Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
101,5 KB
Nội dung
CHƯƠNG III MỎ MAGMA THẬT SỰ Khái niệm chung Mỏ magma được thành tạo do quá trình phân dị kết tinh trực tiếp từ dung thể mang quặng có thành phần siêu mafic, mafic. Dung thể mang quặng này có nguồn gốc từ manti và cũng có thể bao gồm cả dung thể đã đồng hóa đá vây quanh trong quá trình magma đi lên (đá vây quanh bị nóng chảy và hòa lẫn vào dung thể mang quặng). Dung thể mang quặng này nguội lạnh và lắng đọng kết tinh dưới 3 phương thức tạo thành 3 loại mỏ khác nhau là mỏ dung ly, mỏ magma sớm và mỏ magma muộn III.1. Điều kiện thành tạo mỏ Điều kiện tiên quyết để thành tạo mỏ magma thật sự là dung thể magma phải giàu vật chất quặng. Thành phần magma liên quan: Smf, mf, kiềm. Nhiệt độ thành tạo: 1500-700 Độ sâu: 1-150km Áp suất: vài nghìn – vài trục nghìn atm Yếu tố kiến tạo: Các đứt gãy và nếp uốn (nhất là các đứt gãy và nếp uốn trước quặng) đóng vai trò quan trọng trong quá trình lắng đọng kết tinh của quặng. Các đứt gãy đóng vai trò là kênh dẫn còn các nếp uốn là các bẫy khống chế để quặng tập trung và lắng đọng. (hình 4.2 trang 80) Yếu tố địa tầng: III.2. Phân loại mỏ magma thật sự, quá trình tạo quặng và đặc điểm của từng loại mỏ Mỏ magma thật sự được chia thành 3 kiểu khác nhau theo phương thức sinh thành. 1. Magma có thành phần silicat – quặng khi nguội lạnh tách thành 2 chất lỏng là dung thể silicat và dung thể quặng hoặc dung thể giàu quặng (dung thể silicat và dung thể quặng là không chính xac_VD Ni-Cu trong UB2 mỏ niken Bản phúc) không thể đồng hóa được với nhau nữa gọi là qua trình dung ly. Mỏ được hình thành theo phương thức này được gọi là mỏ dung ly. Đặc trưng cho loại mỏ này la mỏ Cu-Ni, Cu-Ni-Pt 2. Trong quá trình phân đoạn kết tinh, các tổ phần quặng sớm tách ra khỏi dung thể silicat rồi lắng dần xuống đáy, tập trung thành mỏ magma sớm. Điển hình cho loại mỏ này là mỏ kim cương trong kimbeclit và mỏ cromit (mỏ cromit trong loại hình này có quy mô nhỏ và ít có giá trị công nghiệp). 3. Trong quá trình phân dị kết tinh, các dung dịch tạo đá nguội lạnh và kết tinh trước. Một số vật chất quặng kết tinh trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn chưa lắng đọng kết tinh mà tập trung trong dung thể quặng tàn dư rồi nguội lạnh và kết tinh trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn tạo thành mỏ magma muộn. Đặc trưng cho kiểu mỏ này là mỏ cromit, kim loại họ bạch kim, titanomagnetit, apatit-magnetit và đất hiếm. III.2.1. Mỏ magma dung ly Như đã nêu ở trên: Magma có thành phần silicat – quặng khi nguội lạnh tách thành 2 chất lỏng là dung thể silicat và dung thể quặng hoặc dung thể giàu quặng (dung thể silicat và dung thể quặng là không chính xac_VD Ni-Cu trong UB2 mỏ niken Bản phúc) không thể đồng hóa được với nhau nữa gọi là quá trình dung