SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC 12 Thời gian làm bài 60 phút Câu 1. Trong kỹ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu để A. tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện. B. đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. D. nhận biết được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp. C. tạo ADN tái tổ hợp được dễ dàng. Câu 2. Trong một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gen dị hợp (Aa) là 100%. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp ở quần thể I 3 là: A. 75% B. 50% C. 25% D. 12.5 % Câu 3. Để các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì? A. Bố mẹ phải thuần chủng C. Quá trình giảm phân phải trải qua bình thường B. Số lượng cá thể con lai phải lớn D. Alen trội phải trội koàn toàn so với alen lặn Câu 4. Khi các gen liên kết hoàn toàn, cơ thể có kiểu gen AB/ ab cho những loại giao tử nào sau đây? A. AB : ab B. AB : ab C. AB: Ab : aB : ab D. AB : Ab : aB : ab Câu 5. Qui trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước 1. Chọn lọc cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn. 2. Tạo dòng thuần chủng 3. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến A. 3→ 1→ 2 B. 3→ 2→ 1 C. 1→ 2→ 3 D. 2→ 3→ 1 Câu 6. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về chuỗi thức ăn? A. Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá B. Tảo lục đơn bào → Cá rô → Tôm → Chim bói cá C. Tảo lục đơn bào → Chim bói cá → Cá rô → Tôm D. Tảo lục đơn bào → Tôm → Chim bói cá → Cá rô Câu 7. Cấu trúc chung của gen cấu trúc gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit là : A.Vùng mã hóa – vùng điều hòa – vùng kết thúc B.Vùng mã hóa – vùng vận hành – vùng kết thúc C.Vùng điều hòa – vùng mã hóa – vùng kết thúc D.Vùng điều hòa – vùng vận hành – vùng kết thúc Câu 8. Giả sử trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc và đột biến , không có di nhập gen, có thành phần kiểu gen: P: 0,5AA : 0,4Aa : 0,1aa . Tỉ lệ kiểu gen ở F 1 là: A. 0,5AA : 0,4Aa : 0,1aa C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25 aa B. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa D. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa Câu 9. Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng đầu vào chủ yếu, có chu trình chuyển hoá vật chất và có số lượng loài sinh vật phong phú là A. hệ sinh thái nông nghiệp C. hệ sinh thái thành phố B. hệ sinh thái tự nhiên D. hệ sinh thái rừng ngập mặn Câu 10. Ý nào sau đây không phải là cách làm biến đổi hệ gen của một sinh vật ? A. Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen của sinh vật . B. Làm biến đổi một gen có sẵn trong hệ gen cho nó sản xuất nhiều sản phẩm hơn hoặc biểu hiện khác thường . C. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. D. Lấy gen từ cơ thể sinh vật ra rồi cho lai với gen của cơ thể khác sau đó cấy trở lại vào cơ thể ban đầu. Câu 11. Giống lúa HYT 56 đ ược tạo ra bằng phương pháp nào sau đây? A. Gây đột biến rồi chọn lọc. B. Công nghệ gen C. Công nghệ tế bào thực vât D. tạo ưu thế lai Câu 12. Loại ARN nào mang bộ ba đối mã : A.mARN B.rARN C.tARN D.ARN của vi rút Câu 13. Tính trạng màu da của người là trường hợp di truyền theo cơ chế: A. 1 gen chi phối nhiều tính trạng . B. nhiều gen không alen quy định nhiều tính trạng. C. nhiều gen không alen cùng chi phối một tính trạng D. 1 gen bị đột biến thành nhiều