4- BÀI TOÁN TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG Bài 1: Ngâm một đinh Sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO 4 . Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh Sắt ra khỏi dung dịch, rửa sạch và làm khô nhận thấy khối lượng đinh Sắt tăng thêm 0,8 gam. Xác định nồng độ mol của dung dịch CuSO 4 Bài 2: Ngâm một vật bằng Đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dung dịch AgNO 3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO 3 trong dung dịch giảm 1,7%. Xác định khối lượng của vật sau phản ứng. Bài 3: Ngâm một lá Zn trong dung dịch có hoà tan 8,32 gam CdSO 4 , phản ứng xong khối lượng lá Zn tăng 2,35%. Hãy xác định khối lượng lá Zn trước khi tham gia phản ứng. Bài 4: Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336 ml khí H 2 ở đktc thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Hãy Xác định tên kim loại đã dùng. Bài 5: Hai lá kim loại cùng chất có khối lượng bằng nhau. Một được ngâm trong dung dịch CuCl 2 , một được ngâm trong dung dịch CdCl 2 . Sau một thời gian phản ứng, người ta nhận thấy khối lượng lá kim loại ngâm trong dung dịch CuCl 2 tăng 1,2% và khối lượng lá kim loại kia tăng 8,4%. Biết số mol của CuCl 2 và CdCl 2 trong 2 dung dịch giảm như nhau. Hãy xác định tên kim loại đã dùng. Bài 6 : Một hỗn hợp A gồm Fe và Fe 2 O 3 . Nếu cho lượng khí CO dư đi qua a gam hỗn hợp A đun nóng tới phản ứng hoàn toàn thì thu được 11,2 gam Fe. Nếu ngâm a gam hỗn hợp A trong dung dịch CuSO 4 dư, phản ứng xong người ta thu được chất rắn có khối lượng tăng thêm 0,8 gam. Xác định a. Bài 7: Hoà tan 5,37 gam hỗn hợp gồm 0,02 mol AlCl 3 và một muối halogenua của kim loại M hoá trị 2 vào nước, thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch AgNO 3 , thu được 14,35 gam kết tủa. Lọc lấy dung dịch cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa B, nung B đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam chất rắn.Mặt khác, nhúng một thanh kim loại D hoá trị 2 vào dung dịch A, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh kim loại D tăng 0,16 gam ( Giả thiết toàn bộ kim loại M thoát ra bám vào thanh kim loại D).Xác định công thức của muối halogenua của kim loại M. D là kim loại gì? Tính nồng độ mol của AgNO 3 . Bài 8: Nhúng một thanh Sắt có khối lượng 11,2 gam vào 200 ml dung dịch CuSO 4 0,5 M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, cô cạn dung dịch thu được 15,52 gam chất rắn khan.Viết ptpư xảy ra, Tính khối lượng của từng chất có trong 15,52 gam hỗn hợp chất rắn thu được.Tính khối lượng thanh kim loại sau phản ứng. Hoà tan hoàn toàn thanh kim Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. loại này trong dung dịch axit HNO 3 đặc nómg dư, thu được khí duy nhất là NO 2 có thể tích V lít ở 27,3 o C và 0,55 atm. Tính V. Bài 9: Lấy 2 thanh kim loại M có hoá trị hai khối lượng bằng nhau. Nhúng thanh thứ nhất vào dung dịch Cu(NO 3 ) 2 và thanh thứ hai vào dung dịch Pb(NO 3 ) 2 . Sau một thời gian khối lượng thanh thứ nhất giảm 0,2% và khối lượng thanh thứ hai tăng 28,4% so với ban đầu, số mol của Cu(NO 3 ) 2 và Pb(NO 3 ) 2 trong hai dung dịch giảm như nhau.Xác định kim loại M.Nhúng thanh kim loại trên với khối lượng là 19,5 gam vào dung dịch có 0,2 mol Cu(NO 3 ) 2 và 0,2 mol Pb(NO 3 ) 2 , sau một thời gian thanh kim loại tan hoàn toàn. Tính khối lượng chất rắn và khối lượng muối tạo ra trong dung dịch. Bài 10: Một loại muối halogenua có công thức MX 2 . Lấy 8,1 gam muối đó hoà tan vào nước rồi chia vào 3 cốc với thể tích bằng nhau:Cho dung dịch AgNO 3 dư vào cốc số 1 thì kết tủa khô thu được là 5,74 gam .Cho dung dịch NaOH dư vào cốc số 2, kết tủa sau khi rửa sạch và làm khô, nung đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng là 1,6 gam .Nhúng thanh kim loại B hoá trị 2 vào cốc số 3, sau khi phản ứng kết thúc, thanh kim loại nặng thêm 0,16 gam .Xác định CTPT của MX 2 và kim loại B đã dùng. Bài 11: Cho m 1 gam hỗn hợp gồm Fe & Mg tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M thu được 4,48 lít khí H 2 ở đktc và dung dịch A. Chia A làm hai phần bằng nhau:Phần một cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa, đem nung kết tủa trong không khí đến khối lượng khng đổi được 5,6 gam chất rắn.Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.Tính thể tích dung dịch HCl. Phần hai nhúng thanh Zn vào cho đến khi phản ứng kết thúc, lấy thanh Zn ra thu được dung dịch B. Tính khối lượng các muối khan trong dung dịch B. Tính khối lượng thanh Zn khô sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam. Bài 12: Cho 3 kim loại M, A, B đều có hoá trị hai có khối lượng nguyên tử tương ứng là m, a, b. Nhúng hai thanh kim loại M đều có khối lượng là p gam vào hai dung dịch A(NO 3 ) 2 và B(NO 3 ) 2 . Sau một thời gian người ta nhận thấy khối lượng thanh 1 giảm x%, thanh 2 tăng y% so với ban đầu. Giả sử các kim loại A, B thoát ra bám hết vào thanh kim loại M. 1- a) Lập biểu thức tính m theo a, b, x, y. Biết rắng số mol M(NO 3 ) 2 trong cả hai dung dịch đều bằng n. b) Tính giá trị của m khi a = 64, b = 207, x = 1,2%, y = 28,4%. 2- Khi m = 112, a = 64, b = 207 thì tỉ lệ x:y bằng bao nhiêu. 3- a) Lập biểu thức tính m khi A là kim loại hoá trị I, B là kim loại hoá trị II, M là kim loại hoá trị III, thanh 1 tăng x%, thanh 2 tăng y%. Số mol M(NO 3 ) 2 trong 2 dung dịch bằng nhau. b) Trong 3 kim loại Cu, Ag, Hg thì A và B là kim loại nào khi m = 52 . Tỉ lệ x:y trong diều kiện đã cho là 1:0,91. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. . dịch giảm 1,7%. Xác định khối lượng của vật sau phản ứng. Bài 3: Ngâm một lá Zn trong dung dịch có hoà tan 8,32 gam CdSO 4 , phản ứng xong khối lượng lá Zn tăng 2,35%. Hãy xác định khối lượng. B. Tính khối lượng các muối khan trong dung dịch B. Tính khối lượng thanh Zn khô sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam. Bài 12: Cho 3 kim loại M, A, B đều có hoá trị hai có khối lượng nguyên. 4- BÀI TOÁN TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG Bài 1: Ngâm một đinh Sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO 4 . Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh Sắt ra khỏi dung dịch, rửa sạch và làm khô nhận thấy khối