Trường hợp 39: TrườngnhạcVanMornay
Âm nhạc là một phần cuộc sống của Paula Mornay hơn 20 năm qua. Chị chơi
đàn piano. Là một nghệ sỹ dương cầm hoà tấu ở Sioux Falls bang Nam Dakota chị
được mọi người đánh giá cao và vài năm trước đây chị được báo chí đánh giá xuất
sắc khi chị biểu diễn ở New york. Paula có thể tiếp tục thành công lớn trong lĩnh vực
này, nhưng chị quyết định lập gia đình và ở lại Sioux Falls. Chị dạy nhạctại nhà, học
viên theo học ngày càng đông, nhưng chị chưa bao giờ kiếm đủ tiền trang trải cho
bản thân cũng như cho gia đình. Việc này đã trở nên rất cần thiết khi cả gia đình chị
gặp phải một tai nạn giao thông khủng khiếp khiến chồng chị - Norman - chết, hai
con chị Timmy và Donna bị thương nặng mặc dù Timmy có một vài hy vọng hồi phục
hoàn toàn, Donna bị liệt từ thắt lưng trở xuống. Bây giờ, Paula phải tìm cách chăm lo
cho gia đình và trang trải các hoá đơn thuốc ngày càng tăng vì tiền bảo hiểm và trợ
cấp xã hội không đủ.
Paulla quyết định sẽ vốn hoá khả năng âm nhạc của mình, tìm mua một cửa
hàng nhạc cụ, nơi chị có thể bán các loại nhạc cụ, dạy nhạc và có thể thực hiện một
vài sáng tác và cải biên. Sau khi tìm kiếm rất lâu, chị thấy một cửa hàng âm nhạc
nhỏ đang rao bán. Lợi nhuận của cửa hàng này thấp, nhưng Paulla nghĩ, với kỹ năng
và danh tiến của mình chị sẽ làm tốt hơn. Người chủ đòi bán cửa hàng 40.000 đô la
gồm cả hàng tồn kho và toàn bộ tài sản. Chi tiết bảng cân đối tài sản như sau:
Tài sản lưu động
Tiền mặt
$600
Các khoản phải thu
6.000
Hối phiếu phải thu
150
Tồn kho
38.000
Tài sản lưu động khác
1.500
Tổng giá trị tài sản lưu động
$46.250
Tài sản cố định
Đồ đạc và trang bị cố định (ròng)
$8.000
Thiết bị (ròng)
2.500
Tổng giá trị tài sản cố định (ròng)
10.500
Tổng giá trị tài sản
$56.750
Tài sản nợ ngắn hạn
Các khoản phải trả
$10.600
Nợ ngân hàng
1.500
Hối phiếu phải trả
3.500
Các khoản nợ khác
2.000
Tổng các khoản nợ ngắn hạn
$17.600
Nợ trả dần
4.150
Tổng các khoản nợ
21.750
Vốn
Vốn chủ sở hữu
$35.000
Tổng nợ và giá trị tài sản ròng
$56.750
Doanh thu thuần trong năm
150.000
100%
Lợi nhuận gộp
52.500
35%
Lợi nhuận ròng
10.500
7%
Paula hiểu biết rất ít về kinh doanh nên quyết định đến gặp một nhân viên kế
toán. Anh ta nghiên cứu sổ sách kế toán và đánh giá cửa hàng trị giá 40.000 đô la,
nhưng khuyên chị nên trả thấp hơn. Anh ta đề nghị đi cùng chị để đàm phán giá.
Tổng cộng Paula có 50.000 đô la và chị săn sàng mạo hiểm tất cả nếu chị thấy cửa
hàng có triển vọng.
Người chủ cửa hàng, Elliot Pike đồng ý bán cửa hàng giá 30.000 đô la tiền mặt.
Paula đưa cho ông ta trước một khoản đặt cọc và thoả thuận chuyển giao hàng hoá
tồn kho trong cửa hàng. Việc chuyển giao hợp đồng thuê nhà chưa được thảo luận,
nhưng ông Elliot cho rằng không khó khăn gì. Paula hăng hái tiếp quản cửa hàng và
mặc dù luật sư phản đối về hợp đồng thuê nhà, chị vẫn ký hợp đồng mua bán cửa
hàng. Tiền thuê nhà hàng tháng là 1000 đôla.