ly. Mỏ được hình thành theo phương thức này được gọi là mỏ dung ly Sự dung ly hay sự phân đoạn kết tinh ở magma có thể xảy ra rất khác nhau phụ thuộc vào thành phần ban đầu, sự thay đổi các yếu tố về nhiệt độ áp suất. S (lưu huỳnh) có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành các mỏ dung ly. Số khoáng vật sunfua lắng đọng trước hết phụ thuộc vào hàm lượng lưu huỳnh trong dung thể. Nếu hàm lượng S thấp thì chỉ tạo thành các dung thể sunfua của Cu (CuFeS2), nếu % của S cao thì sẽ tạo thành các dung thể sunfua của Fe mà trong đó có trộn lẫn cả Ni và Co như Fes, FeS2, (Fe,Ni)9S8, Chỉ có hàm lượng S cao mới có thể tạo thành các mỏ Cu-Ni lớn. Thành phần hóa học của khối magma cũng rất quan trọng, đặc biệt quan trọng là các nguyên tố Fe, Cu, Ni, Co, Pt. Hình minh họa_mỏ Niken bản phúc III.2.1.1. Quá trình lắng đọng kết tinh quặng trong mỏ dung ly Có thể nói quá trình dung ly gắn liền với quá trình phân dị trọng lực. Sự dung ly bắt đầu bằng sự tách các các dọt sunfua nhỏ khỏi dung thể silicat. Các dọt sunfua này có tỉ trọng lớn hơn nên có xu hướng lắng đọng xuống đáy của khối magma. Trong trường hợp ở gần mặt đất với điều kiện nhiệt độ và áp suất giảm nhanh dẫn đến đá magma kết tinh, các dọt sunfua chưa kịp lắng đọng xuống đáy đã bị giữ lại ở lưng chừng của khối magma tạo nên những thân quặng có cấu tạo xâm tán nằm trong khối magma. Trong trường hợp magma ở sâu, các dung thể quặng lắng đọng xuống đáy tạo thành các vỉa bám đáy đôi khi tách ra hẳn khối magma III.2.1.2. Đặc điểm mỏ dung ly Hình thái và vị trí phân bố: (như đã giải thích ở phần điều kiện hóa lý) • Thân quặng dạng vỉa, mạch đặc sít bám đáy của khối đá magma, đôi khi nằm tách ra khỏi khối magma và xâm nhiễm vào đá vây quanh dưới dạng mạch • Thân quặng dạng chậu nằm dưới đáy khối magma đôi khi có dạng thấu kính nằm treo trong khối magma nhưng không nằm ở phần đỉnh của khối magma (vị trí nguyên thủy) Chú ý: các hoạt động kiến tạo sau quặng có thể làm thay đổi vị trí thân quặng về mặt không gian. hình minh họa Thành phần khoáng vật: Do quặng có quan hệ hậu sinh với đá vây quanh nên thành phần khoáng vật của mỏ dung ly khá đơn giản. Các khoáng vật quặng chính gồm penlandit (Cu,Ni)9S8 (nguyên tố Co có thể thay thế một phần Ni trong khoáng vật này, Chalcopyrit CuFeS2, Pyrhotin FeS, Pyrit FeS2, magnetit Fe3O4. Panlandit là rất giống với Po dưới mắt thường nhưng penlandit sang màu hơn). Các khoáng vật thứ yếu rất đa dạng như Au, Pt, Chancosin, covelin, bocnit . . . Khoáng vật thứ sinh thường là: Violarrit Ni2FeS4 của Ni (rất giống với azurite khi nhìn bằng mắt thường. Phân biệt bằng cách cọ rửa nhẹ, khoáng vật bị rửa trôi là Violarit) , malachite Cu2(CO3)(OH)2 và Azurit Cu3(CO3)2(OH)2 của Cu, Limonit HFeO2 của Fe Các khoáng vật tạo đá gồm Olivin, flogopit, và các khoáng vật