1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

đồng hồ số pps

66 212 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

Đề tài tốt nghiệp Chuông báo giờ học tự động sử dụng 8051 Chương 1 HỆ THỐNG THỜI GIAN THỰC 1.1. Hệ thống thời gian thực Bây giờ ta làm rõ khái niệm “hệ thời gian thực”. Trong các tài liệu cũng như trong thực tế, khái niệm thời gian thực và hệ thời gian thực không phải lúc nào cũng được hiểu một cách thống nhất. Nhiều người cho rằng, hệ thời gian thực là một hệ phải làm việc với yêu cầu thời gian rất nhanh (trong phạm vi một vài micro-giây gì đó), ví dụ các hệ thống điều khiển tay máy, điều khiển động cơ, Không ít ý kiến cho rằng, khái niệm thời gian thực luôn gắn với các hệ nhúng, điều khiển thời gian thực là một vấn đề của riêng điều khiển nhúng, tức là các giải pháp sử dụng vi điều khiển, DSP, vv Lại cũng có quan niệm rằng thời gian thực là thời gian tuyệt đối, hệ thời gian thực là một hệ có khả năng làm việc với thời gian tuyệt đối theo giờ-phút-giây của ngày tháng. Vậy chúng ta nên hiểu như thế nào đây? Một quan điểm được ủng hộ và trích dẫn nhiều nhất là của Stankovic (John A. Stankovic et al.: “strategic Directions in Real-Time and Embedded) Systems”. ACM Computing Surveys, Vol. 28, No. 4, December 1996): “A real-time system is one in which the correctness of the system depends not only on the logical results, but also on the time at which the results are produced”. Như vậy, một hệ thời gian thực là một hệ thống mà sự hoạt động tin cậy của nó không chỉ phụ thuộc vào sự chính xác của kết quả, mà còn phụ thuộc vào thời điểm đưa ra kết quả, hệ thống có lỗi khi yêu cầu về thời gian không được thỏa mãn. Trong một bài báo nổi tiếng khác (“Misconceptions About Real-Time Computing”, IEEE Computer, 21(10), Oct. 1988.), Stankovic cũng đã chỉ ra một số quan niệm sai lầm về khái niệm thời gian thực. Ví dụ, khái niệm hệ thời gian thực không đồng nghĩa với khái niệm hệ xử lý tốc độ cao, xử lý nhanh. Nếu ta cho rằng, phải là các ứng dụng điều khiển có yêu cầu thời gian tính toán rất nhanh mới gọi là điều khiển thời gian thực, thì một câu hỏi sẽ được đặt ra là: như thế nào mới được gọi là nhanh? Ta có thể thống nhất là, cỡ một vài micro-giây là GVHD: Th.S Vương Đạo Nhân SVTH: Nguyễn Khắc Huôn, Tạ Văn Tích, Nguyễn Hồng Quân 1 Đề tài tốt nghiệp Chuông báo giờ học tự động sử dụng 8051 rất nhanh, tuy nhiên nếu một vài chục micro-giây thì sao, một trăm micro-giây thì sao? Nếu một trăm micro-giây mới gọi là nhanh, thì 101, 102, có nhanh không? Các hệ điều khiển với chu kỳ trích mẫu 5ms, 6 ms, 7ms có được gọi là hệ thời gian thực hay không? Có thể nói một cách khác, tính thời gian thực là khả năng đáp kịp thời và chính xác. Và ta hoàn toàn có thể định nghĩa như thế nào là kịp thời theo bốn yêu cầu khác nhau, như minh họa trên hình 1-1. Hình 1-1. Tính thời gian thực là khả năng đáp kịp thời và chính xác 1.2. Một hệ thống thời gian thực có các đặc điểm tiêu biểu sau 1.2.1. Tính bị động Hệ thống phải phản ứng với các sự kiện xuất hiện vào các thời điểm thường không biết trước. Ví dụ, sự vượt ngưỡng của một giá trị đo, sự thay đổi trạng thái của một thiết bị quá trình phải dẫn đến các phản ứng trong bộ điều khiển. 