HOÀNG BÁ Vị thuốc Hoàng bá HOÀNG BÁ (黄柏) Cortex Phellodendri Tên khác: Hoàng nghiệt. Tên khoa học: Phellodendron chinense Schneid., họ Cam (Rutaceae). Mô tả: Cây: Hoàng bá là cây to cao, có thể cao tới 20-25m, đường kính thân có thể đạt tới 70cm. Vỏ thân dày phân thành hai tầng rõ rệt. Tầng ngoài màu xám, tầng trong màu vàng. Lá mọc đối, kém gồm 5-13 lá chét nhỏ hình trứng dài, mép nguyên. Hoa tím đen, trong chứa 2-5 hạt. Ra hoa mùa hạ. Dược liệu: Vỏ thân màu vàng nâu, dày 0,3 - 0,5 cm, dài 20 - 40 cm, rộng 3 - 6 cm. Mặt ngoài còn sót lại lớp bần màu nâu đất, có những vết lõm sần sùi và rãnh dọc, mặt trong màu nâu nhạt, có nhiều các vết nhăn dọc nhỏ, dài, vết bẻ lởm chởm, chất rắn, nhẹ, màu vàng rơm.Vỏ cành cây dày 0,15 - 0,20 cm, mảnh dài cuộn lại thành hình ống. Mặt ngoài có lớp thụ bì màu nâu xám, khi bong ra để lộ lớp bần màu nâu sẫm, trên có lấm tấm nhiều vết lỗ vỏ, mặt trong màu nâu nhạt hơn, có những vết nhăn nhỏ, dọc. Chất giòn, dễ bẻ, mặt bẻ lởm chởm, để lộ mô mềm màu vàng rơm. Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ cành già đã cạo bỏ lớp bần, phơi khô của cây Hoàng bá (Phellodendron chinense Schneid.). Phân bố: Ta di thực vào trồng từ cuối những năm 1960 ở Lào Cai (Sa Pa), Lai Châu (Sìn Hồ), Vĩnh Phú (Tam Đảo) và Lâm Đồng (Đà Lạt). Cây ưa khí hậu mát vùng núi cao từ 1300m trở lên. Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Thu hái: Tháng 4-7 lột vỏ, cạo hết lớp vỏ nhám ở ngoài, phơi khô. Tác dụng dược lý: Nhiều thí nghiệm đã chứng minh tác dụng kháng sinh của hoàng bá, dịch chiết bằng cồn ức chế các vi trùng Staphyllococcus, lỵ, thổ tả, Salmonella. Thành phần hoá học: Vỏ thân chứa 1,6% berberin; còn có các alcaloid khác là palmatin, magnoflorin, jatrorrhizin, phellodendrin, menispermin, candicin. Ngoài ra còn có các chất đắng obakunon, obakulacton, và các chất khác: b-sitosterol và campesterol. Công năng: Thanh nhiệt táo thấp, tả hoả trừ chưng, giải độc. Công dụng: + Chữa đái đục, đại tiện ra máu, mắt đỏ, ù tai, phụ nữ có khí hư, tả lỵ thấp nhiệt, hoàng đản, đới hạ, nhiệt lâm, cước khí, uỷ tích (chân teo què), cốt chưng lao nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, lở ngứa, thũng độc, thấp chẩn sang dương. + Chiết xuất berberin. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-16g, dạng thuốc sắc, rượu thuốc. Bài thuốc: 1. Kiện vị kém tiêu hóa, hoàng đản do viêm ống mật: Hoàng bá 12g, chi tử 12g, cam thảo 6g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày. 2. Có thai đi lỵ: Hoàng bá tẩm mật sao cho cháy, tán nhỏ. Dùng một củ tỏi nướng chín, bóc vỏ giã nát, thêm bột hoàng bá vào viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30-40 viên. 3. Trẻ em nhiệt, tả (ỉa toé ra nước hoặc ỉa phân hoa cà, hoa cải, phân dính bột lẫn máu hoặc có sốt, khát) tiểu tiện đỏ, sẻn: Hoàng bá cạo lớp vỏ trong, tán nhỏ, cho uống với nước cơm, mỗi lần 2-3g, ngày uống 4-5 lần. 4. Viêm gan cấp tính, phát sốt, bụng trướng, đau vùng gan, đại tiện táo bón, tiểu tiện đỏ và sẻn: Hoàng bá 16g, Mộc thông, Chi tử, Chỉ xác, Đại hoàng (hay Chút chít), Nọc sởi, mỗi vị 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang). 5. Di tinh, đái đục: Hoàng bá sao 640g, Vỏ hến nung 640g, tán nhỏ mỗi lần uống 1 thìa, ngày 2 lần. 6. Lở miệng, loét lưỡi: Hoàng bá cắt nhỏ, ngậm, có thể nuốt nước hoặc nhổ đi. Kiêng kỵ: Tỳ hư không nên dùng. Ghi chú: + Ngoài cây hoàng bá kể trên, tại Trung Quốc, người ta còn khai thác vỏ cây xuyên hoàng bá Phellodendron amurense Rupr. var. Sachalinensis Fr. Schmidt (có tác giả xác định là Phellodendron sinensis Schneider), cây nhỏ và thấp hơn, 7-15 lá chét, quả hình trứng, còn quả cây hoàng bá nói trên hình cầu. + Nhân dân ta thường dùng vỏ cây Núc nác (Oroxylum indicum Vent.) với tên Hoàng bá hay nam hoàng bá. Hai vị thuốc có thành phần khác hẳn nhau nhưng lại có một số tác dụng giống nhau . HOÀNG BÁ Vị thuốc Hoàng bá HOÀNG BÁ (黄柏) Cortex Phellodendri Tên khác: Hoàng nghiệt. Tên khoa học: Phellodendron chinense Schneid., họ Cam (Rutaceae). Mô tả: Cây: Hoàng. Kiện vị kém tiêu hóa, hoàng đản do viêm ống mật: Hoàng bá 12g, chi tử 12g, cam thảo 6g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày. 2. Có thai đi lỵ: Hoàng bá tẩm mật sao cho cháy,. tiểu tiện đỏ và sẻn: Hoàng bá 16g, Mộc thông, Chi tử, Chỉ xác, Đại hoàng (hay Chút chít), Nọc sởi, mỗi vị 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang). 5. Di tinh, đái đục: Hoàng bá sao 640g, Vỏ hến nung