sepentin, magnesit, tal, clorit, amphibol, tremolit, Granat, Pyroxen Cấu tạo của quặng: cấu tạo đặc sít (60% khoáng vật quặng), bán đặc sít (20-60% khoáng vật quặng) , xâm tán, dăm kết, dạng mạch, gân mạch hình minh họa Kiến trúc: Dạng hạt là kiến trúc phổ biến, kiến trúc poocfia, ngọn lửa (hiếm gặp) Đặc điểm biến đổi đá vây quanh: đá bị serpentin hóa, clorit hóa, amphibol hóa, tal hóa, cacbonat hóa. Loại hình mỏ dung ly không phổ biến trên thế giới nhưng thường rất có giá trị. Ở VN có mỏ dung ly Cu-Ni bản phúc Sơn La, Trên TG có mỏ Busven ở Canada, một số mỏ rất lớn khác nằm ở Nga, Nam phi III.2.2. Mỏ magma sớm (mỏ kim cương, mỏ cromit) Trong quá trình phân đoạn kết tinh, các tổ phần quặng sớm tách ra khỏi dung thể silicat (magma siêu mafic) rồi lắng dần xuống đáy, tập trung dưới tác dụng của trọng lực và dòng đối lưu của magma sau đó kết tinh tạo thành mỏ magma sớm. Cần phân biệt sự khác nhau giữ mỏ magma sớm và mỏ dung ly_chữ in đậm. Trong mỏ magma sớm chỉ có mỏ kim cương trong ống nổ kimbeclit là có giá trị công nghiệp. Mỏ cromit trong loại hình này thường có quy mô nhỏ, ít giá trị công nghiệp. Trong loại hình mỏ này, bài giảng này chỉ đề cập đến mỏ kim cương. Khái niệm về ống nổ kimbeclit: Ống nổ kimbec lit được hiểu là các ống dẫn của hoạt động núi lửa hay phun trào bazan. Các vật chất lấp đầy ống nổ này bao gồm các khoáng vật nguyên sinh thứ sinh của magma và các thể đá tù. Trên thế giới, có khoảng trên 1600 ống nổ kimbeclit đã được thống kê tuy nhiên chỉ có khoảng vài trục ống nổ chứa kim cương. III.2.2.1. Quá trình thành tạo kim cương: Hiện nay có 3 quan điểm về nguồn gốc kim cương trong kimbeclit: • Kim cương được thành tạo do magma kimbeclit đồng hóa chứa than • Kim cương cùng với eclogit được kimbeclit thu hút từ phần sâu trong vỏ trái đất • Kim cương được kết tinh trong magma kimbeclit như một khoáng vật tạo đá Tài liệu mới cho thấy magma siêu mafic kimberlit có các khoáng vật được tách ra như kim cương, olivine, ilmenit, pirop, diopxit chỉ có thể được hình thành trong điều kiện áp suất rất cao, độ sâu lớn, có thể đến 100km. Các magma này theo các đứt gãy sâu (qua bề mặt morho) đi lên. Khi áp suất khí của magma lớn hơn hẳn áp suất bên ngoài sẽ dẫn đến sự phun nổ, chọc thủng xuyên qua lớp phủ nền (lên bề mặt vỏ trái đất) III.2.2.2. Đặc điểm của mỏ Magma: Đá dunit, peridotit và pyroxenit. Cấu tạo và kiến trúc quặng: Quặng thường có cấu tạo xâm tán, hạt tự hình Phân bố: Cromit thường tập trung dưới đáy khối siêu mafic còn Kim cương trong kimberlit. % quặng: Thường là thấp K.Sản: Kim cương trong ống nổ kimberlit và cromit dưới đáy khối siêu mafic. Ks đi kèm thường có thêm Pt Ở Việt Nam: Mỏ cromit Cổ Định Đặc điểm của mỏ kim cương gắn liến với đặc điểm của ống nổ kimberlit. Khoáng vật nguyên sinh (magma chính cống) là olivine, ilmenit, kim