Bảng báo cáo có 3 chức năng chính sau: -Là phương tiện qua đó các dữ liệu, các phân tách và các kết quả dược sắp đặt có hệ thống và cố định, vì nó là bảng duy nhất ghi chép có tính hệ th
Trang 1Mục lục
KỸ NĂNG VIẾT VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO
Trang
1.1 Các chi tiết cần đầy đủ……….…… …3
1.2 Quy định trình bày trang bìa……….… 3
2. TRANG ĐỆM HAY TRANG NỬA TỰA ĐỀ……… …….5
3. TRANG TỰA ĐỀ HAY NHAN ĐỀ……… ……….5
4. CÁC TRANG XÁC NHẬN CỦA GVHD/ PHẢN BIỆN HĐKH (nếu có) 5
5. TRANG NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP……… ……… 5
6. LỜI NÓI ĐẦU……….……… 5-7 7. LỜI CẢM ƠN……….………7
8. BẢN MỤC LỤC………7-8 9. BẢNG LIỆT KỆ CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH MINH HỌA……….8-14 9.1 Trình bày bảng……… 8-9 9.2 Đồ thị và biểu đồ……… 9-13 9.3 Danh mục hình ảnh minh họa……… ……….14
10 BẢNG LIỆT KÊ……… 14
11 PHỤ LỤC……….15
Trang 2Có thể nói rằng viết bảng báo cáo nghiên cứu là thành quả sau cùng của công tác nghiên cứu Một bảng báo cáo thành công phải làm nổi bật lên các phát hiện về lĩnh vực thống kê và phải thuyết phục được các nhà quản trị chấp nhận thực hiện các tìm tòi, phát hiện đó vào thực tế
Bảng báo cáo có 3 chức năng chính sau:
-Là phương tiện qua đó các dữ liệu, các phân tách và các kết quả dược sắp đặt có
hệ thống và cố định, vì nó là bảng duy nhất ghi chép có tính hệ thống cuộc nghiên cứu và được dùng như là tài liệu tham khảo cần cho việc nghiên cứu trong tương lai
- Phản ánh chất lượng công trình nghiên cứu
- Chức năng quan trọng nhất là hiệu quả của bản thân bảng báo cáo, tức là các
hoạt động sẽ được tiến hành, thực hiện các đề nghị trong trong bảng báo cáo
Vì vậy, bảng báo cáo phải rõ ràng, không phức tạp, phải ngắn gọn dễ đọc, câu văn hoàn chỉnh, trong sáng và được chứng minh bằng số liệu cụ thể
Bảng báo cáo thường gồm các nội dung sau:
Trang bìa
Trang đệm hay trang nửa tựa đề
Trang tựa hay trang nhan đề
Trang xác nhận của GVHD/ phản biện/HĐKH
Trang nhận xét của đơn vị thực tập
Lời nói đầu
Lời cảm ơn
Bản mục lục
Bảng liệt kê các bảng biểu và hình minh họa
Bảng viết tắt
Trang 31.Trang bìa.
Trang bìa cần được trình bày một cách cẩn thận Vì đây là nơi gây ấn tượng đầu tiên cho người đọc Mà ấn tượng đầu tiên luôn là ấn tượng mạnh.
1.1Các chi tiết cần và đủ:
Tên đơn vị chịu trách nhiệm pháp lý
Ví dụ: Bộ giáo dục và đào tạo
Tên đơn vị trực tiếp đào tạo
Ví dụ: Trường đại học Kinh Tế TP.HCM
Tên khoa, tên bộ môn
Ví dụ: Khoa Quản Trị Kinh Doanh
Tên đề tài: phải gắn gọn, rõ ràng, chính xác, hợp với nội dung cơ bản của vấn đề
Tên người hướng dẫn khoa học; học hàm; học vị
Tên người nghiên cứu khoa học
Địa điểm trường
Năm trình bày báo cáo
1.2 Quy định trình bày trang bìa:
In trên giấy bìa cứng, có thể là giấy màu, bọc nhựa
Tất cả được trình bày ở giữa trang
Tựa đề của báo cáo, tên sinh viên, người hướng dẫn phải viết chữ in hoa, đậm
Các phần còn lại viết bằng chữ thường hoặc viết in hoa chữ cái đầu tiên
Không dùng các dấu chấm cuối câu
Lưu ý: không đánh số trang
Trang bìa mẫu: (ở trang bên)
Trang 4BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP ĐẤT MỸ
KẾ TP.HỒ CHÍ MINH
GVHD: TS.Ngyễn Thị Lanh SVTH: Phạm Ngọc Quang Lớp:
MSSV:
TP.Hồ Chí Minh, năm………
Trang 52 Trang đệm hay trang nửa tựa đề
Là trang nằm giữa trang bìa và trang tựa đề Trang đệm là một trang giấy trắng, dán liền phần trang bìa và trang tựa đề
Lưu ý: không đánh số trang
3 Trang tựa đề hay nhan đề
Các chi tiết và cách trình bày trang tựa đề giống như trang bìa, nhưng in trên giấy thường