1.2.2. Tính nhanh nhạy Hệ thống phải xử lý thông tin một cách nhanh chóng để có thể đưa ra kết quả phản ứng một cách kịp thời. Tuy tính nhanh nhạy là một đặc điểm tiêu biểu, nhưng một hệ thống có tính năng thời gian thực không nhất thiết phải có đáp ứng thật nhanh mà quan trọng hơn là phải có phản ứng kịp thời đối với các yêu cầu, tác động bên ngoài. 1.2.3. Tính đồng thời GVHD: Th.S Vương Đạo Nhân SVTH: Nguyễn Khắc Huôn, Tạ Văn Tích, Nguyễn Hồng Quân 2 Đề tài tốt nghiệp Chuông báo giờ học tự động sử dụng 8051 Hệ thống phải có khả năng phản ứng và xử lý đồng thời nhiều sự kiện diễn ra. Có thể, cùng một lúc một bộ điều khiển được yêu cầu thực hiện nhiều vòng điều chỉnh, giám sát ngưỡng giá trị nhiều đầu vào, cảnh giới trạng thái làm việc của một số động cơ. 1.2.4. Tính tiền định Dự đoán trước được thời gian phản ứng tiêu biểu, thời gian phản ứng chậm nhất cũng như trình tự đưa ra các phản ứng. Nếu một bộ điều khiển phải xử lý đồng thời nhiều nhiệm vụ, ta phải tham gia quyết định được về trình tự thực hiện các công việc và đánh giá được thời gian xử lý mỗi công việc. Như vậy người sử dụng mới có cơ sở để đánh giá về khả năng đáp ứng tính thời gian thực của hệ thống. 1.3. Xử lý thời gian thực Xử lý thời gian thực là hình thức xử lý thông tin trong một hệ thống để đảm bảo tính năng thời gian thực của nó. Như vậy, xử lý thời gian thực cũng có các đặc điểm tiêu biểu nêu trên như tính bị động, tính nhanh nhạy, tính đồng thời và tính tiền định. Để có thể phản ứng với nhiều sự kiện diễn ra cùng một lúc, một hệ thống xử lý thời gian thực sử dụng các quá trình tính toán đồng thời. Quá trình tính toán là một tiến trình thực hiện một hoặc một phần chương trình tuần tự do hệ điều hành quản lý trên một máy tính, có thể tồn tại đồng thời với các quá trình khác kể cả trong thời gian thực hiện lệnh và thời gian xếp hàng chờ đợi thực hiện. Các hình thức tổ chức các quá trình tính toán đồng thời: 1.3.1. Xử lý cạnh tranh Nhiều quá trình tính toán chia sẻ thời gian xử lý thông tin của một bộ xử lý. 1.3.2. Xử lý song song Các quá trình tính toán được phân chia thực hiện song song trên nhiều bộ xử lý của một máy tính. 1.3.3. Xử lý phân tán Mỗi quá trình tính toán được thực hiện riêng trên một máy tính. Trong các hình thức trên đây thì hình thức xử lý cạnh tranh có vai trò chủ chốt. Mặc dù hệ thống điều khiển có thể có nhiều trạm, và mỗi trạm có thể là một hệ đa vi xử lý, số lượng các quá trình tính toán cần thực hiện thường bao giờ cũng GVHD: Th.S Vương Đạo Nhân SVTH: Nguyễn Khắc Huôn, Tạ Văn Tích, Nguyễn Hồng Quân 3 Đề tài tốt nghiệp Chuông báo giờ học tự động sử dụng 8051 lớn hơn số lượng vi xử lý. Trong khi một vi xử lý không thể thực hiện song song nhiều lệnh, nó phải phân chia thời gian để thực hiện xen kẽ nhiều nhiệm vụ khác nhau theo thứ tự tùy theo mức ưu tiên và phương pháp lập lịch. Trong các hệ thống điều khiển, khái niệm tác vụ (task) cũng hay được sử dụng bên cạnh quá trình tính toán. Có thể nói, tác vụ là một nhiệm vụ xử lý thông tin trong hệ thống, có thể thực hiện theo cơ chế tuần hoàn (periodic task) hoặc theo sự kiện (event task). Các dạng tác vụ quy định trong chuẩn IEC 61131-3 (Programmable Controllers – Part3: Programming Languages) được minh họa trên hình 1-2. Ví dụ, một tác vụ thực hiện nhiệm vụ điều khiển cho một hoặc nhiều mạch vòng kín có chu kỳ trích mẫu giống