1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Một số bệnh ở cá và cách phòng ngừa pdf

3 490 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 38 KB

Nội dung

Một số bệnh thường gặp ở cá và cách phòng ngừa 1. Chất lượng nước bị thay đổi: - Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột vào mùa đông hoặc nhiệt độ tăng cao vào mùa hè đều làm cho cá bỏ ăn, suy yếu tạo điều kiện cho sinh vật gây bệnh ở cá phát triển, làm cho cá dễ bị bệnh. - Nguồn nước nuôi bị nhiễm bẩn, thiếu oxy, nồng độ PH cao, các thành phần hoá học không phù hợp cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cá nuôi. - Khi nước chảy quá mạnh, cá phải bơi lội liên tục, tiêu tốn nhiều năng lượng, giảm sức, chậm lớn, từ đó tạo điều kiện cho mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào cá nuôi. 2. Chất lượng thức ăn kém: Chất lượng thức ăn có vai trò rất quan trọng đối với nuôi cá. Thức ăn chất lượng tốt, đầy đủ dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng sẽ phòng tránh các bệnh dinh dưỡng và cần cho việc phòng các bệnh liên quan tới nhiễm trùng và stress khác. Nếu cá bị đói sau một thời gian dài hoặc thức ăn kém chất lượng sẽ dẫn đến cá bị suy yếu, chậm lớn và có thể tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh tấn công. 3. Thiếu cẩn thận khi chăm sóc cá: - Các dụng cụ cho ăn không được vệ sinh thường xuyên là nơi ẩn chứa mầm bệnh. - Các dụng cụ vận chuyển, bắt cá như lưới, vợt, thùng… có thể làm xây xát cá trong quá trình thao tác và vì thế mầm bệnh có điều kiện xâm nhập vào cá nuôi. Do đó phải dùng các dụng cụ nhẵn, lưới không gút để hạn chế trường hợp này. Một số bệnh thường gặp ở cá nước ngọt 1. Bệnh nhiễm khuẩn: Vi khuẩn là một trong những tác nhân gây bệnh khá quan trọng, là trở lực chủ yếu kìm hãm sự phát triển của cá. Hầu hết vi khuẩn gây bệnh là một phần của hệ vi sinh vật bình thường trong môi trường (ao, hồ, sông rạch) và nói chung các vi khuẩn này được xem là tác nhân gây bệnh thứ cấp hoặc tác nhân gây bệnh cơ hội. Tuy nhiên cũng có một số ít các loài vi khuẩn là tác nhân khởi phát, bệnh xảy ra thường là do biến động các yếu tố môi trường hoặc do stress nhưng cũng có thể gây chết cao. Tỷ lệ chết do nhiễm khuẩn có thể lên đến 100%, bệnh có thể xảy ra dưới dạng mãn tính, bán cấp tính và cấp tính. Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trên thủy sản đều có những triệu chứng giống nhau, đặc biệt là trên cá. 2. Bệnh do giáp xác ký sinh * Bệnh do trùng mỏ neo. - Tác nhân gây bệnh: Trùng gây bệnh có tên Lernaea, có dạng giống mỏ neo, cơ thể có chiều dài 8-16mm, giống như cái que, đầu có mấu 16mm, giống mỏ neo cắm sâu vào cơ thể cá. - Triệu chứng: Cá nhiễm bệnh kém ăn, gầy yếu, chung quanh các chỗ trùng bám viên và xuất huyết. Nơi trùng mỏ neo bám là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. - Tác hại và phân bố bệnh: Bệnh gây tác hại lớn đối với sự phát triển của cá. Đối với cá lớn, trùng mỏ neo làm thành vết thương tạo điều kiện cho các tác nhân khác gây bệnh như: nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, xâm nhập. Trùng thường ký sinh ở da, mang, vây, mắt, trên các loài cá. - Phòng trị: Nếu phát hiện có trùng mỏ neo ký sinh dùng thuốc tím 1-2,5g/100 lít nước tắm cá trong một giờ hoặc dùng Dipterex 5 g /100 lít, mỗi tuần 2 lần. * Bệnh rận cá. - Tác nhân gây bệnh: Trùng thường gây thuộc giống Argulus, màu trắng ngà, có hình dạng giống con rệp nên còn gọi là rận cá hoặc bọ cá, bọ vè, nhận thấy được bằng mắt thường. - Dấu hiệu bệnh: Trùng ký sinh bám trên da cá hút máu cá đồng thời phá huỷ da, làm viêm loét tạo điều kiện cho các sinh vật khác tấn công. - Phòng trị: Áp dụng cách phòng trị giống trùng mỏ neo hoặc dùng thuốc tím KmnO 4 với nồng độ 1 g/100 lít, ngâm trong một giờ. * Bệnh nấm thuỷ mi. - Tác nhận gây bệnh: Do hai giống nấm