Thuốc thoa giảm đau: dùng không đúng gây hại Dựa vào tác dụng của thuốc, có hai loại: thuốc dùng trong và thuốc dùng ngoài. Riêng thuốc dùng ngoài có loại thoa hay xịt rất phổ biến. Thuốc thoa (hoặc xịt) cho tác dụng tại chỗ nên ít gây tác dụng phụ hơn thuốc dùng trong (thuốc uống, thuốc tiêm). Chính hiểu lầm về vấn đề này mà một số người dùng thuốc thoa một cách tuỳ tiện đưa đến phản ứng có hại, có trường hợp trẻ con do “nhiễm” thuốc thoa mà bị tai biến. Đừng quên thuốc dùng ngoài da c ũng là thuốc, rất cần “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ” Ảnh: Internet. Cơ chế hoạt động của thuốc thoa Thuốc thoa giảm đau dùng lâu đời chính là dầu gió, cao xoa (còn gọi là dầu cù là), dầu nóng, thuốc rượu… hay hiện nay thường dùng dạng bào chế hiện đại là kem, gel bôi da. Để có tác dụng giảm đau, các chế phẩm thuốc thoa giảm đau chứa nhiều loại dược chất khác nhau. Loại dược chất trước hết cần phải kể là các loại tinh dầu như: tinh dầu bạc hà (menthol), tinh dầu bạch đàn (tinh dầu khuynh diệp), tinh dầu thông, tinh dầu chương não (camphor). Đặc biệt, methyl salicylat là chất hiện diện trong hầu hết các loại thuốc thoa. Methyl salicylat trước đây được trích từ tinh dầu của một loại thực vật nhưng nay được tổng hợp hoàn toàn. Chất này và các tinh dầu giúp giảm đau tại chỗ thoa nhờ làm tăng lưu thông máu và tạo cảm giác nóng, đặc biệt có hấp thu qua da để ức chế dây thần kinh cảm giác nằm dưới da. Nhờ ức chế phần nào thần kinh cảm giác, gây giãn mạch, giảm viêm, giảm co thắt cơ dưới da, mà methyl salicylat và các tinh dầu có khả năng làm dịu cơn đau cơ, xương, khớp loại nhẹ. Trong thuốc thoa giảm đau còn chứa các chất làm tăng sự xuyên thấm dược chất qua da (penetration enhancers) như cồn, lanolin… Ngay như menthol cũng có tác dụng gây xuyên thấm. Đặc biệt, xoa bóp khi thoa thuốc cũng được xem là biện pháp tăng sự xuyên thấm của thuốc giúp giảm đau. Hiện nay có một số chế phẩm thuốc thoa dạng gel chứa hẳn dược chất là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như diclofenac. Diclofenac là thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau tốt khi dùng trong lúc uống, nhưng được điều chế thành thuốc bôi ngoài da nhằm hỗ trợ việc điều trị bệnh lý cơ xương khớp, tức ngoài việc uống thuốc, thuốc thoa chứa diclofenac được dùng thêm theo kiểu “trong uống ngoài thoa”. Hoặc hoàn toàn dùng thuốc thoa chứa diclofenac để giảm thiểu tác dụng phụ do thuốc này gây ra (diclofenac uống dễ gây hại dạ dày). Lưu ý khi dùng thuốc thoa giảm đau Đây là thuốc chỉ dùng cho tác dụng tại chỗ, cho nên không bôi, xịt thuốc nơi da bị tổn thương, trầy xước. Tránh để thuốc tiếp xúc với mắt và niêm mạc khác ngoài da. Không được uống. Đặc biệt, có một số thuốc thoa là thuốc rượu bào chế từ các bài thuốc dân gian chứa các dược chất rất độc như mã tiền (Strychnos Nux vomica, Loganiaceae) nếu