nhau. Hoặc, một tác vụ có thể thực hiện nhiệm vụ điều khiển logic, điều khiển trình tự theo các sự kiện xảy ra. Tác vụ có thể thực hiện dưới dạng một quá trình tính toán duy nhất, hoặc một dãy các quá trình tính toán khác nhau. Hình 1-2. Các dạng tác vụ qui định trong chuẩn IEC 61131-3 1.4. Phương pháp lập lịch (Scheduling) Thực cần các phương pháp lập lịch. Trước hết, cơ chế lập lịch thực hiện cho các tác vụ có thể được thực hiện theo hai cách: Lập lệnh tĩnh: Thứ tự thực hiện các tác vụ không thay đổi mà được xác định trước khi hệ thống đi vào hoạt động. Lập lệnh động: Hệ điều hành xác định lệnh sau khi hệ thống đã đi vào hoạt động. Sau khi xác định được cơ chế lập lịch, hệ điều hành cần sử dụng một sách lược lập lệnh (strategy) để áp dụng đối với từng tình huống cụ thể. Có thể chọn một trong những cách sau: GVHD: Th.S Vương Đạo Nhân SVTH: Nguyễn Khắc Huôn, Tạ Văn Tích, Nguyễn Hồng Quân 4 Đề tài tốt nghiệp Chuông báo giờ học tự động sử dụng 8051 * FIFO (First In First Out): Một tác vụ đến trước sẽ được thực hiện trước. Mức ưu tiên cố định/động, tại cùng một thời điểm, các tác vụ được đặt các mức ưu tiên cố định hoặc có thể thay đổi nếu cần. * Preemptive: Còn gọi là sách lược chen hàng, tức là chọn một tác vụ để thực hiện trước các tác vụ khác. * Non-preemptive: Còn gọi sách lược không chen hàng. Các tiến trình được thực hiện bình thường dựa trên mức ưu tiên của chúng. Việc tính mức ưu tiên của mỗi tiến trình được thực hiện theo một trong số các thuật toán sau: * Rate monotonic: Tác vụ nào càng diễn ra thường xuyên càng được ưu tiên. * Deadline monotonic: Tác vụ nào càng gấp, có thời hạn cuối càng sớm càng được ưu tiên. * Least laxity: Tác vụ nào có tỷ lệ thời gian tính toán/thời hạn cuối cùng (deadline) càng lớn càng được ưu tiên. Bên cạnh phương pháp lập lịch, cơ chế xử lý thời còn đặt ra nhiều vấn đề khác nữa như quản lý và đồng bộ hóa việc sử dụng tài nguyên, giao tiếp liên quá trình, Tuy nhiên trong khuôn khổ bài báo cáo này, ta sẽ không đi sâu vào các chi tiết đó. Mỗi hệ thống điều khiển là một hệ thời gian thực. Có thể nói, tất các các hệ thống điều khiển là hệ thời gian thực. Ngược lại, một số lớn các hệ thống thời gian thực là các hệ thống điều khiển. Không có hệ thống điều khiển nào có thể hoạt động bình thường nếu như nó không đáp ứng được các yêu cầu về thời gian, bất kể là hệ thống điều khiển nhiệt độ, điều khiển áp suất, điều khiển lưu lượng hay điều khiển chuyển động. Một bộ điều khiển phải đưa ra được tín hiệu điều khiển kịp thời sau một thời gian nhận được tín hiệu đo để đưa quá trình kĩ thuật về trạng thái mong muốn. Một mạng truyền thông trong một hệ thống điều khiển có tính năng thời gian thực phải có khả năng truyền tin một cách tin cậy và kịp thời đối với các yêu cầu của các bộ điều khiển, các thiết bị vào/ra, các thiết bị đo và thiết bị chấp hành. Tính năng thời gian thực của một hệ thống điều khiển phân tán không chỉ phụ thuộc vào tính năng thời gian thực của từng thành phần trong hệ thống, mà còn phụ thuộc vào sự phối hợp hoạt động giữa các thành phần đó. GVHD: Th.S Vương Đạo Nhân SVTH: Nguyễn Khắc Huôn, Tạ Văn Tích, Nguyễn Hồng Quân 5 Đề tài tốt nghiệp Chuông báo giờ học tự động sử dụng 8051 Trong thực tế, yêu cầu về tính thời gian thực đối với mỗi ứng dụng điều