1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tài liệu về xử lý chất thải doc

25 250 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 318,53 KB

Nội dung

1 a) Hàm lượng chất rắn: Tổng lượng chất rắn là tính chất vật lý đặc trưng quan trọng của nước thải, bao gồm chất rắn nổi, chất rắn lơ lửng (hay huyền phù), chất rắn keo và chất rắn hoà tan. Tổng lượng chất rắn được xác định là phần coi lại sau khi cho bay hơi mẫu nước thải trên bếp cách thuỷ, tiếp tục sấy khô ở nhiệt độ 103 0 C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l. (Theo kích thước, chất rắn trong nước được chia như trong Bảng 10 - Phụ lục). [38], [40], [49]. b) Hàm lượng ô xy hoà tan DO (Disslved Oxygen): Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của nước thải là hàm lượng oxy hoà tan vì oxy không thể thiếu được đối với tất cả các cơ thể sống trên cạn cũng như dưới nước. Oxy duy trì quá trình trao đổi chất, sinh ra năng lượng cho sự sinh trưởng, sinh sản và tái sản xuất. Oxy là loại khí khó hoà tan và không tác dụng với nước về mặt hoá học. Độ hoà tan của oxy phụ thuộc vào các yếu tố như áp suất, nhiệt độ và các đặc tính khác của nước (thành phần hoá học, vi sinh, thuỷ sinh sống trong nước ). Khi thải các chất thải sử dụng oxy vào các nguồn nước, quá trình oxy hoá sẽ làm giảm nồng độ oxy hoà tan vào các nguồn nước này, thậm chí có thể đe doạ sự ống của các loài cá, cũng như các loài sống dưới nước. Việc xác định thông số về hàm lượng oxy hoà tan có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì điều kiện hiếu khí của nước tự nhiên và quá trình phân huỷ hiếu khí trong quá trình XLNT. Mặt khác, hàm lượng oxy hoà tan còn là cơ sở của phép phân tích xác định nhu cầu oxy sinh hoá. [40], [49]. c) Nhu cầu oxy trong quá trình sinh hoá BOD (Biochemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy sinh hoá là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm của nước thải đô thị và chất thải hữu cơ của công nghiệp và là thông số cơ bản để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước. 2 BOD là lượng oxy vi sinh vật tính bằng miligam hoặc bằng gam, dùng để oxy hoá các chất hữu cơ nhờ vi khuẩn hiếu khí ở điều kiện 20 0 C, đơn vị tính là mg/l. Phương trình tổng quát của phản ứng: Chất hữu cơ + O 2 Vi khuẩn CO 2 + H 2 0 + tế bào mới + sản phẩm cố định. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật. Trong thực tế người ta không thể xác định lượng oxy cần thiết để phân huỷ hoàn toàn chất hữu cơ vì như thế tốn quá nhiều thời gian (mất 20 ngày), mà chỉ xác định lượng oxy cần thiết trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ 20 0 C (ký hiệu BOD 5 ). Vì lúc này đã có khoảng 70  80% các chất hữu cơ đã bị oxy hoá. [40]. d) Nhu cầu oxy hoá học COD (Chemical Oxygen Demand): Chỉ số COD là lượng oxy cần thiết tính bằng gam hoặc miligam cho quá trình oxy hoá các chất hữu cơ trong mẫu nước thành cacbonic và nước. Chỉ số COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể oxy hoá bằng hoá học, bao gồm cả lượng các chất hữu cơ không bị oxy hoá bằng vi sinh vật, do đó giá trị COD > BOD. Phép phân tích COD có ưu điểm là cho kết quả nhanh (hết khoảng 3h) nên đã khắc phục được nhược điểm của phép đo BOD. [40]. e) Các chất dinh dưỡng: - Hàm lượng nitơ: Nitơ có thể tồn tại ở các dạng chính sau: Nitơ hữu cơ, amoniac, nitric, nitrat. Vì nitơ là nguyên tố chính xây dựng tế bào tổng hợp protein nên một số liệu về chỉ tiêu nitơ sẽ rất cần thiết để xác định khả năng có thể xử lý một loại nước thải nào đó bằng các quá trình sinh học. Trong trường hợp không đủ nitơ, có thể bổ sung thêm để chất thải đó trở nên có khả năng xử lý bằng phương pháp sinh học. 3 - Hàm lượng phốt pho: Ngày nay người ta quan tâm nhiều hơn đến việc kiểm soát hàm lượng các hợp chất phốt pho trong NTSH và NTCN thải vào nguồn nước. Vì nguyên tố này là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự phát triển “bùng nổ” của tảo ở một số nguồn nước mặt. Phốt pho trong nước thải thường tồn tại ở dạng orthophotphat (PO 3-4 , HPO 2-4 , H 2 PO 2-4 , H 3 PO 4 ) hay polyphotphat {Na 3 (PO 3 ) 6 và photphat hữu cơ. - Hàm lượng Sunfat: Ion sunfat thường có trong nước cấp cho sinh hoạt cũng như trong nước thải. Lưu huỳnh cũng là một nguyên tố cần thiết cho tổng hợp protein và được giải phóng ra trong quá trình phân huỷ chúng. Sunfat bị khử sinh học ở điều kiện kỵ khí theo phản ứng sau: Chất hữu cơ + SO 2 –4 Vi khuẩn kỵ khí S 2 + H 2 O + CO 2 S 2 + 2H + = H 2 S Khí H 2 S thoát vào không khí trên bề mặt nước thải trong cống, một phần khí này bị tích tụ tại các hốc bề mặt nhám của ống dẫn và có thể bị oxy hoá sinh học thành H 2 SO 4 . A xít này sẽ ăn mòn các ống dẫn, mặt khác khí H 2 S gây ra mùi hôi thối và độc hại cho công nhân các nhà máy xử lý nước thải. Hàm lượng sunfat cao trong nước sẽ ảnh hưởng tới việc hình thành H 2 S gây mùi khó chịu, nhiễm độc đối với các loài cá. f) Chỉ tiêu vi sinh của nước: Nước là một phương tiện lan truyền các nguồn dịch bệnh và trong thực tế các bệnh lây lan bằng đường nước là một nguyên nhân chính gây ra ốm đau và tử vong, nhất là ở các nước đang phát triển, bệnh tật đã làm tổn hại tới 35% tiềm năng sức lao động. [40], [49]. g) Các tác nhân độc hại và các hợp chất liên quan về mặt sinh thái: 4 - Kim loại nặng: Các chất này bao gồm: crôm, đồng, chì, thuỷ ngân do các nhà máy thải ra. Do các chất này không thể phân huỷ nên các kim loại nặng tích tụ trong các chuỗi thức ăn của hệ sinh thái. Quá trình này bắt đầu với nồng độ thấp của các kim loại nặng tồn tại trong nước hoặc cặn lắng, rồi sau đó được tích tụ nhanh trong các thực vật và động vật. Cuối cùng đến sinh vật bậc cao nhất trong chuỗi thức ăn, nồng độ kim loại nặng đủ lớn để gây ra độc hại. - Dầu mỡ: là chất lỏng khó tan trong nước, tác động xấu tới cuộc sống hầu hết các loài động thực vật. Các loại thuỷ sinh và cây ngập nước dễ bị chết do dầu mỡ ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung cấp dinh dưỡng. - Mùi: Gây ra sự khó chịu cho con người do các nguyên nhân sau: có các chất hữu cơ thải ra từ cống rãnh khu dân cư, xí nghiệp chế biến thực phẩm; có nước thải công nghiệp hoá chất; có các sản phẩm từ sự phân huỷ cây cỏ, rong tảo, xác động vật. [40], [49]. 