng độ bụi vượt quá giá trị cho phép, công ty EEC cùng chuyên gia hãng Tanaka- Nhật Bản đã lựa chọn lắp đặt hệ thống này tại vị trí phần áp âm, trước quạt hút, sau lọc bụi túi của nhà máy. Công ty EEC cùng chuyên gia Hãng Tanaka- Nhật Bản thực hiện đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật vận hành và bảo trì thiết bị cho các cán bộ kỹ thuật nhà máy xi măng Luks- Huế. Chuyên gia Hãng Tanaka thực hiện calib thiết bị tại hiện trường Hệ thống DDM-fC Hãng Tanaka đã được lắp đặt hoàn thành và đi vào họat động ổn định tại nhà máy xi măng Luks- Huế [...]... đo kiểu điện cực Về mặt lý thuyết phương pháp đo bằng điện cực (electrode method) tương đối chính xác, tuy nhiên phương pháp này lại có những nhược điểm như: - Các tín hiệu đầu ra thường bị nhiễu do độ ẩm và do đó kết quả đo nồng độ bụi là không đáng tin cậy - Không phù hợp khi lắp đặt ở đầu ra của các bộ lọc bụi tĩnh điện ESP/ EP Không thể calib dải và điểm 0 * Phương pháp đo quang thấu (Optical penetration... xạ ánh sáng sử dụng bộ cảm biến quang học đảm bảo khả năng chống nhiễu rất tốt Thiết kế độc đáo của hệ thống này thể hiện ở chỗ là tích hợp hệ thống khí chèn giúp các đầu cảm biến luôn được làm sạch và do đó hầu như không cần bảo trì trong quá trình sử dụng Ngoài ra, việc lắp đặt toàn bộ thiết bị cũng rất đơn giản Thiết bị DDM-fC của Tanaka có ưu điểm hơn hẳn các thiết bị đo nồng độ bụi khác sử dụng... thường giả thiết rằng ánh sáng truyền trong môi trường đồng tính, tuy nhiên trong thực tế lại không có môi trường nào hoàn toàn đồng tính, mà bao giờ cũng xuất hiện độ chênh lệch của mật độ, nhiệt độ do chuyển động nhiệt của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên môi trường Trong môi trường như thế ánh sáng không những truyền thẳng mà còn theo các phương khác, tức là bị tán xạ Ðó là sự tán xạ thường được... - Thường phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của từng loại khói bụi - Đòi hỏi 2 đầu thiết bị phía truyền và hấp thụ ánh sáng phải đồng trục - Diện tích vùng đo theo phương pháp này thường rất nhỏ hẹp và do đó thông số đo thường không chính xác - Việc lắp đặt thiết bị rất khó khăn và công việc bảo trì phức tạp, tốn kém Lắp đặt rất dễ dàng và đơn giản Bảo trì hệ thống rất dễ dàng và đơn giản Hệ thống DDM-fC... hiện được công việc lắp đặt và bảo trì Các lợi ích mang lại Hệ thống kiểm soát nồng độ bụi của Tanaka Electric Laboratory không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thể hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, mà còn mang lại những lợi ích như: Tăng hiệu suất hoạt động của các nhà máy - Giảm thiểu chi phí vận hành của bộ lọc bụi tĩnh điện (ESP) - Tăng tuổi thọ làm việc của các thiết bị trong nhà... Kích thước: Ø4 x 4m (tiêu chuẩn) Hệ thống đầu đo quang học (1) Kích thước: 260 x 125 mm (2) Trọng lượng: xấp xỉ 5 kg (3) Vật liệu: thép không rỉ (SUS304) (4) Trang bị bộ sấy khí để chống mờ thấu kính do hơi nước trong khí chèn (5) Mặt bích chữ nhật 200mm x 65mm để lắp trên đường ống (6) Đầu nối thiết bị chèn khí: đai ốc PT 1/4" Tủ hệ thống khí chèn (1) Chú ý lắp đặt: Thiết bị này có thể dùng trong . nhiên phương pháp này lại có những nhược điểm như: - Các tín hiệu đầu ra thường bị nhiễu do độ ẩm và do đó kết quả đo nồng độ bụi là không đáng tin cậy. - Không phù hợp khi lắp đặt ở đầu ra. môi trường nào hoàn toàn đồng tính, mà bao giờ cũng xuất hiện độ chênh lệch của mật độ, nhiệt độ do chuyển động nhiệt của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên môi trường. Trong môi trường như thế. thống này thể hiện ở chỗ là tích hợp hệ thống khí chèn giúp các đầu cảm biến luôn được làm sạch và do đó hầu như không cần bảo trì trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, việc lắp đặt toàn bộ thiết bị

Ngày đăng: 12/08/2014, 06:21

Xem thêm: Do luong doc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w