Lưu ý: không đánh số trang
4 Các trang xác nhận của GVHD/PHẢN BIỆN/ HĐKH (nếu có).
Chừa lề như trang bìa Không trình bày hay vẽ bất cứ hình gì ngoài dòng chữ tiêu
đề của trang
Trang mẫu: xem ở phần phụ lục (mẫu 1)
5 Trang nhận xét của đơn vị thực tập.
Nội dung xác nhận của đơn vị thực tập:
Phải xác nhập đúng tên sinh viên đã thực tập tại đơn vị; trong thời gian
từ đến ; nhằm thực hiện đề tài nghiên cứu về vấn đề ; có chữ ký và dấu tròn xác nhận của người có thẩm quyền ký và đơn vị đến thực tập
Trang mẫu: xem ở phần phụ lục (mẫu 2)
Lưu ý: không đánh số trang
6 Trang lời nói đầu
Lời nói đầu ( hay chương mở đầu) là cần thiết và bắt buộc Mục đích của chương
này là trình bày vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh nhất định, gây sự hứng thú cho người đọc về những điểm chính của báo cáo
Lời nói đầu đóng vai trò quan trọng trong việc phác thảo khung sườn của báo cáo,
do vậy cần được viết một cách thận trọng, súc tích, rõ ràng, để gây ấn tượng tốt cho các nội dung
Lời nói đầu thường bao gồm các phần:
*Lý do chọn đề tài
-Phần này trả lời câu hỏi (WHY?): tại sao tôi chọn đề tài này?
Trang 6-Phải nêu lên được:
Tầm quan trọng, ý nghĩa, tác dụng của vấn đề nghiên cứu
Vấn đề có tính cấp thiết cần phải giải quyết
Vấn đề chưa được nghiên cứu hay nghiên cứu chưa sâu Cần có những nội dung cần tiếp tục tìm hiểu, làm rõ
*Lịch sử nghiên cứu
-Phần này trả lời câu hỏi: Ai đã làm gì trong lĩnh vực này?
-Mục tiêu (nhiệm vụ) nghiên cứu
+ Phần này trả lời câu hỏi: Tôi sẽ làm gì?
+ Là những công việc cụ thể cần thực hiện khi nghiên cứu đề tài Thông thường đề tài nghiên cứu có các nhiệm vụ sau:
Xây dựng hệ thống lý luận làm cơ sở nghiên cứu
Điều tra, tìm hiểu bản chất, quy luật của đối tượng nghiên cứu
Thực nghiệm, kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài
Đề xuất các giải pháp
-Khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát hay còn gọi là mẫu khảo sát + Phần này trả lời câu hỏi: Tôi sẽ làm ở đâu? Tôi sẽ làm trong cộng đồng
xã hội nào ? nghĩa là xác định hệ thống trong đó có chứa các yếu tố của đối tượng nghiên cứu
-Phạm vi nghiên cứu
+ Phần này trả lời câu hỏi: Tôi sẽ làm đến đâu? Trong phần này cần trình bày rõ 3 loại phạm vi:
Phạm vi khách thể
Phạm vi thời gian diễn biến sự kiện
Phạm vi nội dung cần giải quyết trong luận văn
-Vấn đề khoa học
+ Phần này trả lời câu hỏi: Cần trả lời câu hỏi nào trong nghiên cứu
-Giả thuyết khoa học
+ Phần này trả lời câu hỏi: Luận điểm cơ bản của tôi ra sao?