cương, pirop, diopxit. Các khoáng vật thứ sinh nguốn gốc tự biến chất hoặc biến đổi nhiệt dịch như serpentin, clorit, canxit, tal, magnesit, pyrhotin, . . .Các thể đá tù thường gặp là những mảnh vụn của đá nguyên sinh và các phiến kết tinh nhóm eclogit, cát kết, đá vôi than, . . . Kim cương trong kimberlit có rất nhiều loại khác nhau về hình dáng, kích thước, và màu sắc Những ống nổ kimberlit chứa kim cương thường có hàm lượng khoáng vật titan thấp, hàm lượng các khoáng vật pirop, diopxit cao Về Hình thái, cấu trúc: Có dạng ống nổ đặc trưng (hình 4.4 trang 81) Hình vẽ minh họa. Các đặc điểm kv quặng tương tự như magma muộn III.2.3. Mỏ magma muộn Trong quá trình phân dị kết tinh, các dung dịch tạo đá nguội lạnh và kết tinh trước. Một số vật chất quặng kết tinh trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn chưa lắng đọng kết tinh mà tập trung trong dung thể quặng tàn dư rồi nguội lạnh và kết tinh trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn tạo thành mỏ magma muộn. Vẽ hình 4.5 (theo Batman) về các bước hình thành thân quặng mỏ magma muộn. Giải thích III.2.3.1. Quá trình lắng đọng kết tinh trong mỏ magma muộn Quá trình kết tinh phân đoạn để thành tạo mỏ magma sớm gồm 5 giai đoạn: sơ đồ và giải thích Giai đoạn 1: các tinh thể silicat tách ra Giai đoạn 2: các khoáng vật Fe-Mg tách ra và lắng đọng xuống đáy Giai đoạn 3: các khoáng vật quặng tàn dư lắng xuống dưới Giai đoạn 4: các khoáng vật silicat nhẹ nổi lên trên (tạo dòng đối lưu) hình thành các vỉa quặng nằm khớp Giai đoạn 5: bị nén ép, dung thể quặng dịch chuyển tạo nên các thân quặng xuyên cắt Kết quả nghiên cứu trong phòng tói nghiệm và thực địa đã chứng minh rằng chỉ một phần nhỏ các khoáng vật quặng được tích tụ theo phương thức sinh thành của các mỏ magma sớm, phần lớn còn lại tập trung trong những dung dịch magma tàn dư hình thành nên những mỏ magma muộn. Với phương thức thành tạo trên, các thân quặng trong mỏ magma muộn thường có danh vỉa, mạch kéo dài, thấu kính do đặc trưng lấp đầy các đứt gãy, khe nứt, thớ trẻ hay khe hở giữa lớp đá. Quặng có cấu tạo đặc sít, bán đặt sít, đốm xâm tán. Kiến trúc tha hình, điển hình là kiến trúc sideronit 9 khoáng vật quặng đóng vai trò là xi măng gắn kết các khoáng vật tạo đá kết tinh trước. Mỏ magma muộn được phân ra làm 3 loại sau: mỏ cromit liên quan đến thành hệ peridotit, mỏ titanomagnetit liên quan đến thành hệ Gabro và mỏ magnetit-apatit liên quan đến đá kiềm trong miền nền hoạt hóa III.2.3.2. Mỏ cromit và cromit chứa bạch kim (Pt) Có một số quan điểm về sự thành tạo mỏ cromit, tuy nhiên đa số các nhà địa chất cho rằng mỏ cromit là sản phẩm phân dị từ từ dung thể bazan, silicat magie hay theo sơ đồ kết tinh phân đoạn của batman. Đặc điểm của mỏ Phân bố: trong các khối siêu mafic có độ sâu vừa phải (1.5-3km), thường