2.3. THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ 2.3.1. Nước thải sinh hoạt (NTSH): Nước thải từ các hộ gia đình, khách sạn, trường học, cơ quan có đặc trưng cơ bản là chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó có khoảng 52% là các chất hữu cơ, 48% là các chất vô cơ và một số vi sinh vật. (Tổng hợp trung bình của các tác nhân ô nhiễm do một người hàng ngày thải vào môi trường được nêu trong Bảng 10 - Phụ lục). [38]. Tuy nhiên, trong thực tế khối lượng trung bình các tác nhân ô nhiễm do con người là khác nhau ở các điều kiện sống khác nhau. Do vậy để đánh giá chính xác cần phải khảo sát cụ thể đặc điểm nước thải từng vùng dân cư. Từ kết quả nghiên cứu ở nhiều nước cho thấy các thông số đặc trưng nhất để đánh giá đặc điểm NTSH là chất hữu cơ (qua BOD), các chất dinh 5 dưỡng (N), (P) và chất rắn. Theo kinh nghiệm, tỷ lệ nồng độ (mg/l) giữa BOD/N/P cần thiết xử lý sinh học là 100/5/1. Nước thải sinh hoạt chưa xử lý có tỷ lệ là 100/7/5 và sau khi xử lý là 100/23/7. Như NTSH sau khi xử lý còn dư thừa N và P tạo điều kiện cho phát triển vi sinh và rong tảo, do đó xử lý tiếp tục N và P trước khi đổ ra sông (xử lý bậc ba) là cần thiết. Một đặc điểm quan trọng khác của NTSH là không phải có các chất hữu cơ dễ phân huỷ do vi sinh để tạo ra khí cacbonic và nước mà còn có các chất khó phân huỷ tạo ra trong quá trình xử lý. 2.3.2. Nước thải bệnh viện (NTBV): Tuỳ theo thành phần, tính chất, đặc thù và mức độ ô nhiễm nguồn thải, nước thải bệnh viện được chia ra làm 2 loại sau: a) Nước thải được quy ước là sạch: Bao gồm toàn bộ lượng nước mưa rơi trên bề mặt khuôn viên của bệnh viện, nước làm cho mát máy phát điện, nước xả từ các bộ phận làm lạnh, máy điều hoà không khí. Loại nước thải này theo nguyên tắc có thể xả ra nguồn tiếp nhận, không cần qua xử lý. b) Nước thải nhiễm bẩn: Bao gồm nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu vực khám chữa bệnh. Nước thải bệnh viện ngoài đặc tính nhiễm bẩn chung của nước thải sinh hoạt còn có các vi trùng gây bệnh. Nhóm nước thải này nhất thiết phải được xử lý đạt tiêu chuẩn xả vào nguồn loại B theo tiêu chuẩn TCVN 5945-1995 và tiêu chuẩn ngành 20TCN-51-84. (Kết quả phân tích thành phần tính chất nước thải của một số bệnh viện nêu trong Bảng 12 - Phụ lục). [50]. 2.3.3. Nước thải công nghiệp (NTCN): Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản xuất. Nước thải của các xí nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (đường, sữa, thịt, tôm, cá, nước ngọt, bia ) chứa nhiều chất hữu cơ với hàm lượng cao; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài chất hữu cơ còn có kim loại nặng, sunfat. (Các tác nhân ô nhiễm chính 6 trong các loại nước thải công nghiệp được tổng kết trong Bảng 13 - Phụ lục). [38]. 2.3.4. Nước mưa: Nước mưa rơi xuống, mang theo tất cả những chất thải trên bề mặt đường, vỉa hè, rãnh đường, sân bãi vào cống rãnh hoặc môi trường tự nhiên. Đặc biệt là vào thời gian đầu của trận mưa, thì nước mưa làm nhiệm vụ rửa bề mặt đô thị. Vì vậy sự ô nhiễm của nước mưa có thể bằng hoặc lớn hơn so với nước thải đô thị rất nhiều. Theo các nghiên cứu ở TP Bordeaux của Pháp cho thấy: 1) Trong suốt thời gian của trận mưa, nồng độ bẩn thay đổi rất lớn: các vật chất ở trạng thái lơ lửng (S.S) thay đổi từ 18 đến 736mg/l; nhiễm bẩn hữu cơ BOD 5 thay đổi từ 10 đến 80 mg/l và COD từ 60 đến 210 mg/l. 2) Nồng độ nhiễm bẩn tập trung cao trong mấy phút đầu của trận mưa: 5 phút đầu chiếm 75%; 15 phút đầu chiếm 95%. 3) Trong các vật chất lơ lửng thì tỷ lệ giữa chất vô cơ so với hữu cơ là 50/50 (khác xa so với nước thải dân dụng). 4) Nước mưa mang theo nhiều các chất độc hại vào môi trường tiếp nhận như: chì, kẽm, đồng, ni ken, crôm, phốt phát Các chất hữu cơ thường là dầu mỡ, tanin Ở nước ta, sự ô nhiễm do nước mưa gây ra cho môi trường tiếp nhận là rất lớn. Trong khi lượng chất thải đó chỉ là gây ra trong khi mưa và tập trung vào thời gian rất ngắn. Vì vậy người ta nói rằng sự ô nhiễm của nước mưa gây ra cho môi trường tiếp nhận như là một “tai hoạ bất ngờ” đối với đời sống của các thuỷ sinh vật trong nước. Các nhà khoa học nước ngoài cho rằng: vấn đề ô nhiễm của nước mưa cần phải được xem xét đến từ đâu, ngay khi lập dự án thoát nước. Họ cũng cho rằng để giảm sự ô nhiễm này nên sử dụng hệ thống cống riêng hoàn toàn và nước mưa sẽ được giảm ô nhiễm bằng các hồ chứa. 7 Ngoài ra dòng nước mưa chảy trên bề mặt các khu đất trồng trọt, sự ô nhiễm đang ngày càng tăng do sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu. [38]. 2.4. VIỆC THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ. 2.4.1. Hệ thống thoát nước, phân loại và đặc tính kỹ thuật: a) Sơ đồ hệ thống thoát nước: [24]. (Tham khảo Hình 32) Hình 32: Sơ đồ các kiểu hệ thống thoát nước đô thị. (Nguồn: Trần Thị Hường, Chuẩn bị kỹ thuật cho khu đất xây dựng đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, năm 1995). * Hệ thống cống thoát nước chung: Là hệ thống, trong đó tất cả các loại nước thải (nước mưa, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp) được dẫn, vận chuyển trong cùng một mạng lưới đường cống tới trạm XLNT hoặc xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. Ưu điểm: Đảm bảo tốt nhất về phương diện vệ sinh, vì toàn bộ phần nước bẩn (nếu có trạm XLNT) đều được xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Đạt giá trị kinh tế đối với mạng lưới thoát nước các khu nhà cao tầng, vì khi đó tổng chiều dài của mạng lưới tiểu khu và đường phố giảm được 30 - 49% so với HTTN riêng hoàn toàn; chi phí quản lý mạng lưới giảm 15 - 20%. Trong đô thị chỉ có một hệ thống thoát nước. Khuyết điểm: Chế độ thuỷ lực không ổn định; mùa mưa nước chảy đầy cống, có thể bị ngập lụt, nhưng mùa khô khi chỉ có nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (lưu lượng nhỏ nhiều lần so với nước mưa) thì tốc độ dòng chảy không đảm bảo điều kiện kỹ thuật, gây nên lắng đọng cặn, làm giảm khả năng truyền tải và tự làm sạch - phải tăng số lần nạo vét, thau rửa cống. Nước thải chảy tới trạm bơm, trạm XLNT không điều hoà về lưu lượng và chất lượng, nên công tác điều phối trạm bơm và trạm 8 XLNT trở nên phức tạp, khó đạt hiệu quả mong muốn. Vốn đầu tư xây dựng ban đầu (không có sự ưu tiên trong đầu tư xây dựng) vì chỉ có một HTTN duy nhất. Hệ thống cống chung phù hợp với: giai đoạn đầu xây dựng hệ thống riêng, trong nhà có xây dựng bể tự hoại. Phù hợp với những đô thị hoặc khu vực đô thị xây dựng nhà cao tầng: Bên cạnh có nguồn tiếp nhận lớn cho phép xả