là Saprolegnia và Achlya. - Dấu hiệu bệnh lý: Trên da cá xuất hiện những vùng trắng xám, có những sợi nấm nhỏ nhìn trong nước giống như sợi bông trên thân cá. - Phân bố và lan truyền bệnh: Các giai đoạn phát triển của các loài cá nước đều có thể nhiễm nấm. Nhiệt độ nước 18-25 0 C, thích hợp cho nấm phát triển. - Chẩn đoán bệnh: Nhìn bằng mắt thường có thể thấy các sợi nấm nhỏ như sợi bông, mềm, tua tủa. - Phòng trị bệnh: Áp dụng các giải pháp phòng bệnh tổng hợp. Nâng cao nhiệt độ lên 30 0 C hoặc hơn. Dùng Potassium dichromate 2g/100 lít nước. Nếu cá có vết thương có thể bôi trực tiếp dung dịch Potassium dichromate 5% hoặc iodine 5%. Muối: 2 lạng /100 lít nước ngâm trong 15 phút hoặc 1 lạng/100 lít ngâm không giới hạn thời gian. Ngoài ra bổ xung thêm: +Viêm ruột. Nguyên nhân là do vi khuẫn dạng hạt đơn bào gây ra do cá ăn nhìêu thức ăn không hợp vệ sinh, hoặc do ăn quá no mà không tiêu hóa kịp gây nên .Cá mắc bệnh thường bề ngoài không có triệu chứng mắc bệnh nhưng thần sắc đờ đẫn, nằm dưới đáy hồ, co bắp bi co giật trong thời gian ngắn, phân màu trắng sữa, hậu môn sưng đỏ. Cách trị: Có thể dùng 2 viên furazolidone, cho vào hồ cá có kích thước 80x50x40, dung nhiều lần sẽ khỏi. Cũng có thể dùng 0,2g bột furamcilium, cho vào 10 kg nước, ngâm rửa cá khoảng 20-30 phút. Có thề dung dung dịch MnSO 4 có nồng độ từ 3%-5% ngâm rửa cá mắc bệnh khoảng 20-30 phút. + Bệnh rách mang: Nguyên nhân chính là do vi khuẩn niêm cầu. những cá thể nhiễm bệnh mang bị rách và rất nhiều chất nhầy bám theo, nghiêm trọng thì tua mang sẽ rách thành từng cái lỗ tròn, sự hô hấp ở cá rất khó khăn, tỉ lệ tử vong cao. Cách trị: Có thể dùng 3-4 phiến vi khuẩn mốc đất, cho vào 100kg nước, ngâm bọt với nồng độ thấp, dùng nhiều lần sẽ khỏi. + Bệnh rách vây: Nguyên nhân là nước không tốt dẫn đến nhiễm khuẩn. Vây cá mắc bệnh thối nát, da khô. Có thể các cá thể tấn công lẫn nhau, làm vây bị rách lại còn nhiễm khuẩn. Cách trị: Có thể dùng 0,2g bột furamcilium, cho vào 10 kg nước, ngân rửa cá khoảng 10 phút. Có thể dùng 3-5 viên furazolidone, cho vào 100kg nước, ngâm rửa cá khoảng 20-30 phút. Hoặc dùng 5-8 phiến vi khuẩn mốc đất, cho vào 100kg nước, ngâm rửa cá khoảng 30 phút. + Bệnh đầu trắng: Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn nhầy hình cầu. Tráng và miệng cá mắc bệnh bị loét, và có màu trắng sữa, ăn khó khăn. Cách trị: Dùng 1g bột furamcilium, cho vào 10 kg nước, ngân rửa cá khoảng 20-30 phút, cũng có thể dùng rượu Iốt pha loãng thoa vào vết thương . +Bệnh nấm trắng: nguyên nhân là do nguồn nước môi trường bị dơ bẩn, cá mắc bệnh trên đầu, toàn thân nổi các đốm trắng, nếu chú ý lấy tay cào nhẹ chỗ bị nấm thì nó chóc ra. Cách trị: Có thể dùng thuốc trị hoặc có thể pha loãng nước muối ( muối iốt sạch nhất) rồi ngâm cá và vệ sinh môi trường của cá. Muối tạo sự ổn định. Ở một vài khu vực, sự phân hủy muối trong nước không cao, và bể cá có muối làm cho cá có cảm giác như đang “ở nhà”. Muối có tác dụng như thuốc tẩy, giúp giết chết các ký sinh. Muối còn cung cấp điện tích Natri và Clor giúp môi trường sống của cá được ổn định. Theo dragonfish.com.vn . Một số bệnh thường gặp ở cá và cách phòng ngừa 1. Chất lượng nước bị thay đổi: - Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột vào mùa đông hoặc nhiệt độ tăng cao vào mùa hè đều làm cho cá bỏ ăn,. nuôi cá. Thức ăn chất lượng tốt, đầy đủ dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng sẽ phòng tránh các bệnh dinh dưỡng và cần cho việc phòng các bệnh liên quan tới nhiễm trùng và stress khác. Nếu cá bị. trường hợp này. Một số bệnh thường gặp ở cá nước ngọt 1. Bệnh nhiễm khuẩn: Vi khuẩn là một trong những tác nhân gây bệnh khá quan trọng, là trở lực chủ yếu kìm hãm sự phát triển của cá. Hầu hết vi

Ngày đăng: 11/08/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w