KH XD TRUONG HOC VAN HOA... doc

10 407 0
KH XD TRUONG HOC VAN HOA... doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND TP VINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG, CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số 6400 /Phòng-Côngđoàn Vinh, ngày 26 tháng 10 năm 2011 KẾ HOẠCH Triển khai phong trào “Xây dựng nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch” Căn cứ nhiệm vụ năm học 2011-2012 và nội dung của các cuộc vận động, các phong trào thi đua do Đảng; Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động; Căn cứ “Quy định về đạo đức nhà giáo” được ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo; Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Giáo dục & Đào tạo; Công đoàn Giáo dục cấp trên cơ sở; Phòng, Công đoàn Giáo dục Vinh phối hợp phát động toàn ngành phong trào thi đua “Xây dựng nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch” I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. - Đưa các cuộc vận động, các phong trào thi đua do Đảng, Ngành Giáo dục & Đào tạo, Công đoàn triển khai đi vào chiều sâu, có hiệu quả rõ rệt. - Góp phần tạo được mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường, xây dựng môi trường làm việc thoải mái có tác dụng thúc đẩy và tạo động cơ làm việc tốt cho mỗi cá nhân. Xây dựng sự tự hào, hãnh diện cho mỗi cá nhân trong nhà trường, kích thích mong muốn đóng góp vào mục tiêu phát triển nhà trường đồng thời giúp hạn chế các tiêu cực nâng cao chất lượng dạy học giáo dục. - Dựa vào nội dung cụ thể từng tiêu chuẩn, các đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình để phong trào thi đua thực sự có hiệu quả và có dấu ấn riêng. - Từ kết quả của phong trào, Ngành có thêm cơ sở để đánh giá, xếp loại, tuyên dương, khen thưởng đơn vị và cá nhân trong toàn ngành. II. NỘI DUNG. A. TIÊU CHUẨN “NHÀ TRƯỜNG VĂN HÓA” 1. Khung cảnh đẹp 1.1. Khuôn viên nhà trường, phòng làm việc, phòng chức năng và lớp học bố trí khoa học, ngăn nắp, sạch đẹp, trang trí thân thiện. 1.2. Có đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động trong nhà trường, đảm bảo an toàn; có biện pháp giữ gìn, khai thác tốt tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường. 1.3. Cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện, môi trường giáo dục lành mạnh, văn hóa, an toàn.(Chi tiết thể hiện phần phụ lục) 2. Nề nếp tốt. 2.1. Chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những quy định, quy chế của ngành, đơn vị. Đảm bảo kỷ cương trong quản lý, thực chất trong đánh giá; nề nếp làm việc, học tập, sinh hoạt, hội họp có khoa học, thiết thực và hiệu quả. 2.2. Thực hiện tốt “Quy chế dân chủ cơ sở” tại đơn vị; thực hiện công khai theo thông tư 09/BGD&ĐT; có hộp thư hoặc sổ góp ý tạo điều kiện thuận tiện cho người đóng góp ý kiến; tập thể sư phạm đoàn kết; công đoàn có tổ hòa giải, giải quyết kịp thời những khiếu nại, tố cáo của cán bộ, giáo viên và nhân dân. 2.3 Thực hiện tốt nếp sống văn minh thể hiện trong tác phong làm việc; quan hệ ứng xử; trang phục, trang sức của CBCNV, học sinh và trong sinh hoạt tập thể. (Chi tiết thể hiện phần phụ lục) 3. Chất lượng cao. 3.1. Thực hiện nghiêm túc các hoạt động giáo dục toàn diện, có nhiều giải pháp đổi mới để nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học. Kết quả các tiêu chí thi đua được đánh giá đạt loại khá trở lên. Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục đúng quy trình, có hiệu quả cao. Tham gia tích cực các phong trào thi đua. 3.2. Có nhiều giải pháp để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập nâng cao trình độ. 3.3. Các tổ chức: Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ chí Minh (nếu có) cuối năm đạt danh hiệu xuất sắc. Trường phải đạt tiên tiến trở lên. B. TIÊU CHUẨN “NHÀ GIÁO MẪU MỰC” Trên cơ sở nhà giáo thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo được ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo. Tiêu chuẩn “Nhà giáo mẫu mực” có 3 tiêu chí: Phẩm chất tốt, Chuyên môn giỏi, Phong cách đẹp. 1. Phẩm chất tốt: 1.1. Yêu nghề, yêu trẻ, thực hiện tốt đường lối giáo dục của Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước, quy định, quy chế của ngành, của đơn vị. 1.2. Có tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần đoàn kết. 1.3. Có đạo đức trong sáng, tận tụy với nghề, gương mẫu, trung thực. 2. Chuyên môn giỏi: 2.1 Tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn, đảm bảo ngày công lao động cao; thực hiện có hiệu quả việc đổi mới dạy học. 2.2. Thường xuyên tham gia hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, thực hiện có chất lượng công tác nghiên cứu khoa học, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm, có ý thức học hỏi, được đồng nghiệp tin cậy. 2.3. Chất lượng dạy học và công tác tốt, được học sinh và phụ huynh tin tưởng, đồng nghiệp tin cậy. Tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn như tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố trở lên, tham gia các tiết dạy mẫu, báo cáo trong các hội thảo chuyên môn, làm đồ dùng dạy học ; đạt danh hiệu lao động tiến tiến trở lên. 3. Phong cách đẹp: 3.1. Có nề nếp làm việc khoa học, lối sống lành mạnh, ứng xử giao tiếp văn hoá, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động tập thể. Quan hệ tốt với đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh và nhân dân. 3.2. Trang phục, tác phong, ngôn ngữ, cử chỉ thể hiện nếp sống văn minh, có tác dụng làm gương cho học sinh noi theo. 3.3. Gia đình được công nhận là “Gia đình văn hóa”. C. TIÊU CHUẨN “HỌC SINH THANH LỊCH”. (Chỉ phát động trong học sinh tiểu học và THCS) 1. Đạo đức tốt: 1.1 Có ý thức phấn đấu tu dưỡng, động cơ học tập đúng đắn. Có tinh thần khắc phục khó khăn, vươn lên trong học tập. Tích cực, gương mẫu trong hoạt động tập thể, tham gia xây dựng nhà trường. 1.2 Biết kính trên nhường dưới, đoàn kết thân ái với bạn bè, được tập thể tín nhiệm. 1.3. Đạo đức xếp loại tốt. 2. Học tập chăm. 2.1 Có phương pháp học tập khoa học, có ý thức rèn luyện, tinh thần tự học, không ngừng học tập nâng cao kiến thức toàn diện, đồng đều các môn học. 2.2 Hăng hái tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao để phát triển toàn diện. Trung thực trong học tập, kiểm tra, thi cử. 2.3 Xếp loại học lực từ trung bình trở lên. 3. Lối sống đẹp. 3.1. Có nề nếp trong học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí, giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ của công. 3.2. Trang phục gọn gàng, đúng quy định; giao tiếp, ứng xử có văn hóa; tôn trọng bạn bè, có tinh thần giúp đỡ người khác. 3.3. Thực hiện tốt nội quy, quy chế của nhà trường. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Cấp thành phố. - Thành lập ban chỉ đạo phong trào thi đua. - Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc dựa vào nội dung các tiêu chí để có kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với đặc điểm của đơn vị góp phần thực hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua; - Tổ chức khảo sát, hội thảo, đánh giá đúng mức độ và hiệu quả tác động của phong trào thi đua và đưa ra những giải pháp thiết thực để chỉ đạo phù hợp; kịp thời phát hiện những điển hình tốt để biểu dương, khen thưởng và phát hiện những khó khăn, vướng mắc của cơ sở để có biện pháp giúp đỡ. - Kết thúc mỗi năm học đều có đánh giá, khen thưởng, phổ biến điển hình. 2. Cấp cơ sở. - Ban chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua gồm: BGH, Công đoàn, Đoàn TN, Đội TNTP Hồ Chí Minh (nếu có), các tổ trưởng chuyên môn, khối trưởng chủ nhiệm. - Ban chỉ đạo quán triệt chủ trương, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. theo chức năng, nhiệm vụ của mình. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN TRIỂN KHAI PHONG TRÀO NĂM HỌC 2011-2012 Thời gian Nội dung Đơn vị thực hiện Tháng 10,11/2011 Lên kế hoạch triển khai phát động phong trào Phòng, công đoàn Tọa đàm “Các giải pháp xây dựng nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch” Báo cáo kết quả tọa đàm về CĐGD Vinh (Nêu rõ những tiêu chí đã đạt được, những tiêu chí đang phấn đấu; thuận lợi, khó khăn của đơn vị khi thực hiện phong trào; giải pháp thực hiện; kiến nghị đề xuất) Trường, công đoàn, Đội TNTP Hồ Chí Minh Chọn và xây dựng mô hình điểm về phong trào “Xây dựng nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch” Công đoàn, các bậc học, cơ sở được chon. Tháng 12/2011 - tháng 4/2012 Triển khai thực hiện phong trào thi đua Chuyên môn các bậc học, công đoàn và các trường Tháng 4, 5/2012 Kiểm tra đánh giá các đơn vị 2 nội dung của phong trào. - Xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp, thân thiện, an toàn. - Xây dựng nề nếp, kỷ cương trong nhà trường. Chuyên môn các bậc học, công đoàn GD Vinh Tháng 6; 7 /2012 Đánh giá sơ kết mô hình điểm; đánh giá hiệu quả của phong trào thi đua trong thời gian từ 10/2011 đến 6/2012 Phòng, công đoàn GD Vinh, các trường Tháng 8/2012 Xây dựng chương trình kế hoach năm học 2012- 2013 Phòng, công đoàn GD Vinh, các trường . Kế hoạch này được phổ biến và triển khai thực hiện ở tất cả các đơn vị trường học trực thuộc ngành Giáo dục & Đào tạo TP Vinh. Nơi nhận: - Các trường THCS, TH, MN; - Sở GD & ĐT NA (báo cáo) - CĐGD NA(báo cáo); - LĐLĐ TP Vinh (báo cáo); - Lãnh đạo phòng GD (chỉ đạo); CHỦ TỊCH (đã ký) Hà Lê Hòa Bình TRƯỞNG PHÒNG (đã ký) Thái Khắc Tân - Lưu VT. PHỤ LỤC (Kèm theo kế hoạch số 6400/Phòng-Công đoàn ngày 26 tháng 10 năm 2011) I. CẢNH QUAN NHÀ TRƯỜNG XANH, SẠCH , ĐẸP, THÂN THIỆN - Cờ tổ quốc, biển trường treo đúng quy định. Khuôn viên nhà trường, phòng làm việc, phòng chức năng và lớp học bố trí khoa học, ngăn nắp, sạch đẹp, trang trí thân thiện. - Trong khuôn viên nhà trường có mảng xanh (bồn hoa, cây cảnh…), có cây xanh bóng mát và thường xuyên được chăm sóc. Có hệ thống bảng biểu thể hiện nội dung các hoạt động trọng tâm của ngành, của trường và được gắn ở các vị trí có tác dụng tuyên truyền, giáo dục. - Có đầy đủ nước sạch để sử dụng, thực hiện tốt việc cung cấp nước uống đảm bảo chất lượng cho học sinh. Có nơi để xe khách, xe nội bộ nề nếp, trật tự. - Bếp ăn bán trú (nếu có) sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn lao động. - Có đầy đủ công trình vệ sinh cho nhân viên và học sinh, công trình vệ sinh sạch sẽ, không xả rác bừa bãi, có giỏ rác trong khuôn viên và phòng làm việc, thùng rác có nắp đậy. II. NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG TÁC PHONG LÀM VIỆC; QUAN HỆ ỨNG XỬ; SINH HOẠT TẬP THỂ; TRANG PHỤC, TRANG SỨC CỦA CBCNV VÀ HỌC SINH; - Tác phong làm việc khoa học, hiệu quả, giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo. Không có mùi rượu, bia trong giờ làm việc và học tập, không hút thuốc lá trong trường học, nơi làm việc, không sử dụng điện