1. Trang chủ
  2. » Văn bán pháp quy

luat con nhi khuc pptx

9 378 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 88,5 KB

Nội dung

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HLV VÕ THUẬT VIỆT NAM ======== Số: 01/QĐ/2005 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tp.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 05 năm 2005 QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HLV VÕ THUẬT VIỆT NAM V/v ban hành Luật thi đấu Côn nhị khúc - Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm đào tạo huấn luyện viên võ thuật Việt Nam; - Xét nhu cầu phát triển môn Côn nhị khúc; - Theo đề nghị của Ông Trưởng Bộ môn Côn nhị khúc. QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Ban hành luật Côn nhị khúc gồm 3 Chương và 18 điều. Điều 2: Luật Côn nhị khúc được áp dụng thống nhất trong các cuộc thi đấu tại Trung tâm. Điều 3: Luật này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 4: Các Ông trưởng các phòng ban, các bộ phận trực thuộc có trách nhiệm thi hành Quyết định này. Điều 1: Khu vực thi đấu: 1.1 Sàn thi đấu phải bằng phẳng và không có chướng ngại vật. 1.2 Sàn thi đấu hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 10m (đo từ mét ngoài của vạch) và cộng thêm 2m về mỗi phía, đó là khu vực an toàn. Sàn thi đấu có thể thiết kế theo kiểu đài đấu với chiều cao 1m hoặc bất cứ nơi đâu nhưng phải bằng phẳng không có chướng ngại vật, mỗi cạnh ít nhất là 12m - bao gồm cả khu vực thi đấu và khu vực an toàn. 1.3 Đường viền ngăn cách khu vực thi đấu và khu vực an toàn phải khác màu so với khu vực thi đấu và khu vực an toàn. 1.4 Vạch quy định vị trí Trọng tài chính (TTC) dài 0.5m, cách tâm thảm 3m. 1.5 Hai vạch song song quy định vị trí của haivận động viên (VĐV), mỗi vạch dài 1m, nằm cách tâm thảm 2m. 1.6 Các trọng tài phụ (TTP) ngồi ở khu vực an toàn, một người ngồi đối diện với TTC, hai người ngồi phía sau VĐV. 1.7 Trọng tài giám sát sẽ ngồi ở một bàn nhỏ ngay bên ngoài khu vực an toàn, ở phía sau và bên phải TTC. Trọng tài này được trang bị một còi. 1.8 Trọng tài giám sát ghi điểm và bấm giờ sẽ ngồi ở bàn dành riêng. SƠ ĐỒ SÂN THI ĐẤU Điều 2: Trang phục chính thức. 2.1 Các HLV và VĐV phải mặc trang phục chính thức theo quy định dưới đây 2.2 Hội đồng trọng tài (HĐTT) có thể tước quyền bất cứ thành viên hay VđV nào không tuân thủ quy định. 2.2.1 Đối với Trọng tài: 2.2.1.1 Các TTC và TTP phải mặc đồng phục chính thức do HĐTT quy định. Đồng phục phải được mặc trong suốt cả giải đấu và các buổi tập huấn. 2.2.1.2 Đồng phục chính thức được quy định như sau: - Áo sơ mi trắng cộc tay. - Quần âu màu xanh đen, màu đen hoặc màu xám không gấp nếp ở gấu. - Tất màu đen hay màu xanh đen đi với giày màu đen không buộc dây. - Cà vạt màu đỏ không gắn kẹp. - Các TTC và TTP nữ có thể được dùng kẹp tóc. 2.2.2 Đối với vận động viên: 2.2.2.1 Các VĐV mặc trang phục Côn nhị khúc (CNK). Áo thun trắng cộc tay có kẻ sọc hay đường viềm màu xanh. Quần thể thao thun hoặc dù màu xanh đen đủ dài để che ít nhất 2/3 cẳng chân và không được xoắn lên. Giày thể thao hoặc bata màu trắng. 2.2.2.2 Chỉ có các nhãn mác của nhà sản xuất mới được có trên áo. Ngoài ra, số hiệu nhận biết do Ban tổ chức cung cấp phải được đeo ở sau của áo hoặc tên của đơn vị. 2.2.2.3 Các VĐV phải để tóc gọn gàng, cắt ngắn để không vướng khi thi đấu Nếu TTC nhận thấy VĐV nào có tóc quá dài hay không sạch sẽ, TTC có quyền truất quyền thi đấu của VĐV đó. 2.2.2.4 Các VĐV phải cắt móng tay và không được đeo đồng hồ, và bất cứ đồ trang sức trừ các vật như khăn vấn đầu hoặc lá bùa là vì lý do tôn giáo. Nhưng phải được báo cáo với HĐTT trước khi diễn ra trận đấu và VĐV phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho bất kỳ trường hợp nào xảy ra đới với bản thân. 2.2.2.5 Binh khí thi đấu phải đảm bảo các điều kiện sau: - Độ mềm. - Độ nặng 50 gram. - Độ dài côn 40 cm. - Độ dài của dây 20 cm. - Côn thi đấu màu xanh hoặc màu đỏ. 2.2.2.6 Các VĐV phải được trang bị bảo vệ bắt buộc là: bảo hộ đầu, răng, thân, hạ bộ, cẳng chân. Nếu là VĐV nữ có thể sử dụng thêm trang bị bảo vệ ngực. 2.2.3 Đối với huấn luyện viên: Huấn luyện viên (HLV) trong suốt giải đấu phải mặc quần áo thể thao và đeo thẻ HLV. HLV chỉ chiến lược cho VĐV của mình đúng vị trí dành riêng cho chỉ đạo viên. Điều 3: Tổ chức thi đấu đối kháng: 3.1 Một giải đấu Côn nhị khúc có thể bao gồm thi đấu đối kháng và thi đấu quyền. Thi đấu đối kháng có thể chia thành thi đấu cá nhân và động đội 3.2 Trong thi đấu cá nhân không được phép thay VĐV khác. 3.3 Các VĐV tham gia nội dung cá nhân hay đồng đội mà không có mặt khi được gọi sẽ bị truất quyên thi đấu ở nội dung đó. 3.4 Trong các trận thi đấu đồng đội, mỗi đội phải có số VĐV là số lẻ. Đồng đội nam gồm 5 VĐV với 3 người thi đấu chính thức và 2 người dự bị. Đồng đội nữ gồm 4 VĐV với 3 thi đấu chính thức và 1 dự bị 3.5 Các VĐV đều là thành viên trong một đội, không cố định VĐV dự bị. 3.6 Trước mỗi trận đấu đồng đội, đại diễn của mỗi đội nộp số thứ tự thi đấu của các VĐV trong đội tại bàn thư ký. Số thự tự thi đấu của các VĐV trong đội có thể thay đổi hoặc không ở mỗi trận đấu, miễn sao thứ tự thi đấu phải được đăng ký trước ở mỗi vòng đấu, nhưng một khi thông báo rồi thì không được thay đổi cho đến khi kết thúc vòng đấu. 3.7 Một đội sẻ bị truất quyền thi đấu nếu như bất cứ thành viên nào hoặc HLV nào của đội thay đổi thành phần đội hoặc thứ tự thi đấu mà không được đăng ký bằng văn bản trước khi vòng đấu diễn ra. Điều 4: Tổ trọng tài: 4.1 Tổ trọng tài bao gồm 1 trọng tài chính 3 trọng tài phụ và một trọng tài giám sát. 4.2 Trong một trận đấu các trọng tài không được trùng quốc tịch, đơn vị với VĐV. 4.3 Ngoài ra còn có người phát thanh viên, người ghi điểm và giám sát ghi điểm và trọng tài bấm giờ. Điều 5: Thời gian của trận đấu: 5.1 Thời gian thi đấu đối kháng của một trận đấu dành cho nam thanh niên là 3 phút và nữ 2 phút và thiếu niên ( kể cả đồng đội). 5.2 Thời gian của một trận đấu được tính khị TTC ra hiệu lệnh bắt đầu: “ĐẤU” và dừng lại khi TTC hô “DỪNG”. 5.3 Trọng tài bấm giờ sẽ ra hiệu còn 30 giây bằng hai tiếng còi và kết thúc trận đấu bằng cồng. 5.4 Các lý do dừng trận đấu. - Một trong hai VĐV ghi điểm hoặc phạm lỗi. - Côn rớt hoặc dính vào nhau. - VĐV ra thảm. - VĐV không tích cực trong thi đấu. - Có VĐV chấn thương. - Kết thúc trận đấu. style="margin-left:10px; margin-right:10px"> Có VĐV bị té ngã Điều 6: Cách xác định điểm 6.1 Điểm được tính khi một kỹ thuật được thực hiện theo những tiêu chuẩn sau vào các vùng ăn điểm. a. Đòn thế đẹp b. Tinh thần thể thao c. Ý thức phòng thủ. d. Đúng thời điểm. 6.2 Các vùng ăn điểm. a. Đầu b. Mặt. c. Lưng. d. Bụng. e. Ngực. f. Lườn g. Đùi h. Cẳng chân 6.3 Các đòn đánh được dành cho 3 điểm: a. Các đòn đánh vào Đầu. b. Đòn đánh vào mặt d. Đòn tấn công ghi điểm làm cho đối phương rơi côn. 6.4 Các đòn đánh được dành cho 2 điểm: a. Đòn đánh vào Ngực. b. Đòn đánh vào Bụng. c. Đòn đánh vào lườn. d. Đòn đánh vào lưng đối phương. 6.5 Các đòn đánh được dành cho 1 điểm: a. Đòn đánh vào đùi. b. Đòn đánh vào cẳng chân. 6.6 Một kỹ thuật ăn điểm được thực hiện vào đúng lúc có hiệu lệnh kết thúc trận đấu thì được coi là có giá trị. Một kỹ thuật cho dù có hiệu quả mà thực hiện sau khi có lệnh dừng sẽ không được tình điểm và có thể người thực hiện đòn còn bị phạt. 6.7 Điểm không được tính cho dù chuẩn về kỹ thuật mà nếu như hai VĐV ở ngoài khu vực thi đấu. Tuy nhiên, nếu một trong hai VĐV thực hiện đòn chính xác mà vẫn còn ở trong khu vực thi đấu và trước khi TTC hô “DỪNG” thì đòn đó được công nhận. 6.8 Hai VĐV cùng lúc thực hiện hiệu quả đòn ghi điểm, thì không được tính điểm đó và trận đấu tiếp tục. Điều 7: Những đòn đánh bị cấm. 1. Đòn đánh vào yết hầu. 2. Đòn đánh vào gáy, hạ bộ, mắt. 3. Các đòn đánh đối phương, trừ côn nhị khúc. 4. Ra thảm. 5. Giả vờ hoặc cường điệu hóa chấn thương. 6. Nói hoặc chọc tức đối phương, không chịu chào đáp lễ trọng tài hoặc có những hành bất lịch sự. Điều 8. Các hình thức phạt. 8.1 Lỗi lần thứ nhất: được áp dụng cho những vi phạm nhỏ hoặc vi phạm lần đầu. 8.2 Lỗi lần thứ hai: Đây là hình phạt trừ 1 điểm. Được áp dụng cho những lỗi vi phạm nhẹ mà đã nhắc nhở lần thứ nhất hoặc những vi phạm mà chưa đến mức truất quyền thi đấu. 8.3 Lỗi lần thứ 3: Đây là hình thức phạt trực tiếp được áp dụng cho các lỗi cực kỳ nghiêm trọng hoặc đã bị phạt lần thứ hai. Hình phạt này dẫn đến truất quyền thi đấu của VĐV. Trong các trận đấu đồng đội, số điểm của VĐV chấn thương được hưởng trọn 7 điểm và điểm cho đối phương là 0 điểm. Điều 9: Chấn thương trong thi đấu: 9.1 Bỏ cuộc: là quyết định được đưa ra khi một VĐV hoặc các VĐV không có mặt khi được gọi tên, không thể tiếp tục thi đấu do chấn thương mà không thể đổ lỗi cho đối phương. 9.2 Nếu hai VĐV gây chấn thương cho nhau hoặc là bị đau do ảnh hưởng lần trước, mà bác sĩ của giải thông báo không thể thi đấu tiếp thì trận đấu sẽ được kết thúc bằng trận thắng thuộc về VĐV có số điểm nhiều hơn. Nếu trong trận đấu cá nhân hai VĐV cùng số điểm thì tiến hành biểu quyết của tổ trọng tài sẽ quyết định trận đấu đó. 9.3 Một VĐV bị chấn thương trong trận đấu, thời gian điều trị chấn thương trong vòng cho phép là 3 phút. Nếu việc điều trị không xong trong thời gian trên thì TTC sẽ quyết định có cho VĐV đó tiếp tục thi đấu nữa hay không hoặc cho thêm thời gian điều trị. 9.4 Bất kỳ VĐV nào bị té mà không thể đứng dậy được trong vòng 15 giây thì được coi là không đủ sức khỏe để thi đấu tiếp, đương nhiên buộc phải rúi lui khỏi tất cả các nội dung đối kháng của giải. Điều 10: Quyền hạn và trách nhiệm của trọng tài. Hội đồng trọng tài. Quyền hạn và trách nhiệm của HĐTT như sau: 1. Bảo đảm công việc chuẩn xác cho mỗi giải đấu trao đổi với Ban tổ chức về việc bố trí khu vực thi đấu, cung cấp và triển khai mọi trang thiết bị và các phương tiện cần thiết khác, điều hành và giám sát trận đấu, bảo đảm an toàn v . v… 2. Chỉ định và phân công trưởng sàn ( trưởng ban trọng tài) vào các vị trí để thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của trưởng sàn. 3. Giám sát và phối hợp chuyên môn với các trọng tài khác. 4. Phán quyết cuối cùng các trường hợp phát sinh. Tổng trọng tài: Quyền hạn và trách nhiệm của tổng trọng tài như sau: 1. TTT tham gia, chỉ định và giám sát các TTC và TTP trong các trận đấu. 2. Quan sát việc điều hành của TTC và TTP, đảm bảo rằng các trọng tài được phân công có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao. 3. Ra lênh dừng trận đấu khi TTGS ra hiệu có vi phạm luật. 4. Kết thúc giải đấu có nhiệm vụ gửi báo cáo bằng văn bản cho HĐTT về việc điều hành của từng trọng tài có sự giám sát, kèm theo ý kiến nhận xét nếu cần. Trọng tài chính: 1. TTC có quyền điều khiển trận đấu gồm công bố bắt đầu, tạm dừng nà kết thúc trận đấu. 2. Cho điểm. 3. Áp dụng các hình phạt, nhắc nhở trước, trong hoặc sau trận đấu. 4. Giải thích cho trọng tài trưởng sàn. HĐTT hay HĐXX về cơ sở của việc phán xét nếu cần thiết. 5. Tiếp nhận và thực hiện phán quyết trên cơ sở ý kiến của các TTP 6. Công bố hiệp phụ. 7. Điều hành việc biểu quyết của trọng tài và công bố kết quả. 8. Công bố VĐV thắng cuộc. 9. Thẩm quyền của TTC không chỉ giới hạn trong khu vực thi đấu mà ngay cả khu vực an toàn. 10. TTC có thể đưa mọi hiệu lệnh và khẩu lệnh. Trọng tài phụ. 1. Hỗ trợ cho TTC bằng cờ lệnh. 2. Thực hiện biểu quyết khi phải phán quyết. 