nước thải vào với mức độ yêu cầu xử lý thấp; điều kiện địa hình thuận lợi cho thoát nước, hạn chế được số lượng trạm bơm và áp lực bơm. Phù hợp với nơi có cường độ mưa nhỏ. [22], [24]. * Hệ thống cống thoát nước riêng: Là hệ thống có hai hay nhiều mạng lưới: một mạng lưới để vận chuyển nước thải bẩn (như NTSH, NTBV, NTCN), trước khi xả vào nguồn tiếp nhận phải qua xử lý; một mạng lưới khác dùng để vận chuyển nước thải quy ước là sạch (như nước mưa) có thể xả thẳng vào nguồn tiếp nhận. Tuỳ theo độ nhiễm bẩn, NTCN có thể được vận chuyển chung với NTSH (nếu độ nhiễm bẩn cao) hoặc chung với nước mưa (nếu độ nhiễm bẩn thấp). Trường hợp mỗi loại nước thải được vận chuyển trong hệ thống thoát nước riêng gọi là hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn. Khi chỉ có hệ thống cống ngầm để vận chuyển NTSH và NTCN, còn NTCN quy ước là sạch và nước mưa cho vận chuyển theo mương, rãnh lộ thiên (mương, rãnh tự nhiên sẵn có) đỏ trực tiếp vào nguồn tiếp nhận - gọi là hệ thống riêng kông hoàn toàn. Hệ thống này thường ở giai đoạn trung gian trong quá trình xây dựng hệ thống riêng hoàn toàn. Ưu điểm: So với hệ thống thoát nước chung thì có lợi hơn về mặt xây dựng và quản lý, giảm được vốn đầu tư xây dựng đợt đầu. Chế độ thuỷ lực của hệ thống làm việc ổn định. Công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng hiệu quả. 9 Khuyết điểm: Vệ sinh kém hơn so với những hệ thống khác, vì phần chất bẩn trong nước mưa không được xử lý mà xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận, nhất là trong giai đoạn đầu của mùa mưa hoặc thời gian đầu của các trận mưa lớn, khi công suất của nguồn tăng lên không đáng kể, điều kiện pha loãng kém, dễ làm cho nguồn bị quá tải bởi chất bẩn. Tồn tại song song một lúc nhiều mạng lưới thoát nước trong đô thị, gây khó khăn cho công tác xây dựng, quản lý và vận hành. Tổng giá thành xây dựng và quản lý cao. Hệ thống riêng hoàn toàn phù hợp cho những đô thị lớn, xây dựng tiện nghi và cho các xí nghiệp công nghiệp; có khả năng xả toàn bộ lượng nước mưa vào nguồn tiếp nhận (nước mặt); điều kiện địa hình không thuận lợi, đòi hỏi phải xây dựng nhiều trạm bơm nước thải khu vực; khu vực có cường độ mưa lớn. Hệ thống riêng không hoàn toàn thì phù hợp với những vùng ngoại ô hoặc giai đoạn đầu xây dựng hệ thống thoát nước của các đô thị. [22], [24]. * Hệ thống cống thoát nước nửa riêng: Là hệ thống trong đó ở những điểm giao nhau giữa hai mạng lưới độc lập, người ta xây dựng giếng tràn - tách nước mưa. Tại những giếng này, khi lưu lượng nước mưa ít (giai đoạn đầu của những trận mưa lớn kéo dài) chất lượng nước mưa bẩn, nước mưa sẽ chảy vào mạng lưới thoát nước sinh hoạt, theo cống góp chung dẫn lên trạm xử lý; khi lưu lượng nước mưa lớn (các trận mưa kéo dài, ví dụ sau 20 phút đầu của những trận mưa lớn), chất lượng tương đối sạch, nước mưa sẽ tràn qua giếng tách theo cống xả ra nguồn tiếp nhận. Ưu điểm: Theo quan điểm vệ sinh, tốt hơn hệ thống riêng, vì trong thời gian mưa các chất bẩn không xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận. Khuyết điểm: Vốn đầu tư xây dựng ban đầu cao, vì phải xây dựng song song hai hệ thống mạng lưới đồng thời. Những chỗ giao nhau của hai 10 mạng lưới phải xây dựng giếng tách nước mưa, thường không đạt hiệu quả mong muốn về vệ sinh, quản lý phức tạp. Hệ thống thoát nửa riêng phù hợp với những đô thị có dân số > 50.000 người. Nguồn tiếp nhận nước thải đô thị có công suất nhỏ và không có dòng chảy. Những nơi có nguồn nước dùng vào mục đích tắm, thể thao. Khi yêu cầu tăng cường bảo vệ nguồn nước khỏi bị nhiễm bẩn do nước thải mang vào. [22], [24]. 