thoại trong khi giảng dạy và học tập. - Quan hệ, ứng xử trong hội đồng nhà trường đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh, tận tụy, thân thiện với học sinh, có tâm huyết với nghề nghiệp. Quan tâm, tạo điều kiện cho học sinh khuyết tật tham gia học tập, hòa nhập cộng đồng. - Trang phục, trang sức cán bộ, GV, CNV nhà trường khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học; trường Tiểu học, THCS có tổ chức cho học sinh mặc đồng phục. Trang phục ngày lễ hội đúng theo quy định trong quy chế nội bộ nhà trường. Lực lượng bảo vệ khi làm nhiệm vụ phải mặc đồng phục phù hợp công việc và có thái độ ôn hòa khi có khách vào làm việc với nhà trường. - Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tích cực tham gia phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội, chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông và trật tự kỷ cương, nếp sống văn minh - mỹ quan đô thị; 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký danh hiệu “Gia đình văn hóa” tại nơi cư trú; cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện sinh con đúng pháp lệnh dân số; không có hành vi bạo lực gia đình; tích cực tham gia xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao trong nhà trường và địa phương. - Không có cán bộ, giáo viên, nhân viên bị vi phạm kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. Không có học sinh bị vi phạm kỷ luật từ đuổi học 1 tuần trở lên. 3. Cảnh cáo trước toàn trường: - Những học sinh phạm một trong các khuyết điểm, sai phạm sau đây trong quá trình thực hiện nội quy nhà trường, quyền hạn và nhiệm vụ của bản thân sẽ bị Hội đồng kỷ luật nhà trường cảnh cáo trước toàn trường: - Mắc khuyết điểm, sai phạm đã bị khiển trách trước Hội đồng kỷ luật nhà trường mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm. - Đã nhiều lần trốn học, trốn đi lao động hoặc quay cop gà bài cho bạn trong lúc kiểm tra. - Mắc khuyết điểm, sai phạm lớn, dù chỉ một lần, song có tác hại nghiêm trọng như: ăn cắp hoặc cướp giật ở trong và ngoài trường; có lỗi nói và hành động vô lễ với thầy, cô giáo; trêu chọc hoặc có hành vi thô bỉ đối với phụ nữ, với người nước ngoài; có những biểu hiện rõ ràng về gây rối trật tự trị an; bị công an tạm giam giữ hoặc thông báo cho nhà trường biết; đánh nhau có tổ chức hoặc mắc những khuyết điểm, sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương. - Hình thức kỷ luật cảnh cáo trước toàn trường sẽ do Hội đồng kỷ luật nhà trường đề nghị. Hiệu trưởng quyết định và thực hiện. Hình thức kỷ luật này sẽ ghi vào sổ học bạ của học sinh và thông báo cho gia đình biết. 4. Đuổi học 1 tuần lễ: - Những học sinh vi phạm các khuyết điểm, sai phạm đã bị cảnh cáo trước toàn trường nhưng không biết hối lỗi, sửa chữa khuyết điểm, có ảnh hưởng xấu tới những học sinh khác; hoặc phạm khuyết điểm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, của thầy, cô giáo và tập thể học sinh như: trộm cắp, trấn lột, gây gỗ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác… hoặc mắc những khuyết điểm, sai phạm có tính chất và mức độ tác hại tương đương thi hội đồng kỷ luật nhà trường xét đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thi hành, đồng thời báo cáo lên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên trực tiếp để biết và theo dõi. - Hình thức kỷ luật này sẽ ghi vào sổ học bạ của học sinh và thông báo cho gia đình biết để phối hợp giáo dục. - Trong thời gian 1 tuần lễ bị đuổi học, học sinh này phải kiểm điểm và suy nghĩ một cách sâu sắc về những khuyết điểm, sai phạm của mình, nếu tỏ ra thành khẩn ăn