1. Khái niệm về khử trùng, tiệt trùng : Cách thông thường nhất để lan truyền vi khuẩn vi trùng trong bệnh viện là gián tiếp qua vật dụng thứ ba đó là : Các dụng cụ bị nhiễm khuẩn, các đồ dùng sử dụng công cộng như khăn lau, xà phòng, bô, thuốc pha chế không được tiệt trùng tốt. Vì vậy, cách tốt nhất là phải khử trùng tất cả các loại thuốc pha chế, dụng cụ dùng trong phẫu thuật và điều trị bệnh nhân. Khử trùng là làm giảm, hoặc tiêu diệt vi khuẩn để ngăn chặn lan truyền nhưng đối với nha bào phương pháp này không có tác dụng. Tiệt trùng là tiêu diệt tất cả các sinh vật sống có hại, kể cả nha bào. 2. Các phương pháp khử trùng, tiệt trùng và ưu nhược điểm : Yêu cầu quan trọng nhất đối với phương pháp là phải đảm bảo vô trùng và càng ít hủy hoại vật liệu định tiệt trùng càng tốt. 2.1. Phương pháp dùng hóa chất : Đặc điểm của phương pháp này là dung dịch khử trùng tấn công vào cơ thể vi sinh vật sống để tiêu diệt chúng. Vì vậy, điều quan trọng là nồng độ thuốc khử trùng và thời gian ngâm phải đúng nếu không sẽ không có hiệu quả. Để khử trùng có hiệu quả, thuốc sử dụng được trộn phải : - Tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật có hại. - Không có hại cho dụng cụ, không khử hoạt tính các chất hữu cơ cần khử trùng. - Pha đúng nồng độ. * Các dung dịch khử trùng thông dụng : + Iod trong cồn 70% : Sử dụng sát trùng da trước khi mổ, trước khi tiêm và làm các thủ thuật. + Hibitan 0,05% trong cồn 70% để khử trùng da : Hibitan 1% để khử trùng dụng cụ. + Cloramin : - Dùng trong khi có bệnh nhân viêm gan virus hoặc bại liệt. - Cloramin 5% khử trùng phòng và dụng cụ. - Cloramin 0,5% khử trùng da. + Phenol : Có tác dụng chống lại hầu hết các loại vi khuẩn, đối với virus hiệu quả không chắc chắn. - Phenol 1% khử trùng phòng và trang thiết bị từ các ca nhiễm khuẩn bởi virus viêm gan B. - Phenol 2% để khử trùng dụng cụ. Phenol gây ăn mòn kim loại, không dùng cho các vật thể sống và dụng cụ cấu tạo bằng cao su. Tất cả các dụng cụ ngâm trong dung dịch khử trùng phải ngâm ngập nước trong 1 giờ, các dụng cụ có nòng phải tháo rời, có khóa phải để mở, sau một giờ cọ dụng cụ và rửa bằng nước máy và luộc sôi 5 phút, để dụng cụ ở chỗ sạch sẽ cho khô sau đó những dụng cụ cần tiệt trùng phải đưa đi tiệt trùng. + Loại hóa chất có tác dụng tiệt trùng có hiệu quả nhất hiện nay đang dùng là Cidex : - CX145 : Can 5 lít dung dịch dùng trong 14 ngày. - CX281 : Can 1 lít dung dịch dùng trong 28 ngày. - CX285 : Can 5 lít dung dịch dùng trong 28 ngày. Cho Cidex vào ngâm ngập các dụng cụ đã rửa sạch trong 10 giờ để tiêu diệt các loại nha bào gây bệnh bao gồm nha bào uốn ván và trực khuẩn uốn ván. Sau khi ngâm đủ thời gian lấy dụng cụ ra bằng kỹ thuật vô khuẩn và rửa lại bằng nước vô trùng. Các dụng cụ cần tiệt trùng tiếp xúc hoàn toàn với hóa chất dưới dạng hơi hoặc dung dịch nếu không đảm bảo nồng độ thích hợp và trong một thời gian cần thiết thì tác dụng tiệt trùng kém hiệu quả. Một số hóa chất lại có hại cho dụng cụ, có thể làm rát da, vì vậy phải đeo găng tay khi sử dụng. Sử dụng hóa chất để tiệt trùng khá tốn kém nhưng hiệu quả cũng không cao. 2.2. Phương pháp vật lý : Để khử trùng, tiệt trùng bằng phương pháp vật lý người ta sử dụng các hình thức sau đây : + Tiệt trùng bằng khí khô ở nhiệt độ cao : Ở phương pháp này người ta làm bay hơi nước của nguyên sinh chất dẫn đến phá vỡ vỏ để tiêu diệt các vi sinh vật. Nhất là khi ta tăng nhiệt độ đột ngột thì quá trình bay hơi rất nhanh làm vỡ vỏ ra tức thì. Người ta sử dụng tủ sấy tiệt trùng để tiệt trùng theo phương pháp này. Nhiệt độ sấy từ 60 độ C - 250 độ C hoặc cao hơn và thời gian sấy từ một đến vài giờ và có thể lâu hơn. Sử dụng đơn giản, thuận tiện, chủ yếu dùng để khử trùng các dụng cụ nhưng ở nhiệt độ cao nó làm giảm chất lượng của các dụng cụ. + Tiệt trùng bằng hơi nước bão hòa ở nhiệt độ và áp suất cao : Theo phương pháp này, người ta tạo ra một môi trường có nhiệt độ cao từ 115 độ C đến 135 độ C với áp suất dư từ 0,5 đến 2,0 bar để nén và tăng va đập vào vi khuẩn, virus nhằm tiêu diệt chúng nhanh. Đây là phương pháp có ưu điểm hơn cả, hiệu quả tiệt trùng cao, không làm hủy hoại vật hấp, thời gian tiệt trùng ngắn Nhược điểm là do thiết bị chịu áp lực nên vận hành phức tạp đòi hỏi người vận hành thiết bị phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và quy phạm an toàn của Nhà nước quy định. + Khử trùng bằng tia và sóng điện từ : Ở phương pháp này người ta dùng tia và sóng điện từ thích hợp để kìm hãm sự phát sinh và phát triển của vi khuẩn, với cường độ đủ lớn có thể tiêu diệt chúng. Thông dụng người ta sử dụng đèn cực tím tạo ra chùm tia có bước sóng quanh bước sóng 260nm ta vẫn quen gọi là đèn khử trùng. Hiệu quả tiệt trùng bị hạn chế, nó chịu ảnh hưởng của nguồn điện, nhiệt độ, độ ẩm môi trường và thể tích khối không khí cần khử trùng. 2.3. Phương pháp phối hợp : Đây là phương pháp phối hợp giữa hai phương pháp hóa học và phương pháp vật lý để nâng cao hiệu quả tiệt trùng. Ví dụ : Để khử trùng trong các phòng mổ ta có thể kết hợp vừa sử dụng phương pháp hóa học và vừa dùng đèn khử trùng. Hoặc với những dụng cụ không chịu được nhiệt độ cao trên 80 độ C người ta dùng nồi hấp ở nhiệt độ thấp kết hợp hóa chất là Formalin Do mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng, phương pháp nọ hỗ trợ phương pháp kia, nên hiện nay các phương pháp này vẫn đang được sử dụng để khử trùng, tiệt trùng các vật dụng trong bệnh viện và vì vậy chúng ta cần nghiên cứu và sử dụng chúng để phát huy hiệu quả của từng loại thiết bị. Tùy đối tượng cần tiệt trùng mà chọn phương pháp thích hợp để hiệu quả tiệt trùng cao . : Có tác dụng chống lại hầu hết các loại vi khu n, đối với virus hiệu quả không chắc chắn. - Phenol 1% khử trùng phòng và trang thi t bị từ các ca nhiễm khu n bởi virus viêm gan B. - Phenol 2% để. nay đang dùng là Cidex : - CX145 : Can 5 lít dung dịch dùng trong 14 ngày. - CX281 : Can 1 lít dung dịch dùng trong 28 ngày. - CX285 : Can 5 lít dung dịch dùng trong 28 ngày. Cho Cidex vào ngâm. trực khu n uốn ván. Sau khi ngâm đủ thời gian lấy dụng cụ ra bằng kỹ thuật vô khu n và rửa lại bằng nước vô trùng. Các dụng cụ cần tiệt trùng tiếp xúc hoàn toàn với hóa chất dưới dạng hơi hoặc dung