+ Giả thuyết khoa học là sự giả định về bản chất của đối tượng nghiên cứu mà đề tài cần kiểm chứng (khẳng định hay phủ định) Giả thuyết này giúp nhà nghiên cứu định hướng đúng hoạt động của mình Một giả thuyết khoa học được xác minh tốt khi nhà nghiên cứu có khả năng kiểm chứng được giả thuyết đó bằng thực nghiệm
+ Giả thuyết khoa học là phán đoán về mối quan hệ nhân quả, được thể hiện bằng câu có chứa mệnh đề: “ Nếu Thì ”
Trang 7-Phương pháp chứng minh giả thuyết Phần này rất quan trọng, vì sự thuyết minh đầy đủ và rõ chính là sự bảo đảm cho độ tin cậy của kết quả nghiên cứu
+ Phần này có hai nội dung cơ bản:
Chứng minh bằng lý thuyết, nghĩa là đưa ra cơ sỏ lý luận của đề tài nghiên cứu
Chứng minh bằng thực tiễn thông qua phương pháp thu thập thông tin như: quan sát, phỏng vấn, làm việc nhóm, thực nghiệm Sau đó phải biện luận kết quả; đưa ra kết luận, kiến nghị sau kết quả
nghiên cứu
+ Phần này có 2 ý nghĩa:
Chứng minh độ tin cậy của kết quả
Làm cơ sở để lập dự toán kinh phí
Lưu ý: không đánh số trang
7.Lời cảm ơn
- Lời cảm ơn phải chân tình, rõ ràng, cụ thể, tránh viết những lời chung chung -Thường bao gồm một vài hay tất cả các đối tượng sau đây: Cha Mẹ, người hướng dẫn, Thầy Cô giáo, người cố vấn và góp ý, ân nhân, bạn bè, cơ quan, đoàn thể, tồ chức, thư viện và các nhà xuất bản đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đõ hoàn thành
đề tài nghiên cứu
Lưu ý: không đánh số trang
8.Bản mục lục
-Bảng báo cáo ta nên có phần hướng dẫn tra cứu nội dung Bản mục lục là phần trình bày các mục của bảng báo cáo theo thứ tự xuất hiện cùng với số trang của nó Nếu bảng báo cáo có một số bảng biểu, hình vẽ…, cần có bảng phục lục riêng cho từng loại đặt phía sau bản mục lục hoặc là từng bảng riêng biệt trên các trang cá biệt
Trang 8-Bản mục lục nhằm cung cấp cho người đọc ý niệm bao quát và có hệ thống về nội dung nghiên cứu
-Bản mục lục thường được đặt phía đầu báo cáo tiếp sau bìa phụ, lời cam kết và lời cảm ơn (mục lục cũng có thể đặt cuối báo cáo)
9.Bảng liệt kê các bảng biểu và hình minh họa
Trong việc trình bày bài báo cáo các bảng và đồ thị là phương thức hữu hiệu để truyền đạt các khuynh hướng và các mối liên hệ hơn là các bảng báo cáo viết dài dòng
-Bằng cách cung cấp cho người đọc bảng trình bày chính xác nhưng có tính hệ thống về các dữ kiện liên hệ
-Bằng cách giúp cho người đọc nắm bắt được dễ dàng và nhanh chóng các sự so sánh các khuynh hướng và các mối tương quan
-Bằng cách thu hút người đọc lưu ý đến các khía cạnh quan trọng nhất của thông tin thu nhận được
9.1Trình bày bảng
-Mục đích của bảng là trình bày các con số đầy đủ, một bảng không nên có quá
nhiều dữ kiện Hai bảng nhỏ thường tốt hơn là một bảng lớn dài
-Đầu của bảng phải được nhận ngay Bảng phải có một tựa rõ ràng, đầy đủ, mô tả đúng nội dung của bảng
-Nội dung của các cột phải được chỉ định chính xác và các đơn vị đo lường phải được quy định rõ
-Khi các dữ kiện tính bằng trị giá được trình bày theo chuỗi thời gian phải được xác định là các giá trị đó được tính theo giá cố định hay thời giá