năn, hối lỗi, có quyết tâm sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ thì sau thời hạn bị đuổi học Hiệu trưởng có thể xét và quyết định cho tiếp tục hoc. Thời gian học sinh bị đuổi học sẽ được coi là nghỉ học có phép nếu được học lai; - Nếu trong thời gian bị đuổi học 1 tuần lễ, học sinh mắc khuyết điểm, sai phạm không tỏ ra thành khẩn hối lỗi và quyết tâm sửa chữa, thậm chí còn phạm thêm những khuyết điểm nghiêm trọng khác thị Hội đồng kỷ luật nhà trường sẽ đề nghị Hiệu trưởng quyết định đuổi học hẳn 1 năm. - Gia đình học sinh có trách nhiệm quản lý và giáo dục con cái trong thời gian học sinh bị đuổi học. 5. Đuổi học 1 năm - Những học sinh mắc một trong các khuyết điểm, sai phạm sau đây sẽ bị Hội đồng kỷ luật của nhà trường đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thi hành kỷ luật đuổi học một năm, có ghi học bạ và thông báo cho gia đình, đồng thời giao cho gia đình, đoàn đội và chính quyền địa phương tiếp tục giáo dục. - Mắc khuyết điểm, sai phạm đã bị Hội đồng kỷ luật nhà trường thông qua Hiệu trưởng đuổi học một tuần lễ mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm, thậm chí còn phạm thêm những khuyết điểm nghiêm trọng khác. - Mắc khuyết điểm, sai phạm rất nghiêm trọng, tuy chỉ là lần đầu, song hành động sai phạm này là có ý thức và chủ động (không phải bị lôi kéo, a tòng), gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm đến tài sản của xã hội và tính mạng của con người như: tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động, … dùng vũ khí ( dao găm, lưỡi lê, súng lục, lựu đạn …) đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác, can án ngoài nhà trường bị công an bắt giữ hoặc mắc những khuyết điểm, sai phạm khác mà tính chất và mức độ tác hại tương đương. - Sau khi thi hành kỷ luật đuổi học một năm, nhà trường phải lập đầy đủ hồ sơ, báo cáo ngay lên cơ quan giáo dục cấp trên trực tiếp quản lý là Phòng giáo dục (đối với học sinh cấp 2) và Sở giáo dục (đối với học sinh PTTH) để biết và theo dõi. - Những học sinh sau 1 năm bị đuổi học, nếu có đủ điều kiện về tuổi và muốn học lại thì phải làm đơn xin nhà trường cũ xét cho học lại và phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương (phường, xã, thị xã, thị trấn…) về sự tiến bộ của bản thân, giấy cam kết của gia đình về việc giáo dục con mình. - Ngoài các hình thức thi hành kỷ luật trên đây, để đảm bảo tính sư phạm và tính nghiêm túc của việc giảng dạy và học tập trong giờ lên lớp, giáo viên bộ môn có thể tạm thời đình chỉ việc học tập và đưa lên để Hiệu trưởng giáo dục những học sinh mắc phải 1 trong các sai phạm như: nói năng hoặc có thái độ vô lễ với thầy, cô giáo; gây gỗ đánh nhau với bạn bè ở trong lớp; gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến việc học tập của tập thể lớp, mặc dù đã được thầy, cô giáo khuyên răn, nhắc nhở… Các học sinh này được vào lớp tiếp tục học trong tiết học sau. . làm việc khoa học, hiệu quả, giải quyết công việc kh ch quan, tận tình, chu đáo. Kh ng có mùi rượu, bia trong giờ làm việc và học tập, kh ng hút thuốc lá trong trường học, nơi làm việc, kh ng. quy định. Khuôn viên nhà trường, phòng làm việc, phòng chức năng và lớp học bố trí khoa học, ngăn nắp, sạch đẹp, trang trí thân thiện. - Trong khuôn viên nhà trường có mảng xanh (bồn hoa, cây. sinh vi phạm các khuyết điểm, sai phạm đã bị cảnh cáo trước toàn trường nhưng kh ng biết hối lỗi, sửa chữa khuyết điểm, có ảnh hưởng xấu tới những học sinh kh c; hoặc phạm khuyết điểm lần đầu

Ngày đăng: 10/08/2014, 18:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan