1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

n Tập Tư Tưởng Hồ Chí Minh docx

11 299 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 37,25 KB

Nội dung

Ôn Tập Tưởng Hồ Chí Minh 1. Phân tích khái niệm tt HCM ( trình bày khái niệm, luận điểm của HCM), chương 1 ( 4 ý) -> ý nghĩa việc học tập tt HCM( chương mở đầu) Khái niệm: tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân… tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta". Nội dung: - Hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, ttHCM cùng với chủ nghĩa Mác- Lenin là nền tảng tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và dân tộc VN. - Nguồn gốc của tưởng HCM : chủ nghĩa Mác-Leenin, giá trị văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại. - Đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ hiện đại nhằm giải phóng dân tộc, giai cấp và giải phóng con người. - tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn 70 năm qua và tiếp tục soi sáng con đường chúng ta tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ý nghĩa: - Giúp nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của ttHCM đối với đời sống CMVN, làm cho tt của Người ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ nước ta. Bồi dưỡng cũng cố cho thế hệ trẻ lập trường , quan điểm trên nền tảng chủ nghĩa Mac-Lenin, tt HCM, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tích cực đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mac- Lenin, tt HCM, đường lối, chủ trương , chính sách, Bkit08.net – Phuong Thao pháp luật của Đảng và Nhà nước, giải quyết các vấn đề của cuộc sống ( Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, hội nhập, hợp tác…là xu thế tất yếu, trong đó đối tác vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt với nhau, các thế lực phản động thù địch không từ bỏ âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ CNXH ở nước ta qua kinh tế thị trường và trao đổi, giao lưu văn hóa). - Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị: tt HCM giáo dục đạo đức, cách, phẩm chất cách mạng, sống hợp đạo lý, yêu cái tốt cái thiện, ghét cái ác, cái xấu. Nâng cao lòng yêu nước, tinh thần phục vụ nhân dân, đạo đức của mỗi con người để làm cho tưởng Hồ Chí Minh , chủ nghĩa Mac-Lênin làm kim chỉ nam trong hoạt động của chúng ta. Câu 2: tưởng HCM về vấn đề dân tộc? Quan điểm của Mác-Ăngghen-Lênin về vấn đề dân tộc : Khái niệm: Dân tộc là một vấn đề rộng lớn bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tưởng và văn hoá giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ tộc. Quan điểm của chủ nghĩa Mác: Dân tộc là sản phẩm của lịch sử. Mác-Ăngghen đã đặt nền tảng lý luận cho việc giải quyết vấn đề dân tộc một cách khoa học. Lênin đã phát triển quan điểm về vấn đề dân tộc thành hệ thống lý luận toàn diện và sâu sắc. Vấn đề dân tộc theo tưởng Hồ Chí Minh – là vấn đề dân tộc thuộc địa “Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập”. Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc: Từ thực tiễn phong trào cứu nước và lịch sử nhân loại, Hồ Chí Minh khẳng định phương hướng phát triển của dân tộc trong bối cảnh thời đại mới là chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. - Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Trích “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” Bác Hồ đọc tại quãng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. - Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Độc lập hoàn toàn và thật sự trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. Trong nền độc lập, mọi người đều được ấm no, tự do, hạnh phúc. - Độc lập thật sự phải gắn với hoà bình thật sự. “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình…kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”. - Độc lập dân tộc phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. - Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc là một động lực to lớn của đất nước. Chủ nghĩa dân tộc là chủ Bkit08.net – Phuong Thao nghĩa yêu nước và sự thức tỉnh ý thức dân tộc. “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế cộng sản…”, đó là chủ nghĩa dân tộc chân chính. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và CNXH, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Hồ Chí Minh xác định con đường cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: làm “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Do đó, “giành được độc lập rồi phải tiến lên CNXH…”. “yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội”. -Từ quyền con người, Hồ Chí Minh đã khái quát thành quyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” - Độc lập cho dân tộc mình và cho tất cả các dân tộc khác. “Phải đấu tranh cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là đấu tranh cho dân tộc ta vậy”. Câu 3: Quan điểm của ttHCM về mục tiêu động lực XHCN ở VN( liên hệ CNH, HĐH) chương 3. Mục tiêu: Về chính trị: chế độ chính trị phải do nhân dân lđ làm chủ,nhà nước của dân do dân vì dân. Chức năng của nhà nước: + phải phát huy quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân. + chuyên chính với thiểu số phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại chế độ XHCN. Về kinh tế: xây dựng nền kinh tế XHCN dựa trên nền tảng công – nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo CNTB được bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng cải thiện. Về văn hóa tư- xã hội: văn hóa là mục tiêu cơ bản của cách mạng XHCN, văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hôi ( xóa mù chữ, xây dựng phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, thực hiện nếp sống mới…). +Bản chất nền văn hóa XHCNVN “ phải XHCN về nội dung”, phát huy vốn có của dân tộc, đồng thời học tập văn hóa tiên tiến của thế giới. Phương châm xd nền văn hóa mới: dân tộc, khoa học, đại chúng. Văn hóa phải gắn liền với lao động sản xuất. +Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng XHCN là đào tạo con người,vì mục tiêu cao nhất động lực quyết định công cuộc xây dựng là con người. muốn có con người XHCN, phải có tưởng XHCN; tưởng XHCN là kết quả của học tập vận dụng phát trieernchur nghĩa Mac- Lenin, nâng cao lòng yêu nước, yêu CNXH +Trao dồi rèn luyện đạo đức cách mạng, tạo điều kiện để rèn luyện tài năng; Người luôn gắn phẩm chất chính trị với trình đọ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó “ chính trị là tinh thần, chuyên môn là thể xác”. +Quan hệ xã hội: xây dựng công bằng dân chủ, có quan hệ tốt đẹp giữa người và người Động lực : Bkit08.net – Phuong Thao - Những động lực thể hiện ở các phương diện: vật chất và tinh thần; nội sinh và ngoại sinh. Động lực quan trọng và quyết định là con người, là nhân dân lao động, nồng cốt là công nông trí thức. Động lực bên trong: + Con người là động lực quan trọng nhất của CNXN, động lực này có sự kết hợp giữa cá nhân với xã hội, không có chế độ XH nào coi trọng lợi ích chính đáng của các nhân bằng chế độ XHCN. + Nhà nước đại diện cho ý chí quyền lực của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện chức năng quản lý XH, xây dựng CNXH. + Động lực kinh tế: phát triển kinh tế, giải phóng mọi năng lực sản xuất, gắn liền kinh tế với kỹ thuật, kinh tế với XH. + Động lực tinh thần của XH : văn hóa , khoa học, giáo dục. - Sự lãnh đạo đúng đắng của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của CNXH. Ngoài động lực bên trong phải kết hợp với sức mạnh thời đại, tang cường đoàn kết quốc tế, gắn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân,sử dụng thành quả của khoa học kỹ thuật thế giới. - HCM xác định nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng, vì vậy cần nêu cao tinh thần độc lập tự chủ,tự lực cánh sinh, nhưng tranh thủ sự giúp đỡ,hợp tác quốc tế, kết hợp sức mạnh tổng hợp để xây dựng thành công CNXH trên cơ sở đảm bảo quyền dân tộc VN, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, chung sống hòa bình và phát triển. Câu 4: tưởng HCM về ĐCS VN, liên hệ với vấn đề đẩy mạnh công tác xây dựng ĐCS VN hiện nay? Thứ nhất, ĐCS VN là nhân tố hang đầu quyết định thắng lợi của CM VN. “Cách mạng trước hết phải có cái gì?” – “Phải có Đảng CM, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì con thuyền mới chạy. Thứ hai, ĐCS VN là sản phẩm của sự kết hợp CN Mác-Le6nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đây là quy luật hình thành ĐCS VN kết hợp then yếu tố phong trào yêu nước, vì: 1. Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc. 2. Phong trào CN kết hợp với phong trào yêu nước vì cả hai đều có mục tiêu chung. 3. Phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân. 4. Phong trào yêu nước của trí thức VN là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yêu tố cho sự ra đời của ĐCS VN. Bkit08.net – Phuong Thao Quy luật hình thành ĐCS VN trên cơ sở kết hợp vấn đề dân tộc với giai cấp, có ý nghỉa quan trọng đối với quá trình hình thành ĐCS ở một nước thuộc địa. Thứ ba, ĐCS VN là Đảng của giai cấp Công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. -Đảng ta là đội tiền phong của giai cấp Công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân. -Đảng ta tập hợp vào đội ngũ của mình những người “tin theo chủ nghĩa cộng sản”, “Đảng liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới”. Đảng “Đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc” và “Đảng của giai cấp lao động, mà cũng là Đảng của toàn dân”. -Bản chất giai cấp công nhân của Đảng là ở nền tảng lý luận và tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lenin. Thứ tư, ĐCS VN lấy CN Mac-Lenin “làm cốt” -“Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy”. -CN Mác-Lenin làm “cốt” trở thành nền tảng tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của ĐCS VN. -Vận dụng CN Mac-Lenin chú ý: 1. Học tập, nghiêng cứu, tuyên truyền CN Mac-Lenin phải phù hợp với hoàn cảnh và từng đối tượng. 