-Các nguồn dữ kiện phải được nêu rõ
-Các dữ kiện nêu trong các bảng phải được trình bày trong một trật tự hợp lý
-Nếu các cột quá gần nhau, phải được ngăn cách bằng các đường hoặc dòng
-Các bảng phải được đánh số thứ tự để chỉ rõ vị trí của chúng trong hệ thống
Trang 9VD: bảng 1.a, bảng 1.6…
-Chú thích cuối trang Chú thích được trình bày các điều không thể thể hiện được
trên bảng, bao gồm một số đặc tính của dữ kiện hay phương pháp tính toán Lời chú thích được đặt ngay dưới bảng, nhưng trước nguồn dữ kiện Chú thích phải rõ ràng bằng chữ hay bằng ký hiệu
-Làm nổi bật Kỹ thuật làm nổi bật thông qua làm tương phản cách in giữa các con
số, đầu đề hoặc bằng cách dùng các dòng chữ in đậm và nhạt
Các bảng trong thân bài của báo cáo đều có vai trò khác nhau Được làm nổi bật ở nhiều khía cạnh khác nhau, do đó các dữ kiện được dùng phải chọn lọc nhiều hơn
Để đọc được các bảng một cách dễ dàng ta không nên để các con số lẻ (tức là số thập phân) mà ta nên làm tròn chúng lại
Ví dụ:
Bảng 1: Hoa kỳ nhập khẩu mật ong từ một số nước (1980-1983)
(Số lượng: ngàn pounds, trị giá: ngàn đôla)
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá Tổng số
các nước
2539 5
1031 5
4664 6
1624 4
6640 2
2056 1
6389 0
1964 4
8
8177
5
4725 3100
7
9152 3271
3
8558
9.2Đồ thị và biểu đồ
Các đồ thị và biểu đồ đặc biệt hữu ích để kích thích sự chú ý về các mối liên hệ
hay các khuynh hướng có ý nghĩa
Đồ thị và biểu đồ chuyển dịch những thông tin dạng số học thành dạng nhìn thấy được, do vậy các mối liên hệ có thể được hiểu thấu đáo một cách dễ dàng
Mỗi đồ thị hoặc biểu đồ thường bao gồm các yếu tố sau:
Trang 10+ Số thứ tự
+ Tiêu đề
+ Chú giải
Một số loại được dùng phổ biến như các đồ thị tuyến, biểu đồ thanh, biểu đồ tròn, biểu đồ không gian
9.2.1 Biểu đồ thanh: cho phép so sánh các sự vật diễn biến theo thời gian.
Một biểu đồ thanh duy nhất có thể được dùng để so sánh các dữ kiện trong một thời kỳ duy nhất hay một điểm thời gian Một biểu đồ với hai thanh hay nhiều hơn
có thể được dùng để chỉ các sự biến đổi giữa các thời kỳ khác nhau hay các điểm thời gian
Biểu đồ thanh bao gồm nhiều thanh được xếp dọc theo trục tung hay trục hoành
Có hai loại biểu đổ thanh căn bản:
+ Biểu đồ đơn giản: được dùng để so sánh các tổng số và do đó ít nhất luôn luôn
có hai thanh Các thanh không được chia nhỏ
+ Biểu đồ với nhiều thành phần: với một thanh duy nhất, loại biểu đồ ấy mới chỉ
quy mô hay trị giá tương đối thuộc các thành phần chính của một tổng số Một thanh duy nhất không nên có hơn ba hay bốn đoạn, trong nhiều trường hợp sẽ làm cho ta khó đọc
Trang 11Khi hai thanh hay nhiều hơn được dùng để chỉ các dữ kiện ở các thời điểm khác nhau, các thanh phải theo chiều dọc; trong một số trường hợp chúng phải theo chiều ngang
Trong các biểu đồ nhiều thành phần, trị giá của mỗi thành phần phải được biểu thị một cách tích lũy
0 10 20 30 40 50 60
tháng 1 tháng 2 tháng 3
quầy A quầy B quầy C
Doanh thu 3 quầy trong 3 tháng của cửa hàng quần áo T&T
9.2.2 Các đồ thị