khiển cũng có các đặc thù khác nhau, mức độ ngặt nghèo khác nhau. Ví dụ, các hệ thống điều khiển nhúng thường được ứng dụng với các sản phẩm chế tạo hàng loạt, chi phí phần cứng cho từng sản phẩm cần được giảm thiểu, vì vậy dung lượng bộ nhớ cũng như hiệu năng vi xử lý thường thấp. Hơn nữa, điều khiển nhúng lại là giải pháp đặc thù trong các ứng dụng nhanh, tiêu biểu là điều khiển chuyển động, dẫn đến các yêu cầu ngặt nghèo hơn về hiệu suất phần mềm. Trong khi đó, các hệ điều khiển công nghiệp như PLC hoặc DCS đặt ra yêu cầu cao về khả năng lập trình và đưa vào vận hành thuận tiện cho các bài toán lớn. Các hệ thống ứng dụng PLC và DCS cũng thường chậm hơn (ví dụ trong điều khiển các quá trình công nghệ), nhưng như vậy không có nghĩa là các giải pháp PLC hoặc DCS không phải là các hệ thời gian thực. GVHD: Th.S Vương Đạo Nhân SVTH: Nguyễn Khắc Huôn, Tạ Văn Tích, Nguyễn Hồng Quân 6 Đề tài tốt nghiệp Chuông báo giờ học tự động sử dụng 8051 Chương 2 TÌM HIỂU VỀ IC THỜI GIAN THỰC DS1307, GIAO TIẾP I2C VÀ IC CHỐT 74LS374 2.1. Giới thiệu chung về DS1307 Hình 2-1. Hình ảnh chụp DS1307 DS1307 là một IC thời gian thực với nguồn cung cấp nhỏ dùng để cập nhật thời gian và ngày tháng với 56 bytes SRAM. Địa chỉ và dữ liệu được truyền nối tiếp qua 2 đường bus 2 chiều. Nó cung cấp thông tin về giờ, phút, giây, thứ, ngày, tháng, năm. Ngày cuối tháng sẽ tự động điều chỉnh với các tháng nhỏ hơn 31 ngày, bao gồm cả việc tự động nhảy năm. Đồng hồ có thể hoạt động ở dạng 24h hoặc 12h với chỉ thị AM/PM. DS1307 có một mạch điện cảm biến điện áp dùng để dò các điện áp lỗi và tự động đóng ngắt với nguồn pin cung cấp. GVHD: Th.S Vương Đạo Nhân SVTH: Nguyễn Khắc Huôn, Tạ Văn Tích, Nguyễn Hồng Quân 7 Đề tài tốt nghiệp Chuông báo giờ học tự động sử dụng 8051 Hình 2-2. Sơ đồ khối của DS1307 2.2. Sơ đồ và chức năng các chân của DS1307 `Hình 2-3. Sơ đồ và chức năng các chân DS1307 Chân số 1 và 2: Được nối với một thạch anh có tần số 32,768khz. Là một mạch tạo dao động ngoài. Để hoạt động ổn định cần phải nối thêm 2 tụ 33pF. Chân số 3 VBAT: Đầu vào cho bất kì một chuẩn pin 3vdc. Điện áp pin phải được giữ trong khoảng từ 2,5v đến 3v để đảm bảo cho sự hoạt động của thiết bị. Chân số 4 GND: Nối đất. Chân số 5 SDA: (Serial Data) Là chân truyền dữ liệu vào ra cho 2 đường giây nối tiếp. Chân SDA thiết kế theo kiểu cực máng hở, đòi hỏi phải có một điện trở kéo trong khi hoạt động. Chân số 6 SCL: (Serial Ckock) Chân truyền xung nhịp được sử dụng để đồng bộ sự chuyển dữ liệu trên đường giây nối tiếp. GVHD: Th.S Vương Đạo Nhân SVTH: Nguyễn Khắc Huôn, Tạ Văn Tích, Nguyễn Hồng Quân 8 Đề tài tốt nghiệp Chuông báo giờ học tự động sử dụng 8051 Chân số 7 SQW/OUT: Khi được kích hoạt thì bit SQWE được thiết lâp 1, chân SQW/OUT phát đi 1 trong 4 tần số (1khz ,4khz ,8khz ,32khz). Chân này cũng được thiết kế theo kiểu cực máng hở vì vậy nó cũng cần một điện trở kéo trong. Chân này sẽ hoạt động khi cả Vcc và Vbat được cấp. Chân số 8 Vcc: Nguồn một chiều được cung cấp tới chân này, Vcc đầu vào là 5v. Khi 5v được cung cấp thì thiết bị có thể truy cập hoàn chỉnh và dữ liệu có thể đọc và viết. Khi pin 3v được nối tới thiết bị này và Vcc nhỏ hơn 1,25Vbat thì quá trình đọc và viết không được thực thi, tuy nhiên chức năng timekeeping không bị ảnh hưởng bởi điện áp vào thấp. Khi Vcc nhỏ hơn Vbat thì RAM và timekeepr sẽ được ngắt tới nguồn cung cấp trong (thường là nguồn 1 chiều 3v). 