2. Vận dụng chủ nghĩa Mac-Lenin phải phù hợp với từng hoàn cảnh. 3. Trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt của các ĐCS khác, đồng thời Đảng ta phải tổng kết kinh nghiệm của mình để bỗ xung chủ nghĩa Mac-Lenin. 4. Đảng ta phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sang của chủ nghĩa Mac- Lenin. Thứ năm, ĐCS VN xây dựng theo nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản. -Tập trung dân chủ-là nguyên tắc cơ bản của tổ chức Đảng. -Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách luôn đi đôi với nhau. -Tự phê bình và phê bình. Đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng. -Kỷ luật nghiêm minhtự giác. -Đoàn kết thống nhất trong Đảng. Thứ sáu, tăng cười củng cố mối quan hệ bền chặt giữa Đảng với dân. Bkit08.net – Phuong Thao -Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân, thường xuyên lắng nghe ý kiến của dân, khắc phục bệnh quan lieu. -Đảng cần quyền, dân làm chủ, vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng dưới mọi hình thức. -Đảng có trách nhiệm nâng cao dân trí. -Trong quan hệ với dân, Đảng phải tiên phong. Thứ bảy, ĐCS VN phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh. Xây dựng, chỉnh đốn là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. Nội dung xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh: -Xây dựng Đảng về tưởng. -Xây dựng Đảng về chính trị. -Xây dựng Đảng về tổ chức, công tác cán bộ. Câu 5: tưởng HCM về vến đề đại đoàn kết dân tộc, vận dụng vào trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN hiện nay. Cơ sở hình thành tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân, khối đại đoàn kết dân tộc: tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiều yếu tố và được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển biện chứng chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa Mac-Lenin đã được vận dụng và phát triển sang tạo, phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng. 1. Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam. Đề cập đến chủ nghĩa yêu nước dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Dân ta có một long nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn song vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó vượt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước” Trải qua hang ngàn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kế dân tộc, đoàn kết dân tộc Việt Nam đã hình thành và củng cố, tạo thành một truyền thống bền vững. Chúng là cơ sở của ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần dũng cảm hy sinh vì dân, vì nước của mỗi con người Việt Nam, đồng thời là giá trị tinh thần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng và của mỗi cá nhân trong quá trình dựng nước và giữ nước, làm nên truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc. Dù lúc thăng, lúc trầm nhưng chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam bao giờ cũng là tinh hoa đã được hung đúc và thử nghiệm qua hang nghìn năm lịch sử chinh phục thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc ông cha ta. Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Bkit08.net – Phuong Thao 2. Quan điểm của CN Mac-Lenin coi cách mạng là sự nghiệp quần chúng CN Mac-Lenin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sang tạo lịch sử, giai cấp vô sản muốn thực hiện vai trò là lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc, liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng. Chủ nghĩa Mac-Lenin đã chỉ ra cho cách dân tộc bị áp bức con đường tự giai phóng. Lenin cho rằng sự liên kết giai cấp, trước hết là liên minh giai cấp công nhân là hết sức cần thiết, bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản. Rằng nếu ko có sự đồng tình và ủng hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngủ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản thì cách mạng vô sản ko thể thực hiện được. Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khao học trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các đi sản truyền thống, trong tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từ đó hình thành tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. 3. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào CM VN và thế giới. Không chỉ được hình thành từ những cơ sở lý luận suông, tưởng này còn xuất phát từ thực tiễn lịch sử của dân tộc và nhiền năm bôn ba khảo nghiệm ở nước ngoài của Hồ Chí Minh-thực tiển CM Việt Nam. Là một người am hiểu sâu sác lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc mình, Hồ Chí Minh nhận thực được trong thời phong kiến chỉ có những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc mình, Hồ Chí Minh nhận thức được trong thời phong kiến chỉ có những cuộc đấu tranh thay đổi triều đại nhưng chúng đã ghi lại những tấm gương tâm huyết của ông cha ta với tưởng “Vua tôi đồng lòng, an hem hòa thuận, cả nước góp sức” và “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thưỡng sách giữ nước”. Chính chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc trong chiều sâu và bề dày của lịch sử này đã tác động mạnh mẽ đến Hồ Chi Minh và được người ghi nhận như những bàu học to lớn cho sự hình thành tưởng của mình. Những quan điểm của Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân, khối đại đoàn kết dân tộc: Khái niệm đại đoàn kết dân tộc trong tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những luận điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục. Tập hợp và tổ chức CM và tiến bộ nhàm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH. Nói một cách khác, đó là tưởng xây dựng, củng cố, mở rộng lực lượng CM trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai đoạn, giải phóng con người. 1) Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công cua CM. Với Hồ Chí Minh đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta. Người cho rằng: “Muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng đấu tranh vũ trang CM, bằng CM vô sản. 2) Hồ Chí Minh cho rằng “Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hang đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”. Bởi vì, đại đoàn kết dân tộc chính là nhiệm vụ của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ Bkit08.net – Phuong Thao mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người. 3) Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. Theo tưởng Hồ Chí Minh, “dân” chỉ mọi con dân đất Việt, con rồng cháu tiên, không phân biệt dân tộc, đa số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu, nghèo. Nói đến đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa phải tập hợp mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. Người đã nhiều lần nói rõ: “ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có long phụng sự tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. 4) Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành dức mạnh vật chất có tổ chúc là mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng: Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng theo những nguyên tắc: + Trên nền tảng liên minh công nông ( sau them lao động trí óc) dưới sự lãnh đạo của Đảng. +Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ lấy việc thống nhất lợi ích của tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng. +Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thực sự, chân thành, than ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, Phương châm đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp khác nhau của Hồ Chí Minh là: “Cầu đồng tồn dị”-lấy cái chung, đề cao cái chung, để hạn chế cái riêng, cái khác biệt. Vận dụng TT HCM về đoàn kết dân tộc trong việc dẩy mạnh công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. 1) Thực trang chung hiện nay, nước ta đã thu được những thành tựu cơ bản. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân vì dân. Việt Nam đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa sẵn dàng là bạn là đối tác tin cẩu của các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoàn bình độc lập và phát triển. Trước những khó khăn cũng như thách thức, sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xh công bằng, dân chủ, văn minh” đang dòi hỏi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc ở chiều sâu. Đặc biệt khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức được mở rộng hơn, là nhân tố quan trọng thúc dẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 2) Chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng đã thực sự là một bộ phận của đường lối đổi mới và góp phần to lớn vào những thành quả của đất nước. Tuy nhiên, khố đại đoàn kết toàn dân tộc mới quan hệ giữa Đảng, nhà nước và nhân dân đang đứng trước những thách thức mới. Yêu cầu trong giai đoạn CM hiện nay là phải củng cố tăng cười khối đoàn kết dân tộc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, tiến hành thắng lợi sự nghiệp CN Hóa, HĐ Hóa đất nước vì mục tiêu của CNXH. 3) Vận dụng tt HCM phải gắng liền với thực tiễn. Và phải chú ý đến các vấn đề sau: Một là, phải thấu suốt quan điểm đại đoàn kết toàn dân tộc, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bkit08.net – Phuong Thao Hai là, lấy mục tiêu chung của sự nghiệp CM làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhay, cùng hướng tới tương lai. Ba là, bảo đảm công bằng và bình đẳng xh, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dận, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân-tập thể- xã hội; thực hiện dân chủ gắn với kỷ cương, chống quan lieu, tham nhũng, lãng phí; ko ngừng bồi dưỡng, nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tinh thần tự lực tự cường xây dựng đất nước; xem đó là những yếu tố quan trọng để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc. Bốn là, đại đoàn kết là sự