ở phần đáy của khối siêu mafic Hình thái, cấu tạo: Thân quặng thường có thể nấm, thể chậu, thấu kính, ổ quặng, dạng phổ biến là dạng dải, da báo. Cấu tạo đặc sít hay xâm tán (là loại phổ biến) Các khoáng vật quặng của crom chủ yếu là cromspinel với thông thức chung là (Mg,Fe +2 )(Cr,Al,Fe +3 )2O4. Các khoáng vật cụ thể là cromit (Mg,Fe)Cr2O4, magnocromit MgCr2O4, Fericromit FeCr2O4, Fericrompicotit Fe(Cr,Al)2O4. Trong thành hệ gabro-pyroxen-dunit thường có Pt (Platin_vàng trắng) tự sinh, cộng sinh với cromspinel. Đôi khi hàm lượng của Pt rất cao tạo thành mỏ Pt độc lập. Trữ lượng của mỏ cromit có thể rất lớn, tới hàng trăm triệu tấn với hàm lượng Cr trên 45% III.2.3.3. Mỏ titanomagnetit Quặng titanomagnetit của mỏ magma muộn nằm chủ yếu trong các khối bazơ có liên quan nguồn gốc đến thành hệ Gabro-Pyroxen-Đunit. Các thân quặng titanomagnetit có dạng mạch, thấu kính, dải, ổ với kích thước và hình thái không ổn định. Cấu tạo đặc trưng là cấu tạo xâm tán, đốm, dải. Thành phần khoáng vật quặng của loại mỏ này khá đa dạng trong đó có khoáng vật chính là: Rutil TiO2, titanomagnetit FeTi2O4, Ilmenit FeTiO3. Các khoáng vật khác gồm heikenit, pyrofanit, magnetit, apatit, sulfur (Po, Py, CPy). Trong quặng cũng thường bắt gặp các khoáng vật tạo đá như granat, amphibol, serpentine, clorit, epidot, cacbonat canxi và magie Theo Malusep: • Mỏ trong đá anoctozit và đá gabro anoctozit thường có quặng đặc trưng là ilmenit, magnetit-ilmenit, hematite-ilmenit, đôi chỗ rutil-ilmenit • Mỏ trong đá gabro norit đặc trưng bởi quặng ilmenit-magnetit Ở VN, có mỏ Cây Trâm-Núi Chúa-Thái Nguyên. Mỏ liên quan đến khối gabro núi chúa. Xem mặt cắt hình 4.6 trang 85 III.2.3.4. Mỏ apatit-magnetit, apatit, đất hiếm Đây là mỏ chỉ liên quan đến đá magma kiềm Mỏ apatit-magnetit: Khoáng vật quặng chủ yếu là magnetit Fe3O4, sau đó đến apatit Ca5(PO4)3(F,OH,Cl) (có thể đến 15%). Các khoáng vật khác trong quặng là hematite, amphibol, tuamalin, zircon, biotit, thạch anh, cacbonat, và rất ít sulfur Hình thái thân quặng có dạng mạch, thấu kính thường nằm trong đới tiếp xúc của khối magma kiềm với đá vây quanh hoặc giữa các loại đá kiềm với nhau. Mỏ apatit: Khoáng vật quặng chủ yếu là apatit Ca5(PO4,CO3)3(F,OH,Cl), các khoáng vật có hàm lượng lớn khác trong quặng là nephinin và horblen Thân quặng có dạng vỉa, thấu kính thường nằm dọc theo các mặt lớp Mỏ đất hiếm (TR): Thành phần quặng thường chứa các khoáng vật TR, Ti,Nb, Zr trong tập hợp các khoáng vật của đá kiềm. các khoáng vật chính là lomonoxovit Na2Ti2Si2O9·Na3PO4 , muranit, loparit, ludialit, lorozelit Các vỉa hay thấu kính quặng thường chỉ tập trung trong những bộ phận đá phân dị hoàn hảo nhất của đá xâm nhập kiềm CHƯƠNG IV MỎ PEGMATIT Khái niệm chung Pegmatit là những thành tạo magma muộn với những tinh thể lớn, tự hình khác hẳn