Paula có một biển quảng cáo mới đề rằng "Paula Van Mornay, nguyên nghệ sĩ
dương cầm hoà tấu" đang điều hành trung tâm âm nhạc riêng của mình. Paula không
biết chắc nên trữ loại hàng nào khi những người bỏ hàng đến chỗ chị, chị phụ thuộc
vào những đề xuất của họ. Chị sớm ngờ rằng tất cả bọ họ không trung thực khi hận
thấy điều này với một đống hàng tồn kho vượt mức chị hiểu ra bọn họ đã lợi dụng
chị. Tuy nhiên các giờ học nhạc của chị diễn ra tốt, chị thuê 7 giáo viên chuyên
nghiệp tới dạy các loại nhạc cụ khác nhau. Paula nhận hoa hồng trên tiền thù lao giờ
và tất nhiên học viên mua nhạc cụ tại cửa hàng. Nhưng Paula còn xấp xỉ 15000 đô la
hàng tồn kho không bán được, chị không biết phải làm gì với chúng. Những người bỏ
hàng khuyên nên chấp nhận bán lỗ và chị đã mất hơn 5000 đô la cho việc thanh lý
này. Paula rõ ràng đã học được kinh doanh với một giá cao.
Con trai Paula, Timmy bây giờ đã 19 tuổi vẫn bị tàn tật một phần đang theo
học lên dây đàn piano. Trong vòng 2 năm cậu trở thành một người lên dây đàn piano
thành thạo, bổ sung dịch vụ cho cửa hàng. Paula tìm được cách nâng doanh thu nên
250000 đô la mỗi tuần từ cửa hàng. Chị hài lòng với bản thân mình vì đã vượt qua
được vận rủi và tạo nên sự phát triển.
Sau đó, một cơ hội mới nảy sinh từ công việc lên dây đàn của Timmy. Một vài
người muốn bán đàn piano của họ vì không cần dùng nữa, một số người khác lại
muốn mua piano đã qua sử dụng. Paula rất thông thạo về piano, chị thấy có thể bán
piano ở cửa hàng của chị. Chị và Timmy tiến hành khảo sát và phát hiện ra họ có thể
mua 25 chiếc đàn piano đã qua sử dụng giá từ 150 đến 25.000 đô la mỗi chiếc. Giá
trung bình khoảng 1.000 đô la. Paula ước tính chị sẽ cần xấp xỉ 50.000 đô la để mua
những chiếc piano đã qua sử dụng. Chị không biết sẽ phải bán chúng với giá nào,
nhưng chị biết giá đàn piano đang tăng dần và những chiếc piano vẫn còn tốt để có
thể bán và đem lại lợi nhuận đáng kể. Bây giờ phải tìm ra cách để bỏ vốn mua những
chiếc piano nói trên.
Paula biết chị không thể đủ sức mua tất cả piano đã qua sử dụng mà chị cần
ngay cả khi có đủ 50.000 đô la vì vậy chị quyết định đề nghị nhận bán ký gửi piano.
14 người đồng ý với thỏa thuận này, nhưng Paula vẫn còn vấn đề khó khăn là xác
định giá bán. Không có tiêu chuẩn nào được phát hành, vì vậy chị chỉ có cách là sử
dụng đánh giá tốt nhất của mình.
Paula biết trước khi bắt đầu nhận piano chị sẽ phải chuẩn bị thêm nhiều chỗ
trống. Cửa hàng của chị hiện giờ đã chật kín. Chị đi tìm một địa điểm đủ rộng để có
thể đặt thêm các thiết bị thu âm thành phục vụ cho việc dạy học và có chỗ để trưng
bày piano. Khoảng rộng của một nhà kho nhỏ cũng có thể là một chỗ lý tưởng. Cuối
cùng chị tìm thấy một địa điểm tốt không cần phải cải tạo nhiều. Sau khi chuyển các
bảng hiệu, đồ đạc và các trang bị cố định tới địa điểm mới, chị có thể sửa chữa chỉ
hết 10.000 đô la. Người chủ đòi cho thuê 2.500 đô la/ tháng hợp đồng 5 năm không
được quyền gia hạn. Paula phân vân không biết gian hàng piano có khả năng buôn
bán để chi trả tiền thuê nhà tăng thêm 1500 đô la/ tháng hay không. Chị ước tính có
thể bán từ 10 đến 15 chiếc piano một tháng nếu chị có khoảng rộng để trưng bày.
Tuy nhiên, chị cũng nhận thấy doanh tu có liên quan tới số lượng trẻ em trong vùng,
những đứa trẻ có các ông bà bố mẹ muốn chúng được làm quen với thế giới âm
nhạc.
Paula phải quyết định làm để đưa những chiếc piano không được ký gửi vào
bán tại cửa hàng. Một vài chiếc trong số đó trông rất đẹp và sẽ rất được chú ý vì tính
độc đáo của chúng. Paula ước tính cần khoảng 40.000 đô la để mua những chiếc
piano này, chị tự hỏi không biết lấy số tiền này ở đâu ra. Paula còn phải quyết định
sẽ phải làm gì nếu có người muốn được trợ vốn khi mua đàn piano - chị nên thu tiền
trả trước theo hình thức nào và chị có thể trợ vốn như thế nào nếu chị phải trả cho
người bán khoản tiền lớn hơn số tiền ứng trước của người mua. Ví dụ: Nếu chủ sở
hữu đòi 7000 đô la cho một chiếc piano và người mua thanh toán trước 3500 đô la
thì chị có thể kiếm đâu ra số tiền còn lại để thanh toán cho người bán? Chị cũng
phân vân không biết nên sử dụng loại bảo hành nào. Sớm muộn rồi Paula đều giải
quyết được các vấn đề trên.
Nhiều năm sau có một cơ hội phát triển mới. Do hậu quả của vụ tai nạn, Paula
học được rất nhiều về cách làm việc với những người tàn tật. Con gái chị, Donna vẫn
bị liệt từ thắt lưng trở xuống, đã trở thành một người chơi ghi ta giỏi. Cô chơi cho
một vài nhóm ở địa phương và được công nhận là một tài năng. Paula dẫn cô đến
trường và ở đây cô bé bắt đầu dạy nhạc với những kết quả tuyệt vời. Mọi người bắt
đầu mang những đứa trẻ bị tật nguyền đến xem liệu chúng có thể học chơi loại nhạc
cụ nào không. Nhiều giáo viên dành một ít thời gian của họ giúp dạy dỗ chúng mà
không nhận thù lao. Paula nghĩ, điều này thật là tuyệt vời vì đối với chị kinh doanh
không chỉ là kiếm tiền. Kinh doanh còn giúp đỡ những người khác bằng cách khuyến
khích họ biểu lộ bản thân họ thông qua âm nhạc.
Mục tiêu của Paula không phải là kiếm thật nhiều tiền. Thay vào đó, chị muốn
duy trì thu nhập của mình và có thể dành đủ tiền để lập các ban nhạc đồng quê nhạc
trẻ, nhạc Rock hoặc Jazz. Chị muốn khuyến khích các nhạc công tàn tật và giúp đỡ
họ kiếm sống. Paula có ba thách thức trước mắt. Chị phải huy động đủ tiền để mua
piano tìm nguồn tài chính để có được địa điểm phù hợp và xây dựng quỹ ủng hộ các
chương trình âm nhạc cho người tàn tật. Chị đến gặp bạn để xin ý kiến.
Câu hỏi:
1. Paula có chọn đúng loại hình để kinh doanh không? Theo bạn,
chị tiếp cận kinh doanh có đúng cách không? Chị có phạm sai lầm nào không
khi mua lại cửa hàng? Theo bạn, tại sao Paula có thể duy trì kinh doanh trong
khi những người khác bị thất bại.
2. Điều gì khiến Paula thành công lúc ban đầu? Những mấu chốt
thành công của Paula là gì?
3. Bạn có suy nghĩ gì về ý tưởng của Paula trong việc kinh doanh
đàn piano đã qua sử dụng? Liệu chị có thể kiếm tiền trong mảng kinh doanh
này không? Nó có những lý luận thuận và chống nào? Bạn có đồng ý rằng, thị
trường lớn nhất của Paula là trẻ em không? Xác định thị trường mục tiêu của
Paula trong việc bán đàn Piano và dạy nhạc?
4. Theo bạn, Paula có kiếm đủ tiền trong việc kinh doanh piano để
trang trải phần chi phí thuê nhà tăng lên hay không? Vị trí có phải là vấn đề
quan trọng trong loại hình kinh doanh này không? Đề xuất giải quyết vấn đề
trợ vốn cho cửa hàng. Paula nên mau đàn piano cũ như thế nò mà không bị
bất tiền?
5. Paula làm thế nào đặt giá cho những chiếc Piano mà chị đang
chuẩn bị bán? Chị có thể làm gì để những người có piano đắt tiền cho phép
chị mang chúng đi, làm thế nào để có tiền mua chúng? Chị có nên bán đàn
piano mới không? Nên là loại do Nhật hay Mỹ sản xuất? Theo bạn, việc bán
những chiếc piano cũ của chị hay không (giả sử, chị có thể sản xuất cho
hưởng chế độ trợ vốn cho khoảng 25 chiếc đàn piano)?
6. Mục tiêu để riêng một phần lợi nhuận nhằm giúp đỡ các nhóm
người tàn tật của Paula có phải là một ý tưởng tốt không? Chị nên dành bao
nhiều cho mục đích này? Bạn có dành 25 đến 50% lợi nhuận của một bộ phận
kinh doanh riêng biệt để trợ giúp những người tàn tật không? Có phải hầu hết
những nhà kinh doanh thành đạt đều có lòng vị tha?
. Trường hợp 39: Trường nhạc Van Mornay
Âm nhạc là một phần cuộc sống của Paula Mornay hơn 20 năm qua. Chị chơi
đàn. quyết định sẽ vốn hoá khả năng âm nhạc của mình, tìm mua một cửa
hàng nhạc cụ, nơi chị có thể bán các loại nhạc cụ, dạy nhạc và có thể thực hiện một
vài