nghiệp của cả dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các Tổ chức Đảng được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước có ý nghĩa quan trọng hang đầu. Câu 6 :Tt HCM về đạo đức cách mạng, liên hệ với vấn đề sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM (7-2). Quan điểm về vai trò và sức mạnh của Đảng: - Trong suốt con đường hoạt động của mình HCM luôn quan tâm giáo dục lý tưởng CM và đạo đức CM cho mọi người, đồng thời Người cũng là hiện thân của đạo đức CM. Điều này đã thể hiện ngay trong bài giảng đầu tiên của lớp tổ chức VN thanh niên CM đồng chí hội, bài giảng tên “tư cách người CM” , trong di chúc 1969 Người yêu cầu Đảng ta chăm lo đạo đức cách mạng, đào tào người tài kế thừa CM. HCM coi đạo đức là nền tảng của người CM, là gốc của cây là ngọn nguồn của sông suối, đạo đức là nền tảng là gốc, đặc biệt đối với CM thì nó càng cần thiết. nếu mỗi cán bộ Đảng viên không tự tu dưỡng đạo đức thì mặt trái cảu việc cầm quyền bộc lộ ( tha hóa con người), vì vậy Người yêu cầu Đảng ta phải rèn luyện đạo đức. - Đạo đức là thước đo của lòng cao thượng cảu con người là biểu hiện của đạo đức CM, thể hiện trong thực tiễn khi khó khan, gian khổ, thất bại thì không lùi bước, không chán nản, phải lo cái lo của thiên hạ và vui sau vui thiên hạ. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức CM: - Trung với nước, hiếu với dân: trung và hiếu là những khái niệm cũ trong tưởng đạo đưc truyền thống VN và phương Đông(theo quan điểm xưa là “ trung với vua, hiếu với cha mẹ”, theo quan điểm HCM là “trung với nước, hiếu với dân”). Đây là phẩm chất đạo đức hàng đầu, nó thể hiện trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp xây dựng đất nước. + Trung với nước: phải biết đặt lợi ích của Tổ quốc, của Cm, của Đảng lên trên hết; quyết tâm thực hiện mục tiêu CM, khi được giao nhiệm vụ phải hoàn thành nhiệm vụ ấy; làm tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Bkit08.net – Phuong Thao +Hiếu với dân : khẳng định sức mạnh thật sự là của nhân dân; phải tin tưởng, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. - Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư: khái niệm cũ trong đạo đức truyền thống của dân tộc, được HCM lược bỏ nội dung không phù hợp, và đưa vào những nội dung mói đáp ứng yêu cầu CM. + Cần: siêng năng , chảm chỉ, lao động có kế hoạch, năng suất cao. + Kiệm: tiết kiệm(thời gian, công sức, của cải…) của nước của dân, không phô trương hình thức. + Liêm: tôn trọng của công, của dân, không tham lam tiền cảu ,đại vị, danh tiếng. + Chính: thẳng thắng, đứng đắng. Cần , kiêm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau, ai cũng phải thực hiện. Đối với một quốc gia, cần, kiệm, liêm ,chính là thước đo về sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, thể hiện sự văn minh tiến bộ. + Chí công vô tư: công bằng, công tâm, không thiên vị, chí công vô là nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân. - Yêu thương con người, sống có tình nghĩa: yêu thương con người là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất, yêu thương con người là một tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những người nghèo khổ, những người bị áp bức ,bijbosc lột không phân biệt màu da, dân tộc. Tình yêu thương con người phải được xây dựng trên lập trường giai cấp công nhân, đòi hỏi thái độ tôn trọng quyền co người, mỗi người phải chặt chẽ và nghiêm khắc với mình, rộng rãi độ lượng, giàu lòng vị tha với người khác, - Tinh thần quốc tế trong sáng: phải tôn trọng và thương yêu các dân tộc, an hem các nước. Đồng thời chúng ta phải chống lại hận thù, bất bình đẳng dân tộc Quan điểm xây dựng đạo đức mới: - Nói đi đôi với làm là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới.nêu gương về đạo đức là nét đẹp văn hóa của người phương Đông, nói đi đôi vói làm phải gắn liền vói nêu gương đạo đức. - Xây đi đôi với chống : xây dựng đạo đức mới trước hết bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới. đi đôi với chống loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức trong đời sống hàng ngày. - Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời: nền tảng dạo đức được xây dựng trên có sở tự giác tu dưỡng. Bkit08.net – Phuong Thao . quyết định công cuộc xây dựng là con người. mu n có con người XHCN, phải có tư tưởng XHCN; tư tưởng XHCN là kết quả của học tập v n dụng phát trieernchur nghĩa Mac- Lenin, n ng cao lòng yêu n ớc,. quan điểm của Hồ Chí Minh về sức mạnh của nh n d n, khối đại đo n kết d n tộc: Khái niệm đại đo n kết d n tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những lu n điểm, nguy n tắc, phương pháp. chủ nghĩa ấy”. -CN Mác-Lenin làm “cốt” trở thành n n tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của ĐCS VN. -V n dụng CN Mac-Lenin chú ý: 1. Học tập, nghiêng cứu, tuy n truy n CN Mac-Lenin

Ngày đăng: 11/08/2014, 20:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w