với các đá magma thông thường. Chúng được hình thành vào cuối giai đoạn của quá trình kết tinh của khối magma và thường phân bố ở phần mái của khối magma, đôi khi nằm trên và tách biệt hẳn khỏi khối magma. Vị trí của các thân pegmatit tuổi tiền Cambri thường không có đặc điểm này, có thể lý giải rằng các hoạt động đứt gãy sau pegmatite theo nhiều giai đoạn khác nhau đã làm dịch chuyển vị trí của chúng ra khỏi mái của khối magma. Thành phần khoáng vật pegmatit granit chủ yếu là felspat kali-natri, thạch anh và các khoáng vật phụ là muscovite, tuamalin, granat Thành phần của pegmatit kiềm là microlin hoặc orthoclaz, nephelin or sodalit, egirin, garmatit, natrolit, arvefsonit. Các khoáng vật đi kèm là apatit Ca5(PO4)3(F, H,Cl), analxim, zircon, titan, norbi, TR. Thành phần khoáng vật pegmatit mafic và siêu mafic: plazioclaz bazo, plazioclaz trung tính, pyroxene. Các khoáng vật đi kèm gồm olivine, amphibol, biotit, magnetit . . . Pegmatit này rất ít có giá trị kinh tế IV.1. Điều kiện thành tạo của mỏ pegmatite IV.1.1. Điều kiện hóa lý: Nhiệt độ: Pegmatit kết tinh trong khoảng nhiệt độ từ 700 0 đến 200 0 C (magma bắt đầu kết tinh ở nhiệt độ từ khoảng 1000 0 C trở xuống). Granit vân chữ được cho là sản phẩm sớm nhất của granit, nằm kề và tạo thành rìa ngoài của khối granit, chúng có điểm kết tinh eutectic là 700-650 0 C. Nhiệt độ kết tinh của các khoáng vật biotit là 760-435 0 C, muscovit là 500-435 0 C, beryl là 500-400 0 C, . . Áp Suất: Pegmatit thường hình thành ở độ sâu trung bình cho đến rất sâu (>1,5km). Ở gần mặt đất không tồn tại pegmatite. Thực nghiệm cho thấy pegmatit bắt đầu thành tạo từ áp suất 800 MPa đến giới hạn dưới là 200 MPa. Theo một số nhà địa chất khác thì pegmatit có thể được thành tạo trong khoảng 1200-1900 at. Một số nhà địa chất rút ra kết luận: pegmatit chứa tinh đám thạch anh có độ sâu <3km, kim loại hiếm 4-6km, muscovit 6-8km, đất hiếm 8-9km. IV.1.2. Điều kiện địa chất Điều kiện về magma và kiến tạo Magma: Có nhiều loại pegmatit với nguồn gốc từ magma granit, kiềm, mafic và siêu mafic, tuy nhiên chỉ có Pegmatit granit là có giá trị hơn cả. Pegmatit thường được sinh thành với quy mô lớn, có thể tạo thành các đai kéo dài hàng trăm đến hàng nghìn km (đai rìa xiberi 4500km) Các thể pegmatit thường phân bố ở phần mái của khối magma, đôi khi nằm trên và tách biệt hẳn khỏi khối magma. (Vị trí của các thân pegmatit tuổi tiền Cambri thường không có đặc điểm này, có thể lý giải rằng các hoạt động đứt gãy sau pegmatite theo nhiều giai đoạn khác nhau đã làm dịch chuyển vị trí của chúng ra khỏi mái của khối magma). Pegmatit đồng sinh thường nằm trong đá mẹ, ở phần rìa của đá mẹ nhưng không có ranh giới tiếp xúc rõ rang (trong trường hợp này sự có mặt của pegmatit vân chữ là một điểm đánh dấu). Pegmatit hậu sinh thì ngược lại, có