Vềphảnứngphụcủabisphosphonatesliênquanđếnhoạitửxươnghàmvàrungnhĩ Gần đây có một số báo cáo khoa học liênquanđếnphảnứngphụ (nhưng nghiêm trọng) của các thuốc bisphosphonates như hoạitửxươnghàm (osteonecrosis of the jaw – ONJ) vàrungnhĩ (atrial fibrillation). Những ảnh hưởng này cộng với một số thông tin không mấy chính xác trên các kênh thông tin phổ thông đã gây ra một số hiểu lầm và hoang mang trong công chúng về hiệu quả và tác động của thuốc bisphosphonates. Bài viết này sẽ trình bày một vài phát hiện mới nhất liênquanđến hai phảnứngphụcủabisphosphonates để làm sáng tỏ vấn đề. Loãng xương là một bệnh với đặc điểm chất khoáng trong xương bị suy giảm và dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương. Lượng chất khoáng trong xương bị suy giảm là hệ quả của sự thiếu cân đối trong qui trình chuyển hóa củaxương (bone remodelling), mà trong đó các tế bào hủy xương (osteoclasts) lấn áp các tế bào tạo xương (osteoblasts). Do đó, một trong những biện pháp để điều trị loãng xương là ức chế các tế bào hủy xương. Khoảng bốn thập niên trước, các nhà khoa học phát hiện rằng bisphosphonates có hiệu năng ức chế các tế bào hủy xương, và nghiên cứu sử dụng thuốc này cho việc việc điều trị loãng xươngvà phòng chống gãy xương. Các tế bào ung thư trong xương (đặc biệt là tế bào ung thư vú vàung thư myeloma) có thể sản sinh và kích hoạt các tế bào hủy xương dẫn đến sự phóng thích các yếu tố cytokines và hệ quả là di căn xương. Vì sự thật này cho nên bisphosphonates còn được chỉ định cho việc điều trị bệnh nhân ung thư bị di căn xương với gia tăng calcium hay không gia tăng calcium trong máu. Dựa vào cấu trúc hóa học, có thể chia các thuốc bisphosphonates thành 2 nhóm: nhóm có chứa nitrogen (như alendronate, risedronate, ibandronate, olpadronate, pamidronate, zoledronate) và nhóm không chứa nitrogen (etidronate, clodronate, và tiludronate). Cơ chế sinh học chủ yếu là khi uống hay tiêm, bisphosphonates chuyển hóa bằng cách “xâm lấn” vào các tế bào hủy xương làm cho các tế bào này phát động quá trình apoptosis (tức là quá trình “tế bào tự tử”) và do đó “tiêu diệt” các tế bào hủy xương [1]. Bisphosphonates được sử dụng điều trị loãng xươngvàung thư di căn từ hơn 10 năm qua. Qua rất nhiều nghiên cứu lâm sàng, có thể nói rằng các thuốc như alendronate (thuơng hiệu Fosamax), risedronate (Actonel), zoledronate (Zometa) có hiệu quả rất khả quan trong việc phòng chống loãng xương. Các thuốc này tuy chỉ tăng mật độ chất khoáng trong xương khoảng 5-7%, nhưng có khả năng giảm nguy cơ gãy xương đốt sống vàxương hông đến 50%. Một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy zoledronate có hiệu quả giảm nguy cơ gãy xương lên đến 70% và thậm chí làm giảm nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân gãy xương hông [2]. Vì những hiệu quả rất đáng kể này, cho đến nay bisphosphonates đã trở thành một liệu pháp hàng đầu được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh nhân loãng xương. Vài ảnh hưởng thứ phát Cũng như bất cứ liệu pháp dược phẩm nào, bisphosphonates cũng có vài ảnh hưởng thứ phát (adverse events). Nhưng nhìn chung, bisphosphonates là thuốc tương đối an toàn. Trong vài trường hợp hiếm hoi, viêm thực quản (esophagitis) đã được báo cáo sau khi bệnh nhân uống alendronate và pamidronate. Do nguy cơ viêm thực quản, alendronate được xem là chống chỉ định đối với những bệnh nhân với rối loạn thực quản như chứng co thắt tâm vị (achalasia). Cả hai thuốc alendonate và risedronate cũng chống chỉ định cho những bệnh nhân không có khả năng ngồi hay đứng thẳng người tối thiểu 30 phút sau khi uống thuốc. Số liệu từ các công trình nghiên cứu lâm sàng cho thấy tỉ lệ phát sinh (incidence) GI không khác nhau giữa nhóm được điều trị bằng alendronate và nhóm placebo, nhưng trong thực hành lâm sàng, một số bệnh nhân phải ngưng sử dụng bisphosphonates vì ảnh hưởng phụ trên GI. Uống alendronate mỗi tuần một lần có vẻ an toàn hơn uống hàng ngày [3]. Ngoài ra, bệnh nhân ngưng sử dụng alendronate do ảnh hưởng GI cũng có thể sử dụng risedronate mỗi tuần một lần với độ an toàn có thể chấp nhận được [4]. Trong một nghiên cứu 2 tuần so sánh an toàn giữa alendronate và risedronate, các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng bệnh nhân uống risedronate nói chung có ít ảnh hưởng phụ (loét dạ dày) hơn bệnh nhân alendronate. Tuy nhiên, không có khác biệt đáng kể giữa hai nhóm cho các ảnh hưởng phụ như esophageal viêm thực quản [5]. Một nghiên cứu khác theo dõi bệnh nhân trong 12 tháng so sánh alendronate và risedronate, tỉ lệ bệnh nhân với GI trong nhóm alendronate tương đương với nhóm risedronate [6]. Một số phảnứngphụ (như sốt, cảm thấy khó chịu, đau cơ bắp) cũng xảy ra và tỉ lệ có thể cao đến 10% hay 20% ở những bệnh nhân được tiêm pamidronate hoặc zoledronic [7]. Giảm lượng calcium trong máu (hypocalcemia) có thể xảy ra, nhưng thường nhẹ và không biểu hiện triệu chứng. Để ngăn ngừa tình trạng thiếu calcium trong máu, điều quan trọng là cần phải đảm bảo bệnh nhân có đầy đủ lượng vitamin D. Bisphosphonates được bài tiết qua đường thận và vì thế, thuốc không nên sử dụng cho những bệnh nhân suy thận nghiêm trọng (như creatinine clearance thấp hơn 35 ml/phút). . Về phản ứng phụ của bisphosphonates liên quan đến hoại tử xương hàm và rung nhĩ Gần đây có một số báo cáo khoa học liên quan đến phản ứng phụ (nhưng nghiêm trọng) của các thuốc bisphosphonates. hiểu lầm và hoang mang trong công chúng về hiệu quả và tác động của thuốc bisphosphonates. Bài viết này sẽ trình bày một vài phát hiện mới nhất liên quan đến hai phản ứng phụ của bisphosphonates. ứng phụ (nhưng nghiêm trọng) của các thuốc bisphosphonates như hoại tử xương hàm (osteonecrosis of the jaw – ONJ) và rung nhĩ (atrial fibrillation). Những ảnh hưởng này cộng với một số thông