3. Các TTP cẩn thận trong các hành động của VĐV và ra hiệu cho TTC trong các trường hợp sau: a. Có điểm. b. VĐV có các hành vi hoặc các đòn bị cấm. c. Khi có VĐV chấn thương. d. Có VĐV ra thảm. e. Các trường hợp khác khi nhận thấy cần phải ra hiệu cho TTC chú ý. Các trọng tài giám sát: Trọng tài giám sát hỗ trợ trọng tài trưởng sàn bằng việc quan sát trận đấu đang diễn ra. Nếu các quyết định của TTC và TTP không phù hợp với luật, trọng tài giám sát lập tức thổi còi dừng trận đấu. Trọng tài trưởng sàn sẽ yêu cầu TTC dừng trận đấu và sữa chữa sai sót. Biên bản kết quả trận đấu phải được ký duyệt bởi trọng tài giám sát. Các trọng tài giám sát điểm: Trọng tài giám sát điểm sẽ ghi lại điểm của TTC cho và cùng lúc quan sát các công việc của trọng tài bấm giờ và trọng tài điểm. Điều 11: Các thuật ngữ côn nhị khúc. 1. ĐẤU: Bắt đầu trận đấu (Trọng tài chính bước chân phải tới trước đồng thời đưa tay phải về trước song song mặt đất. Khi hô “ĐẤU: đồng thời đánh thẳng tay từ dưới lên và thu chân về sau). 2. DỪNG: Dừng hoặc kết thúc trận đấu (TTC bước chân về trước đồng thời đánh thẳng tay từ trên xuống song song mặt đất về trước). 3. 1 ĐIỂM: TTC chỉ ngón tay trỏ lên trên chếch 45o về phía VĐV ghi điểm 4. 2 ĐIỂM: TTC chỉ ngón tay trỏ và ngón tay giữa lên trên chếch 45o về phía VĐV ghi điểm 5. 3 ĐIỂM: TTC đưa nấm đấm lên trên chếch 45o về phía VĐV ghi điểm 6. NHẮC NHỞ LẦN 1: TTC chỉ ngón tay trỏ chếch xuống 45o thẳng về phía người phạm lỗi. 7. CẢNH CÁO LẦN 2: TTC chỉ ngón tay trỏ ngang thẳng về phía người phạm lỗi. 8. TRUẤT QUYỀN THI ĐẤU: TTC chỉ ngón tay trỏ chếch 45o lên trên về phía người phạm lỗi và công bố người kia thắng cuộc 9. RA THẢM: TTC chỉ ngón tay trỏ chếch xuống dưới 45o ra sau. 10. BỎ CUỘC: TTC chỉ ngón tay trỏ chếch xuống dưới 45o vị trí VĐV bỏ cuộc. 11. HỘI Ý: TTC đưa hai tay về trước lòng bàn tay ngửa. 12. BIỂU QUYẾT: TTC đưa 2 tay lên khỏi đầu đồng thời đan lai thành vòng tròn. Sau đó bước ra khỏi thảm thổi 2 tiếng còi đồng thời đưa tay lên cao phía VĐV được chọn. 13. NGUY HIỂM: TTC đưa 2 tay chạm vào mặt. 14. HIỆP PHỤ: TTC đưa tay ra sau ra hiệu bấm giờ. . đấu tiếp, đương nhi n buộc phải rúi lui khỏi tất cả các nội dung đối kháng của giải. Điều 10: Quyền hạn và trách nhi m của trọng tài. Hội đồng trọng tài. Quyền hạn và trách nhi m của HĐTT như. nhi m vụ theo như yêu cầu của trưởng sàn. 3. Giám sát và phối hợp chuyên môn với các trọng tài khác. 4. Phán quyết cuối cùng các trường hợp phát sinh. Tổng trọng tài: Quyền hạn và trách nhi m. tài được phân công có khả năng hoàn thành nhi m vụ được giao. 3. Ra lênh dừng trận đấu khi TTGS ra hiệu có vi phạm luật. 4. Kết thúc giải đấu có nhi m vụ gửi báo cáo bằng văn bản cho HĐTT

Ngày đăng: 10/08/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w