2.3. Sơ đồ địa chỉ RAM và RTC Thông tin về thời gian và ngày tháng được lấy ra bằng cách đọc các byte thanh ghi thích hợp. Thời gian và ngày tháng được thiết lập cũng thông qua các byte này bằng cách viết vào đó những giá trị thích hợp. Thanh ghi thời gian thực được mô tả như sau: Hình 2-4. Sơ đồ địa chỉ RAM và RTC * Thanh ghi giây (0x00): Đây là thanh ghi giây của DS1307. Nhìn trên bảng trên thấy được từ bit 0 đến bit 3 là dùng để mã hóa số BCD hàng đơn vị giây. Tiếp theo từ bit 4 đến bit 6 dùng để mã hóa BCD hàng chục của giây. Do giá trị của GVHD: Th.S Vương Đạo Nhân SVTH: Nguyễn Khắc Huôn, Tạ Văn Tích, Nguyễn Hồng Quân 9 Đề tài tốt nghiệp Chuông báo giờ học tự động sử dụng 8051 giây lớn nhất của giây chỉ đến 59 nên hàng chục lớn nhất là 5 nên chỉ cần 3 thanh ghi này là đủ để mã hóa. Bit thứ 7 có tên là “CH ”, nó có nghĩa là “Clock Halt – Treo đông hồ”. Do đó nếu bit này được đưa lên mức 1 tức là khóa đồng hồ nên vô hiệu hóa chíp và chíp không hoạt động. Nên do vậy lúc nào cũng phải cho bit này xuống mức 0 ngay từ đầu. * Thanh ghi phút (0x01): Đây là thanh ghi phút của DS1307. Thanh ghi này cũng được tổ chức giống như thanh ghi giây. 3 bit thấp dùng để mã hóa BCD số hàng đơn vị của phút. Từ bit 4 đến bit 6 dùng để mã hóa BCD số hành chục của phút. Thanh ghi này có sự khác biệt so với thanh ghi giây là bit 7 của thanh ghi này nó đã mặc định bằng 0 rồi. * Thanh ghi giờ (0x02): Đây là thanh ghi giờ của DS1307. Từ bit 0 đến bit 3 dùng để mã hóa BCD chữ số hàng đơn vị của giờ. Do giờ chỉ có chế độ 12h và 24h nên việc lựa chọn chế độ giờ lại nằm ở bit 6. Nếu bit 6=0 thì chế độ 24h được thiết lập. Do chữ số hàng chục trong chế độ này lớn nhất là 2 nên nó chỉ dùng 2 bit (bit 4 và bit 5) để mã hóa BCD cho chữ số hàng chục của giờ. Nếu bit 6=1 thì chế độ 12h được chọn nhưng do chữ số hàng chục của giờ trong chế độ này lớn nhất là 1 nên chỉ cần bit thứ 4 là đủ để mã hóa BCD chữ số hàng chục của giờ rồi. Còn bit thứ 5 dùng để chỉ buổi sáng hay chiều, nếu bit 5=0 là AM và bit 5=1 là PM. Trong cả 2 chế độ này bit 7 luôn bằng 0 nên ta không cần chú ý đến bit này. * Thanh ghi thứ (0x03): Đây là thanh ghi thứ trong tuần của DS1307. Nó dùng để ghi thứ trong tuần nên nó chỉ cần lấy từ 1 đến 7 tương đương từ thứ 2 đến chủ nhật. Nên do đó nó dùng 3 bit thấp (bit 0 đến bit 2) để mã hóa BCD ra thứ trong tuần còn các bit từ 3 đến 7 thì nó mặc định bằng 0 và ta không phải làm ghi với bit này. * Thanh ghi ngày (0x04): Đây là thanh ghi ngày trong tháng của DS1307. Nó dùng 4 bit thấp (bit 0 đến bit 3) dùng để mã hóa ra BCD chữ số hàng đơn vị của ngày trong tháng. Do chữ số hàng chục của ngày trong tháng chỉ lớn nhất là 3 nên chỉ dùng bit 4 và bit 5 là đủ. Còn bit 6 và bit 7 chúng ta không làm gì nên nó mặc định bằng 0. Trong quá trình truy cập dữ liệu, khi chỉ thị start được thực thi thì dòng thời gian được truyền tới một thanh ghi thứ 2, thông tin thời gian sẽ được đọc từ thanh ghi thứ cấp này trong khi đó đồng hồ vẫn tiếp tục chạy. GVHD: Th.S Vương Đạo Nhân SVTH: Nguyễn Khắc Huôn, Tạ Văn Tích, Nguyễn Hồng Quân 10 [...]