Các đồ thị cũng giống như các dạng biểu đồ khác, dùng để cung cấp một ý tưởng tổng quát về quy mô, các khuynh hướng hay các tương quan giữa các dữ kiện
Một số quy tắc căn bản để chuẩn bị cho các đồ thị:
- Sử dụng trục tung cho các số lượng hay trị giá và trục hoành để chỉ cho các thời kỳ
- Chỉ các đơn vị được dùng trên mỗi trục
- Luôn luôn chỉ trị giá bẳng 0 (số 0) trên trục tung khi dùng giấy thông thường(số thập phân)
- Sử dụng tối đa hai hay ba đường chỉ các khuyng hướng trên một đồ thị duy nhất, để tránh sự lẫn lộn Nếu có quá nhiều đường trên một đồ thị, thường được chia nhỏ thành hai đồ thị riêng biệt nhau
- Dùng tối thiểu các đường phức hợp trên đồ thị để các đường chỉ khuynh hướng nổi bật lên rõ ràng
Trang 12Đồ thị tuyến:quan sát động thái của sự vật theo thời gian Và có thể minh họa các
mối tương quan giữa hai khuyng hướng
Ví dụ:
Doanh thu 3 quầy trong 3 tháng của cửa hàng quần áo T&T
9.2.3 Biểu đồ tròn( hay còn gọi là biểu đồ múi):cho phép quan sát tỷ lệ các phần
của một thể thống nhất
Có công dụng như biểu đồ thanh đơn giản tính bằng phần trăm(%)
Hình tròn tượng trưng cho tổng thể, các múi tượng trưng cho các thành phần của
tổng thể
Biểu đồ vòng tròn duy nhất thường được dùng để chỉ sự phân chia nhỏ của một dữ kiện, trong một thời kỳ nhất định Hai vòng tròn có thể được dùng để chỉ các sự biến đổi giữa hai thời kỳ
Một biểu đồ tròn được xây dựng theo cách thức sau:
Phải tính tỷ lệ phần trăm của nó đối với tổng số
Phải tính số độ mà số phần trăm ấy chiếm được trong một vòng 3600
Bằng cách dùng thước đo, vẽ các múi khác nhau trong vòng tròn
Các biểu đồ tròn thường được sử dụng để so sánh các thị phần
Trang 13Một số quy tắc khi thiết kế các biều đồ tròn:
Xếp đặt theo chiều kim đồng hồ Nếu có hai vòng tròn, phải theo cùng một trật
tự trong mỗi múi
Chỉ dùng một số múi hạn chế
Dùng các nét gạch hay các màu sắc để phân biệt các múi với nhau
Các phần trăm phải được chỉ định Các chỉ định và các phần trăm phải được đặt theo chiều ngang trong mỗi múi
9.2.3 Biểu đồ không gian:cho phép hình dung sự biến động của những hệ thống
số liệu có tọa độ không gian
tháng 1
tháng 2
tháng 3 0
20
40
60
80
100
quầy C quầy B quầy A
Doanh thu 3 quầy trong 3 tháng của cửa hàng quần áo T&T
Trang 149.3Danh mục hình ảnh minh họa
-Liệt kê các hình ảnh, trang họa, và các hình thức minh họa bằng chữ hay đoạn trích dẫn có liên quan đến báo cáo
-Có 2 loại hình minh họa:
+ Hình minh họa ngay trang cần minh họa
+ Hình minh họa ở cuối sách
10 Bảng viết tắt
-Về nguyên tắc, chữ viết tắt thường chỉ ứng dụng để viết tắt tên các tác phẩm thuộc tài liệu gốc, bách khoa, tạp chí nghiên cứu,
-Cách viết tắt
+ Viết tắt tựa đề tên tác phẩm;
+ Viết tắt các thuật ngữ
-Cách trình bày: liệt kê theo thứ tự vần chữ cái những kí hiệu và chữ viết tắt trong luận văn để người đọc tiện tra cứu
VD: ký hiệu và viết tắt
Công nghệ thông tin: CNTT
Phần mềm máy tính: PMMT
Quyền tác giả: QTG
Sở hữu trí tuệ: SHTT
Trang 15PHỤ LỤC
Mẫu 1:
XÁC NHẬN CỦA GVHD/PHẢN BIỆN/HĐKH
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Ngày……tháng……năm……
Giáo viên hướng dẩn/Phản Biện/HĐKH (ký và ghi họ tên)