BÀI HAI MƯƠI CHÍN SỰ SÔI (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU Nhận biết được hiện tượng sôi và đặc điểm của nó. Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi II. CHUẨN BỊ Giá đỡ thí nghiệm, một kẹp vạn năng, một kiềng và lưới kim loại. Một cố đốt, một đèn cồn, một nhiệt kế có GHĐ 110 0 C. Một đồng hồ có kim giây. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định: 2. Kiểm tra Kết hợp trong tiết dạy. 3. Bài mới CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG Hoạt động 1: Mô tả lại thí nghiệm về sự sôi. II. NHIỆT ĐỘ SÔI 1. Trả lời câu hỏi: Yêu cầu các nhóm học sinh mô Học sinh mô tả lại thí nghiệm đun tả lại thí nghiệm về sự sôi đã học trong tiết 28. Dưạ vào bảng kết quả thí nghiệm thu được trả lời các câu hỏi: - Ở nhiệt độ nào thì bắt đầu thấy bọt khí ở đáy bình? - Ở nhiệt độ nào thì thấy thấy các bọt khí tách ra khỏi đáy bình và đi lên? - Ở nhiệt độ nào thì thấy các bọt khí nổi tới mặt nước vỡ tung trên mặt thoáng? - Trong khi nước đang sôi, nhiệt độ của nước có tăng không? nước trong tiết học trước. Căn cứ vào bảng kết quả thí nghiệm thu được tham gia thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK. Các câu hỏi từ câu C1 đến C3 tùy thuộc vào kết quả thí nghiệm của học sinh, đặc biệt là nhiệt kế dùng trong thí nghiệm. Những nhiệt kế dùng trong Nhà trường thật không chính xác lắm: nước sôi có thể chỉ ở 96 0 C đến 102 0 C tùy theo nhiệt kế. C4. Trong khi nước đang sôi, dù vẫn đun nhưng nhiệt độ của nước vẫn không tăng. Giáo viên nhấn mạnh phần Chú ý và cung cấp cho học sinh bảng nhiệt độ sôi của các chất lỏng trong điều kiện tiêu chuẩn. Hướng dẫn cho học sinh nhận thấy: các chất lỏng khác nhau thì sôi ở nhiệt Chú ý: Các chất khác nhau thì sôi ở nhiệt độ khác nhau. BẢNG NHIỆT ĐỘ SÔI CỦA MỘT SỐ CHẤT Chất Nhiệt độ Chất Nhiệt độ ( 0 C) ( 0 C) độ khác nhau. Ete 35 Rượu 80 Nước 100 Thủy ngân 357 Đồng 2580 Sắt 3050 2. Rút ra kết luận: Câu C5: Từ kết quả thí nghiệm, rút ra kết luận ai đúng ai sai, đây cũng chính là một trong những đặc điểm của sự sôi. Theo kết quả thí nghiệm cho thấy, trong suốt quá trình sôi, nhiệt độ chất lỏng không tăng, Bình đã nói đúng. Cũng căn cứ vào kết quả thí nghiệm, hãy điền những từ thích hợp vào chỗ trống để đi đến kết luận về sự sôi. Giáo viên có thể nói theo cách khác đây là các đặc điểm của sự sôi. a. Nước sôi ở nhiệt độ 100 0 C. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước. b. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi. c. Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng. Yêu cầu học sinh ghi phần ghi nhớ vào trong vở. - Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. - Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. Hoạt động 2: Vận dụng. III. VẬN DỤNG Giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia thảo luận vận dụng kiến thức đã học vào trả lời các câu hỏi Vận dụng trong SGK. C7: Tại sao người ta chọn nhiệt độ sôi của nước đẩ làm một mốc chia nhiệt độ? C8. Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước sôi, người ta dùng nhiệt kế thủy ngân chứ không dùng nhiệt kế rượu? C9. Các đoạn AB, BC trong hình 65 biểu diễn các quá trình nào trong khi nước được đun nóng? C7: Vì nhiệt độ này xác định và không thay đổi trong quá trình nưốc đang sôi. C8. Vì thủy ngân có nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước. C9. Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước. Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước. Củng cố: Sự sôi là gì? Cho biết đặc điểm của sự sôi. Dặn dò 100 A B C 0 C phút Hình 65 Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài Tổng kết chương. CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT - Nhiệt độ sôi của chất lỏng còn phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng chất lỏng. Áp suất trên mặt thoáng càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao. Do đó trong nồi áp suất, nhiệt độ sôi của nước cao hơn 100 0 C. - Hình 29.2 vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ sôi của nước vào độ cao so với mặt biển khi độ cao không lớn lắm. - Đỉnh Phăng Xi Păng thuộc dãy Hoàng Liên Sơn cao 3200m so với mặt biển, là đỉnh núi cao nhất nước ta. Hãy dựa vào đồ thị để tìm nhiệt độ sôi của nước ở đây. . BÀI HAI MƯƠI CHÍN SỰ SÔI (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU Nhận biết được hiện tượng sôi và đặc điểm của nó. Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện. luận về sự sôi. Giáo viên có thể nói theo cách khác đây là các đặc điểm của sự sôi. a. Nước sôi ở nhiệt độ 100 0 C. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước. b. Trong suốt thời gian sôi, . BC ứng với quá trình sôi của nước. Củng cố: Sự sôi là gì? Cho biết đặc điểm của sự sôi. Dặn dò 100 A B C 0 C phút Hình 65 Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài Tổng kết chương.