... dữ liệu nối tiếp SDA và đường truyền nhịp xung đồng hồ nối tiếp SCL Vì cơ chế hoạt động là đồng bộ nên nó cần có một nhịp xung tín hiệu đồng bộ Các thiết bị hỗ trợ I2C đều có một địa chỉ định nghĩa trước, trong đó một số bit địa chỉ là thấp có thể cấu hình Đơn vị hoặc thiết bị khởi tạo quá trình truyền thông là đơn vị Chủ và cũng là đơn vị tạo xung nhịp đồng bộ, điều khiển cho phép kết thúc quá trình... thuộc vào hãng sản xuất Bảng 3-1 Các thông số cơ bản của vi điều khiển 8051 đầu tiên Thông số ROM RAM Bộ đếm/định thời Chân vào/ra Cổng nối tiếp Nguồn ngắt Số lượng 4 kbyte 128 byte 2 32 1 6 3.1.2 Các thành viên khác của họ 8051 Có hai bộ vi điều khiển là các thành viên khác của họ 8051 là 8052 và 8031 Bảng 3-2 So sánh các thông số của các thành viên họ 8051 Thông số ROM RAM 8051 4 kbyte 128 byte GVHD:... đổi 2.7 Led 7 đoạn 2.7.1 Giới thiệu LED 7 thanh được dùng nhiều trong các mạch hiển thị thông báo, hiển thị số, ký tự đơn giản LED 7 được cấu tạo từ các LED đơn sắp xếp theo các thanh nét để có thể biểu diễn các chữ số hoặc các kí tự đơn giản như từ số 0 đến 9 và A đến F Tùy vào kích thước của số và kí tự mà mỗi thanh được cấu tạo bởi một hay nhiều LED đơn Các LED đơn đó được ghép và được đặt tên bằng... thông giữa CPU với các khối chức năng trên cùng một bo mạch như EEPROM, cảm biến, đồng hồ tạo thời gian thực Hầu hết các thiết bị hỗ trợ I2C hoạt động ở tốc GVHD: Th.S Vương Đạo Nhân SVTH: Nguyễn Khắc Huôn, Tạ Văn Tích, Nguyễn Hồng Quân Đề tài tốt nghiệp 14 Chuông báo giờ học tự động sử dụng 8051 độ 400Kbits/sec, một số cho phép hoạt động ở tốc độ cao vài Mbits I2C khá đơn giản để thực thi kết nối... Bit 4: SQWE (square wave enable): Bit này được thiết lập logic 1 sẽ cho phép đầu ra dao động Tần số dao động của đầu ra phụ thuộc vào giá trị của RS1 và RS0 Bit 1 và Bit 0: RS[1:0] (rate select ) Hai bit này dùng để điều khiển tần số sóng vuông đầu ra và được liệt kê ở bảng sau: Bảng 2-2 Bảng liệt kê các tần số sóng vuông có thể lựa chọn với RS bit RS1 0 0 1 1 X X RS0 0 1 0 1 X X SQW/OUT OUTPUT 1Hz 4.096kHz... tiếp với bộ nhớ ngoài Sau đây là cấu hình các chân của 89C51 (có số thứ tự chân được nêu theo kiểu đóng vỏ PDIP) Hình 3-3 Sơ đồ chân vi điều khiển AT89C51 GVHD: Th.S Vương Đạo Nhân SVTH: Nguyễn Khắc Huôn, Tạ Văn Tích, Nguyễn Hồng Quân Đề tài tốt nghiệp 24 Chuông báo giờ học tự động sử dụng 8051 3.3.1.Port 0 Port 0 là port có 2 chức năng với số thứ tự chân 32 – 39 Với cấu trúc các bit trên Port 0 (hình... này có thể sáng và tắt tùy theo yêu cầu) được cấu tạo bởi 1 LED đơn Qua đó người ta chỉ cần 8 bit tương ứng với 8 LED đơn để điều khiển và hiển thị số từ 0 đến 9 và các kí tự từ A đến GVHD: Th.S Vương Đạo Nhân SVTH: Nguyễn Khắc Huôn, Tạ Văn Tích, Nguyễn Hồng Quân Đề tài tốt nghiệp Chuông báo giờ học tự động sử dụng 8051 16 H 6 1 G V C C E 2 1 0 F V C C D C 9 B 7 5 4 3 7 A le d 8 F LED 7 thanh có 2 loại... thanh ta chỉ dùng từ 0 đến 9 còn từ A đến F không dùng nên ta không nói tới GVHD: Th.S Vương Đạo Nhân SVTH: Nguyễn Khắc Huôn, Tạ Văn Tích, Nguyễn Hồng Quân Đề tài tốt nghiệp Chuông báo giờ học tự động sử dụng 8051 17 Bảng 2-3 Bảng Mã cho Led Anode chung Số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 h 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 g 1 1 0 0 0 0 0 1 0 0 f 0 1 1 1 0 0 0 1 0 0 e 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 