uống sẽ bị ngộ độc. Đã có trường hợp uống nhầm thuốc rượu xoa bóp chứa mã tiền mà tử vong. Nhiều thuốc thoa là dầu gió, cao xoa chứa tinh dầu bay hơi là tinh dầu bạc hà, tinh dầu chương não tuyệt đối không để trẻ sơ sinh bị “nhiễm”. Không chỉ ở nước ta mà ở nhiều nước đã có các báo cáo trẻ sơ sinh bị ngộ độc vì mẹ mới sinh dùng dầu gió xức cho mình và làm dầu này dính trên mũi cháu bé (menthol, camphor có tác dụng kích ứng hô hấp trẻ sơ sinh gây ngưng thở). Phụ nữ cho con bú cũng tránh không nên dùng thuốc thoa chứa methyl salicylat vì thuốc có thể dính ở đầu vú, trẻ bú mẹ sẽ nuốt phải methyl salicylat và ngộ độc. Dược chất trong thuốc thoa ngoài da rất ít hấp thu qua da để vào máu, nhưng dùng thuốc thoa lâu ngày và bôi trên diện rộng dược chất có tính độc vẫn có thể hấp thu đến độ gây nguy hại. Tốt nhất dùng thuốc thoa khi thật cần thiết, không phải “dùng sao cũng được”. Tác dụng giảm đau của thuốc thoa ngoài da khá hạn chế. Các chế phẩm như dầu gió, dầu nóng, mặc dù kết hợp với xoa bóp, chườm nóng, chườm lạnh trong nhiều trường hợp không thể làm giảm đau đến mức mong muốn. Ngay như thuốc thoa chứa thuốc chống viêm NSAID được chỉ định giảm đau tại chỗ do các cơn đau cơ, xương, khớp nhẹ như: đau lưng, đau do tập luyện, đau do chấn thương trong thể thao, đau do bong gân, viêm khớp… chỉ hiệu quả trong trường hợp bệnh nhẹ. Nếu bệnh nặng, phải kết hợp thuốc thoa với thuốc uống hoặc tiêm. Đối với đau cơ xương khớp, có thể dùng thuốc theo hai bước: mới đầu chỉ dùng thuốc thoa tại chỗ, nếu hiệu quả thì rất tốt, nếu không hiệu quả nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân. Và khi đó bác sĩ có thể phải cho thuốc uống (thuốc uống giảm đau cơ xương khớp thường có tác dụng phụ nặng nề, nên để bác sĩ chỉ định dùng là tốt nhất). Trong thuốc thoa giảm đau thường chứa thêm tá dược ngoài các dược chất chính. Ngoài chất làm tăng sự xuyên thấm qua da đã kể, còn có thêm tá dược giúp ổn định dạng bào chế như phải có chứa tá dược nhũ hoá để ổn định kem hoặc gel bôi da. Các thứ này đều là hoá chất tổng hợp có thể gây dị ứng. Vì vậy, dùng thuốc thoa nói chung, trong đó có thuốc thoa giảm đau cần lưu ý: bôi thuốc mà thấy ngứa, đỏ da thì ngưng ngay, bởi đó có thể là biểu hiện của dị ứng da do thuốc . Thuốc thoa giảm đau: dùng không đúng gây hại Dựa vào tác dụng của thuốc, có hai loại: thuốc dùng trong và thuốc dùng ngoài. Riêng thuốc dùng ngoài có loại thoa hay xịt rất phổ biến. Thuốc. việc uống thuốc, thuốc thoa chứa diclofenac được dùng thêm theo kiểu “trong uống ngoài thoa . Hoặc hoàn toàn dùng thuốc thoa chứa diclofenac để giảm thiểu tác dụng phụ do thuốc này gây ra (diclofenac. (diclofenac uống dễ gây hại dạ dày). Lưu ý khi dùng thuốc thoa giảm đau Đây là thuốc chỉ dùng cho tác dụng tại chỗ, cho nên không bôi, xịt thuốc nơi da bị tổn thương, trầy xước. Tránh để thuốc tiếp