ranh giới rõ ràng với đá vây quanh và thường có cấu tạo phân lớp dày do được hình thành trong môi trường tĩnh. Điều kiện về đá vây quanh: tính chất thạch học của đá vây quanh có ảnh hưởng đến thành phần khoáng vật của pegmatit granit. Khi dung thể pegmatit xuyên vào các đá có thành phần axit như granitoit, đá phiến thạch anh-mica. . . thì không có biến đổi gì nhưng xuyên vào các đá có thành phần khác như phiến sét, amphibolit, gabro-norit thì dung thể sẽ hấp thu một số thành phần của đá vây quanh mà tạo ra các khoáng vật mới như andalusit, disten, silimanit do đồng hóa nhôm hay amphibol, pyroxen do đồng hóa Ca, Mg, Fe IV.2. Nguồn gốc thành tạo của pegmatit Hiện nay tồn tại 4 giả thuyết chính, mỗi giả thuyết đều có một cơ sở khoa học riêng và giải thích được những đặc điểm riêng của các thân pegmatite: Bảng 5.1 trang 93 IV.2.1. Giả thuyết của fexman_giả thuyết dung thể magma tàn dư [...]... đặc điểm của mỏ pegmatit Nếu chỉ xét theo thành phần khoáng vật thì pegmatit được phân ra làm 3 kiểu: pegmatit đơn giản (bao gồm cả pegmatit tái kết tinh), pegmatit trao đổi thay thế và pg khử silic Dựa vào nguồn gốc, điều kiện thành tạo, mối quan hệ với đá vây quanh và thành phần khoáng vật người ta phân mỏ pegmatit thành 4 kiểu IV.3.1 Pegmatit đơn giản Phương thức thành tạo: Dung thể magma tàn dư lấp... của pegmatit đơn giản Hệ hóa lý trở nên mở và các phản ứng trao đổi thay thế xảy ra mạnh mẽ tạo nên những khoáng vật mới IV.2.4 Giả thuyết biến chất Giả thuyết này cũng phủ nhận sự tồn tại của magma tàn dư và cho rằng pegmatit là sản phẩm của quá trình biến chất giật lùi của các phức hệ đá biến chất cổ tiền cambric Các giả thuyết trên có các điểm khác nhau cơ bản là: vai trò của dung thể pegmatite, vai... phổ biến.=w IV.4 Các thành tạo pegmatit ở VN 1 Các thể pegmatit phân bố dọc Sông Hồng từ Lào Cai đến Việt Trì Felspat trong pegmatit bị phong hóa thành kaolin rất có ý nghĩa với nền công nghiệp gốm sứ 2 Thạch Khoán – Phú Thọ với 300 thân pegmatit công nghiệp 3 Pegmatit Thường Xuân – Thanh Hóa : thạch anh, felspat, thạch anh áp điện, thạch anh quang học, topaz, beryl 4 Pegmatit Quế Sơn – Đại Lộc (Quảng... thuyết này giải thích được gianh giới không rõ rang của pegmatit IV.2.3 Giả thuyết của Zavaritsky Ông phủ nhận sự tồn tại của magma tàn dư và cho rằng tất cả các pegmatit đều hình thành từ dung thể khí-lỏng tàn dư bão hòa với khoáng vật của đá mẹ Ở giai đoạn đầu, dung dịch này không thoát khỏi quá sớm làm cho đá mẹ tái kết tinh và tạo thành các thể pegmatit với kích thước tinh thể lớn hơn Ở giai đoạn... khối magma Chiều dài giao động từ vài chục, vài trăm đến hàng km Chiều dày giao động từ vài cm đến hàng trăm mét Chiều sâu thường biến đổi từ vài trục mét đến hàng trăm mét Các thân pegmatit có hình thái khá đa dạng, dạng mạch, thấu kính, vỉa, bướu, ổ, ống, sâu