2.4.2. Các phương pháp xử lý nước thải: Nươc thải chứa nhiều tạp chất khác nhau, do vậy XLNT là loại bỏ hoặc hạn chế những thành phần gây ô nhiễm để sau khi xử lý nước đạt tiêu chuẩn chất lượng ở mức chấp nhận được theo các chỉ tiêu đặt ra của TCVN. Theo yêu cầu chất lượng nước đạt được sau khi thải, các quá trình XLNT được nhóm thành các công đoạn: xử lý cấp I, cấp II và cấp III. [40]. Hình 33: Sơ đồ nguyên lý và các mức độ xử lý nước thải (Nguồn: Trần Văn Nhân - Ngô Thị Nga, Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, năm 1999) a) Có các cấp độ xử lý nước thải như sau: Xử lý cấp I: Gồm các quá trình xử lý sơ bộ và lắng, bắt đầu từ song hoặc lưới chắn rác, và kết thúc sau lắng cấp I. Công đoạn này có nhiệm vụ khử hoặc loại bỏ các vật rắn nổi có kích thước lớn và các tạp chất rắn có thể lắng ra khỏi nước thải để bảo vệ máy bơm và đường ống. Thường gồm các quá trình lọc qua song (hoặc lưới) chắn, lắng, tuyển nổi, tách dầu mỡ và trung hoà. [...]... Nội thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, hoạt động kém đã ảnh hưởng đến môi trường đô thị của Hà Nội Đặc biệt các công trình xử lý nước thải hầu như không hoạt động được do nhiều lý do (như bảng 16) Riêng công trình xử lý nước thải bệnh viện Bạch Mai, vừa được cải tạo đưa vào sử dụng Bảng 16 Hiện trạng một số công trình xử lý nước thải cục bộ của Hà Nội STT Đơn vị có công trình xử lý nước thải cục... yêu cầu của phương pháp xử lý nước thải được nêu trong Bảng 14 - Phụ lục) [22], [35] b) Có các phương pháp xử lý nước thải sau: 1) Phương pháp cơ học 2) Các phương pháp hoá lý 3) Các phương pháp hoá học 4) Các phương pháp sinh học 2.5 TÁC HẠI CỦA NƯỚC THẢI ĐỐI VỚI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, SỨC KHOẺ CON NGƯỜI VÀ MỸ QUAN ĐÔ THỊ Nước thải đô thị, nếu không được thu gom vận chuyển và xử lý triệt để, cho chảy bừa... Nước thải không được xử lý thải ra biển, làm thay đổi môi trường nước ven bờ, ảnh hưởng xấu tới các hệ sinh thái biển, chất lượng nước ven bờ, ảnh hưởng tới các bãi tắm, ảnh hưởng tới khách du lịch 2.5.2 Tác hại của nước thải đối với sức khoẻ con người: Khi các chất thải phân huỷ, các kim loại nặng và các chất độc hại trong nước có nguy cơ gây ra ác khối u và ung thư cho con người Trong nước thải có... dạng ổn định và năng lượng thấp Xử lý cấp III: Thường gồm các quá trình vi lọc, kết tủa hoá học và đông tụ, hấp thụ bằng than hoạt tính, trao đổi ion, thẩm gấu ngược, điện tích thấm, các quá trình khử các chất dinh dưỡng, clo hoá, ozon hoá Theo bản chất quá trình làm sạch, người ta chia ra các phương pháp xử lý: Cơ học, hoá lý, hoá học, sinh học Do nước thải chứa nhiều tạp chất không hoà tan và nhiều loại... cục bộ Chủng loại công trình xử lý cục bộ Hiện trạng hoạt động của công trình xử lý nước thải 1 Nhà máy chế tạo máy Bể lắng 2 vỏ, bể lọc vi Chỉ có trạm bơm bơm công cụ số 1 Hà Nội sinh, sân phơi bùn nước thải qua bể lắng 2 vỏ rồi xả ra mương 2 Nhà máy xà phòng Hà Bể thu và trung hoà a Hoạt động thất thường Nội xít 3 Bệnh viện Quân y 108 5 Bệnh viện Nhi Thuỵ Hệ thống xử lý đồng bộ Điển Không hoạt động... Sự ô nhiễm và xuống cấp của hệ thống thoát nước Hà Nội; lượng nước thải sản xuất của 274 nhà máy xí nghiệp, 540 cơ sở dịch vụ, 450 hợp tác xã thủ công nghiệp, 3350 tổ sản xuất và lượng nước thải sinh hoạt của hàng triệu con người, cùng với nước thải của khoảng 36 bệnh viện đều thải nước bẩn trực tiếp ra sông ngòi, ao hồ không hề qua xử lý đã gây ra ô nhiễm lớn cho nguồn nước mặt và nước ngầm Hà Nội (như... hữu cơ phân huỷ, trong quá trình thu gom nước thải nước cuốn theo rác bẩn gây mùi hôi thối khó chịu cho người dân sống lân cận và vùng bị ngập - Nước thải đô thị khi không được xử lý triệt để, xả ra sông hồ, biển, làm ô nhiễm các vùng này, làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước, làm chết tôm cá và các loài thuỷ sinh khác - Nước thải làm tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng dẫn tới sự phì dưỡng hoá, tạo.. .Xử lý cấp II: Gồm các quá trình sinh học (đôi khi cả quá trình hoá học), có quá trình khử hầu hết các tạp chất hữu cơ hoà tàn có thể khử bằng con đường sinh học (khử BOD) Đó là các quá trình: hoạt hoá bùn, lọc sinh học, hay oxy hoá sinh học trong các hồ (hồ sinh học) và phân huỷ yếm khí Tất cả các quá trình này đều sử dụng khả năng của các vi sinh vật chuyển hoá các chất thải hữu cơ về dạng... nước từ 30% 40% hiện nay lên 50 - 60%; đối với Thủ đô Hà Nội đạt 80% 2 Cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước thải: - Ưu tiên Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn, các trung tâm du lịch như Hải Phòng, Đà Nẵng, Hạ Long, Huế, Vũng tàu 13 - Xử lý cục bộ nước thải bệnh viện và nước thải công nghiệp trước khi xả vào cống chung của thành phố - Xoá bỏ hồ xí thùng trong các đô thị trước năm 2005... Tác hại của nước thải đối với vệ sinh môi trường: Nước thải đô thị nếu không được tổ chức thu gom tốt thì sẽ gây úng ngập trên đường phố và các khu dân cư Nước thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện sẽ trộn với nước mưa phủ kín lên các vùng bị ngập, làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, có những tác hại sau đối với vệ sinh môi trường: - Nước thải thường có mùi hôi do các chất hữu cơ phân huỷ, . chất rắn: Tổng lượng chất rắn là tính chất vật lý đặc trưng quan trọng của nước thải, bao gồm chất rắn nổi, chất rắn lơ lửng (hay huyền phù), chất rắn keo và chất rắn hoà tan. Tổng lượng chất. (mg/l) giữa BOD/N/P cần thiết xử lý sinh học là 100/5/1. Nước thải sinh hoạt chưa xử lý có tỷ lệ là 100/7/5 và sau khi xử lý là 100/23/7. Như NTSH sau khi xử lý còn dư thừa N và P tạo điều. công đoạn: xử lý cấp I, cấp II và cấp III. [40]. Hình 33: Sơ đồ nguyên lý và các mức độ xử lý nước thải (Nguồn: Trần Văn Nhân - Ngô Thị Nga, Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Nhà

Ngày đăng: 11/08/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w