alen. Câu 14. Một trong các đặc điểm của mã di truyền là : “ Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axitamin ”. Đó là đặc điểm nào sau đây? A.Mã di truyền có tính đặc hiệu B.Mã di truyền có tính thoái hóa C.Mã di truyền có tính phổ biến D.Mã di truyền là mã bộ ba Câu 15. Ở sinh vật lưỡng bội, các alen trội bị tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các alen lặn vì A. alen trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện ra kiểu hình. B. các alen trội luôn phổ biến hơn các alen lặn. C. các alen lặn tần số đáng kể. D. alen trội phổ biến ở thể đồng hợp trội v à biểu hiện lên kiểu h ình. Câu 16. Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là : A.Trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần. B.Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN C. Đều có sự xúc tác của enzim ADN pôlimeraza D.Việc lắp ghép các đơn phân thực hiện theo nguyên tắc bổ sung. Câu 17. Cơ chế hoạt động của opêron Lac ở E.Coli khi không có chất cảm ứng lactôzơ là : A.Chất cảm ứng lactôzơ tương tác với chất ức chế gây biến đổi cấu hình của chất ức chế B.Chất ức chế kiểm soát lactôzơ, không cho lactôzơ hoạt hóa opêron C.Chất ức chế bám vào vùng vận hành đình chỉ phiên mã, opperon không hoạt động D.Các gen cấu trúc phiên mã tạo các mARN để tổng hợp các prôtêin tương ứng Câu 18. Loại đột biến gen được phát sinh do tác nhân đột biến 5- brôm uraxin xen vào mạch khuôn khi ADN đang tự nhân đôi là A. mất 1 cặp nucleotit. B. thay thế 1 cặp A – T bằng cặp T – A. C. thêm một cặp nucleotit. D. thay thế 1 cặp A – T bằng cặp G – X. Câu 19. Liệu pháp gen là kĩ thuật A. thay thế các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể bằng các gen lành. B. biến đổi gen gây bệnh thành gen lành. C. thay thế các gen này bằng cac gen khác. D. thay thế các gen đột biến trong cơ thể bằng các gen lặn. Câu 20. Ở cà chua , bộ NST 2n =24. Vậy số NST ở thể tam bội là: A. 25 B. 26 C. 36 D. 48 Câu 21. Thế nào là tiến hoá nhỏ ? A. Là nhân tố tiến hoá chính hình thành nên quần thể B. Là nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể . C. Là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể . D. Là quá trình làm biến đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. Câu 22. Dạng đột biến nào sau đây gây hậu quả lớn nhất? A. Mất 3 cặp nuclêôtit của 1 bộ ba mã hoá có trên gen B. Mất 3 cặp nuclêôtit ở giữa gen C. Mất 1cặp nuclêôtit ở bộ 3 trước bộ ba cuối cùng D. Mất 1 cặp nuclêôtit ở ngay sau bộ ba mở đầu của gen. Câu 23. Tính trạng nào sau đây có mức phản ứng hẹp nhất? A. Sản lượng trứng C. Trọng lượng trứng D. Sản lượng thịt D. Hàm lượng prôtêin trong thịt Câu 24. Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung nào sau đây? A. Các gen cùng nằm trên 1 NST C. Làm xuất hiện biến dị tổ hợp B. Các gen tổ hợp tự do D. Các gen phân li ngẫu nhiên Câu 25. Xu hướng chung của diễn thế nguyên sinh là A.Từ quần xã già đến quần xã trẻ. C.Từ quần xã trẻ đến quần xã già. B.Từ chưa có đến có quần xã. D. Không xác định. Câu 26. Phép lai nào sau đây cho kiểu gen và kiểu hình nhiều nhất? A. AABB X aabb C. AaBB X aaBb B. Aabb X AaBb D.AaBb X AaBb Câu 27. Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn (h) liên kết với giới tính gây ra. Trong một gia đình bố bị máu khó đông mẹ bình thường, có 2 con : Con trai máu khó đông, con gái bình thường. Kiểu gen của mẹ phải như thế nào? A. X H X H B. X H X h C. X h X h D. X H X H hoặc X H X h Câu 28. Dưới đây là một phần trình tự nuclêotit của mARN được phiên mã từ đoạn mạch trên ADN 5’… AUGXAUGXXUUAUUX 3’ Vậy trình tự nuclêôtit của một đoạn mạch gốc của gen là: A. 3’… AUGXAUGXXUUAUUX 5’ C. 3’… ATGXATGXXTTATTX 5’ B. 3’… TAX GTA XGG AAT AAG …5’. D. 5’… ATGXATGXXTTATTX 3’ Câu 29. Phép lai nào sau đây cho kết quả phân tính về kiểu hình 1 : 1? A. AA X AA B. Aa X aa C. Aa X Aa D. AA X Aa Câu 30. Những cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng? A. Tay người và cánh dơi B. Đuôi cá mập và đuôi cá voi. C. Mang cá và mang tôm D. Chân chuột chũi và chân dế dũi Câu 31. Lá cây ưa sáng thường có đặc điểm A.mọc ngang, phiến mỏng, mô giậu thiếu. C. mọc ngang phiến mỏng mô giậu thưa. B. mọc xiên, phiến dầy, không mô dậu. D. mọc xiên, phiến dầy, mô giậu phát triển. Câu 32. Nguyên nhân của tiến hoá theo Lamac là A. Sự tích luỹ các biến dị có lợi , đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của ngoại cảnh. B. Kết quả của quá trình cách li địa lý và cách li sinh học. C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị - di truyền của sinh vật. D. Thay đổi tập quán hoạt động ở động vật hoặc do ngoại cảnh thay đổi. Câu 33. Theo quan niệm hiện đại, nhân tố qui định nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá là A. các cơ chế cách li. B. quá trình đột biến. C. quá trình giao phối. D. quá trình chọn lọc tự nhiên. Câu 34. Kiểu phân bố giúp cho quần thể tăng cường hỗ trợ nhau, phát huy hiệu quả nhóm là A. phân bố rải rác. B. phân bố theo nhóm. C. phân bố ngẫu nhiên. D. phân bố đồng đều. Câu 35. Thực chất của quá trình chọn lọc tự nhiên theo Đacuyn là A Phân hoá khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể. B Sinh giới là kết quả quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp. C Đào thải các biến dị có hại cho con người. D Giữ lại các biến dị cho con người Câu 36. Loài người xuất hiện vào thời kì nào? A. Kỉ Phấn trắng B. Kỉ Tam điệp C. Kỉ Thứ ba D. Kỉ Thứ tư Câu 37. Tập hợp nào sau đây được xem là quần thể ? A. Một tổ kiến B. Một bể cá cảnh C. Một lồng gà D. Một chậu hoa mười giờ Câu 38. Nhân tố nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể ? A. Đột biến và CLTN B. Giao phối không ngẫu nhiên C. Di nhập gen . D. Các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 39. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng : A. đấu tranh sinh tồn B. khống chế sinh học. C. cạnh tranh cùng loài. D. cạnh tranh giữa các loài. Câu 40. Quan hệ giữa cỏ dại và lúa trong ruộng lúa là quan hệ: A. hợp tác B. hội sinh C. ức chế - cảm nhiễm D. cạnh tranh Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D D C B A A C B B D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D C C A A D C D A C Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án C D D C B D B B B A Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án D D D B A D A B B D . SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC 12 Thời gian làm bài 60 phút Câu 1. Trong kỹ thuật. sinh vật phong phú là A. hệ sinh thái nông nghiệp C. hệ sinh thái thành phố B. hệ sinh thái tự nhiên D. hệ sinh thái rừng ngập mặn Câu 10. Ý nào sau đây không phải là cách làm biến đổi hệ gen. B. Công nghệ gen C. Công nghệ tế bào thực vât D. tạo ưu thế lai Câu 12. Loại ARN nào mang bộ ba đối mã : A.mARN B.rARN C.tARN D.ARN của vi rút Câu 13. Tính trạng màu da của người là trường