chuỗi nằm trên nóc của khối magma hoặc rìa của khối magma với ranh giới khá rõ ràng sắc nét hoặc cũng có thể chuyển tiếp từ từ phụ thuộc vào pegmatit. .. trí không rõ ràng của pegmatit tiền cambric) Khoáng sản: Pegmatit đơn giản là nguồn cung cấp vật liệu gốm sứ có tỉ lệ hàm lượng thạch anh với felspat thông thường là 1:3 IV.3.2 Pegmatit tái kết tinh Phương thức thành tạo: Pegmatit tái kết tinh được hiểu là theo các nhà địa chất Mỹ, dung dịch khoáng hóa khí lỏng từ dưới sâu đi lên gây các phản ứng trao đổi thay thế nên các sản phẩm pegmatit đã được hình... đoạn 1 tạo thành pegmatit phức tạp hoặc được hiểu theo Giả thuyết của Zavaritsky Nhưng giữa chúng có một điểm chung là đều liên quan đến dung dịch khí – lỏng Vị trí phân bố đều tương tự như mỏ pegmatit đơn giản, nằm ở phần vòm hoặc rìa khối magma Kích thước: Nhỏ, Thường có kích thước nhỏ, vài chục cm đến vài mét Tuy nhiên các đặc điểm về kiến trúc, cấu tạo lại có sự khác biệt với pegmatit đơn giản... (do tái kết tinh) Khoáng sản không chỉ gồm 2 sản phẩm chính như pegmatit đơn giản là thạch anh, felspat mà còn có thêm Muscovit tinh thể lớn Hình 5.4 trang 96: thạch anh, muscovite, pegmatit hạt vừa, gnei IV.3.3 Pegmatit trao đổi thay thế Phương thức thành tạo: Mỏ Pegmatit trao đổi thay thế có thể được hiểu theo theo giả thuyết của Zavaritsky hoặc giả thuyết của các nhà địa chất Mỹ do cho đến nay vẫn... các nhà địa chất Mỹ Pegmatit được thành tạo qua 2 giai đoạn độc lập: 1 Dung thể magma tàn dư lấp đầy khe hổng trong đá mẹ và đá vây quanh Chúng phân dị và kết tinh trong hệ hóa lý nửa kín tạo nên pegmatit đơn giản có cấu trúc đới 2 Dung dịch khoáng hóa khí lỏng từ dưới sâu đi lên gây các phản ứng trao đổi thay thế nên các sản phẩm pegmatit đã được hình thành ở giai đoạn 1 tạo thành pegmatit phức tạp... chữ (trong trường hợp này cấu tạo và kiến trúc được hiểu theo hai nghĩa khác nhau_giải thích) Đáng chú ý là pegmatit thường có cấu tạo bên trong khá đồng nhất với tinh thể lớn Cấu trúc của thân pegmatit đơn giản gồm 2 đới, Đới pegmatit vân chữ và nhân thạch anh (vẽ hình minh họa: nhân thạch anh , pegmatit vân chữ (vân là TA, Nền là felspat), riềm mica, granit) Hình vẽ Hình 5.3 trang 95 Hình thái, kích . mỏ dung ly, mỏ magma sớm và mỏ magma muộn III. 1. Điều kiện thành tạo mỏ Điều kiện tiên quyết để thành tạo mỏ magma thật sự là dung thể magma phải giàu vật chất quặng. Thành phần magma liên quan:. đất hiếm 8-9km. IV. 1.2. Điều kiện địa chất Điều kiện về magma và kiến tạo Magma: Có nhiều loại pegmatit với nguồn gốc từ magma granit, kiềm, mafic và siêu mafic, tuy nhiên chỉ có Pegmatit granit. thành pegmatit phức tạp. Giả thuyết này giải thích được gianh giới không rõ rang của pegmatit IV. 2.3. Giả thuyết của Zavaritsky Ông phủ nhận sự tồn tại của magma tàn dư và cho rằng tất cả các pegmatit