d 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 c 0 0 1 0 0 0... Data địa chỉ dữ liệu) Hình 3-4 Cấu trúc các bit trên Port 0 GVHD: Th.S Vương Đạo Nhân SVTH: Nguyễn Khắc Huôn, Tạ Văn Tích, Nguyễn Hồng Quân Đề tài tốt nghiệp 25 Chuông báo giờ học tự động sử dụng 8051 Hình 3-5 Cấu trúc các bit trên Port 1 và Port 3 3.3.2 Port 1 Port 1 với số thứ tự chân 1- 8 Port1 chỉ có một chức năng là dùng làm các đường điều khiển xuất nhập IO có các điện trở kéo lên bên trong (hình... A15 Hình 3-6 Cấu trúc các bit trên Port 2 3.3.4 Port 3 Port 3 là port có 2 chức năng với số thứ tự chân 10 -17 Các chân của port này có nhiều chức năng, các công dụng chuyển đổi có liên hệ với các đặc tính đặc biệt của 89C51 như ở (bảng 3-4) GVHD: Th.S Vương Đạo Nhân SVTH: Nguyễn Khắc Huôn, Tạ Văn Tích, Nguyễn Hồng Quân Đề tài tốt nghiệp 26 Chuông báo giờ học tự động sử dụng 8051 Bảng 3-4 Chức năng . nhịp xung đồng hồ nối tiếp SCL. Vì cơ chế hoạt động là đồng bộ nên nó cần có một nhịp xung tín hiệu đồng bộ. Các thiết bị hỗ trợ I2C đều có một địa chỉ định nghĩa trước, trong đó một số bit địa. số, ký tự đơn giản LED 7 được cấu tạo từ các LED đơn sắp xếp theo các thanh nét để có thể biểu diễn các chữ số hoặc các kí tự đơn giản như từ số 0 đến 9 và A đến F. Tùy vào kích thước của số. Bit thứ 7 có tên là “CH ”, nó có nghĩa là “Clock Halt – Treo đông hồ . Do đó nếu bit này được đưa lên mức 1 tức là khóa đồng hồ nên vô hiệu hóa chíp và chíp không hoạt động. Nên do vậy lúc nào

Ngày đăng: 10/08/2014, 17:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Kiều Xuân Thực (Chủ biên) (2005), Vi điều khiển, cấu trúc - lập trình và ứng dụng, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi điều khiển, cấu trúc - lập trình và ứng dụng
Tác giả: Kiều Xuân Thực (Chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2005
[4] Nguyễn Tăng Cường, Phan Quốc Thắng (2004), Cấu trúc và lập trình vi điều khiển, Nhà xuất bản Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc và lập trình vi điều khiển
Tác giả: Nguyễn Tăng Cường, Phan Quốc Thắng
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Kĩ thuật
Năm: 2004
[5] Ngô Diên Tập (2005), Vi điều khiển với lập trình C, Nhà xuất bản Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi điều khiển với lập trình C
Tác giả: Ngô Diên Tập
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Kĩ thuật
Năm: 2005
[6] Nguyễn Mạnh Giang (2009), Cấu trúc - Lập trình - Ghép nối và ứng dụng vi điều khiển, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc - Lập trình - Ghép nối và ứng dụng vi điều khiển
Tác giả: Nguyễn Mạnh Giang
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2009
[7] Tống Văn On (2005), Thiết kế hệ thống với họ 8051, Nhà xuất bản Phương Đông, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế hệ thống với họ 8051
Tác giả: Tống Văn On
Nhà XB: Nhà xuất bản Phương Đông
Năm: 2005
[8] Tống Văn On, Hoàng Đức Hải (2008), Họ vi điều khiển 8051, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, TP Hồ Chí Minh.[9] www.keil.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Họ vi điều khiển 8051
Tác giả: Tống Văn On, Hoàng Đức Hải
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
Năm: 2008
[1] Atmel 8051 Microcontrollers Hardware Manual on Website www.atmel.com [2] Datasheet 89C51; 89C52 on Website www.atmel.com Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1-1. Tính thời gian thực là khả năng đáp kịp thời và chính xác - đồng hồ số pps
Hình 1 1. Tính thời gian thực là khả năng đáp kịp thời và chính xác (Trang 2)
Hình 1-2. Các dạng tác vụ qui định trong chuẩn IEC 61131-3 - đồng hồ số pps
Hình 1 2. Các dạng tác vụ qui định trong chuẩn IEC 61131-3 (Trang 4)
Hình 2-1. Hình ảnh chụp DS1307 - đồng hồ số pps
Hình 2 1. Hình ảnh chụp DS1307 (Trang 7)
Hình 2-2. Sơ đồ khối của DS1307 - đồng hồ số pps
Hình 2 2. Sơ đồ khối của DS1307 (Trang 8)
2.3. Sơ đồ địa chỉ RAM và RTC - đồng hồ số pps
2.3. Sơ đồ địa chỉ RAM và RTC (Trang 9)
Bảng 2-2. Bảng liệt kê các tần số sóng vuông có thể lựa chọn với RS bit - đồng hồ số pps
Bảng 2 2. Bảng liệt kê các tần số sóng vuông có thể lựa chọn với RS bit (Trang 11)
Hình 2-8. Hình ảnh chụp 74ls374 - đồng hồ số pps
Hình 2 8. Hình ảnh chụp 74ls374 (Trang 14)
Hình 2-7. Kí hiệu khối chốt SR và bảng hoạt động - đồng hồ số pps
Hình 2 7. Kí hiệu khối chốt SR và bảng hoạt động (Trang 14)
Hình 2-9. Cấu trúc của 74ls374 - đồng hồ số pps
Hình 2 9. Cấu trúc của 74ls374 (Trang 15)
2.7.2. Hình dạng thực tế và sơ đồ chân - đồng hồ số pps
2.7.2. Hình dạng thực tế và sơ đồ chân (Trang 16)
Hình 2-10. hình dạng thực tế và sơ đồ chân LED 7 đoạn - đồng hồ số pps
Hình 2 10. hình dạng thực tế và sơ đồ chân LED 7 đoạn (Trang 16)
Bảng 2-3. Bảng Mã cho Led Anode chung - đồng hồ số pps
Bảng 2 3. Bảng Mã cho Led Anode chung (Trang 17)
Bảng 3-1. Các thông số cơ bản của vi điều khiển 8051 đầu tiên - đồng hồ số pps
Bảng 3 1. Các thông số cơ bản của vi điều khiển 8051 đầu tiên (Trang 18)
Bảng 3-2. So sánh các thông số của các thành viên họ 8051 - đồng hồ số pps
Bảng 3 2. So sánh các thông số của các thành viên họ 8051 (Trang 18)
Bảng 3-3. Các phiên bản 8051 của hãng Atmel - đồng hồ số pps
Bảng 3 3. Các phiên bản 8051 của hãng Atmel (Trang 19)
3.2. Sơ đồ khối của vi điều khiển 89C51 - đồng hồ số pps
3.2. Sơ đồ khối của vi điều khiển 89C51 (Trang 20)
Hình 3-1. Khối cấu trúc bên trong của vi điều khiển 89C51 - đồng hồ số pps
Hình 3 1. Khối cấu trúc bên trong của vi điều khiển 89C51 (Trang 21)
Hình 3-2. Sơ đồ khối của vi điều khiển họ 8051 - đồng hồ số pps
Hình 3 2. Sơ đồ khối của vi điều khiển họ 8051 (Trang 23)
Hình 3-4. Cấu trúc các bit trên Port 0 - đồng hồ số pps
Hình 3 4. Cấu trúc các bit trên Port 0 (Trang 24)
Hình 3-5. Cấu trúc các bit trên Port 1 và Port 3 - đồng hồ số pps
Hình 3 5. Cấu trúc các bit trên Port 1 và Port 3 (Trang 25)
Bảng 3-4. Chức năng các chân trên Port 3 - đồng hồ số pps
Bảng 3 4. Chức năng các chân trên Port 3 (Trang 26)
Bảng 3-5. Trạng thái của các thanh ghi trong AT89C51 sau khi reset hệ thống - đồng hồ số pps
Bảng 3 5. Trạng thái của các thanh ghi trong AT89C51 sau khi reset hệ thống (Trang 27)
Hình 3-9 minh họa khả năng giao tiếp bộ nhớ của vi điều khiển 89C51. - đồng hồ số pps
Hình 3 9 minh họa khả năng giao tiếp bộ nhớ của vi điều khiển 89C51 (Trang 28)
Hình 3-9.  Tóm tắt các vùng nhớ 89C51 - đồng hồ số pps
Hình 3 9. Tóm tắt các vùng nhớ 89C51 (Trang 29)
Hình 3-10. Cấu trúc của bộ nhớ trong của 89C51 - đồng hồ số pps
Hình 3 10. Cấu trúc của bộ nhớ trong của 89C51 (Trang 30)
4.2. Sơ đồ nguyên lí - đồng hồ số pps
4.2. Sơ đồ nguyên lí (Trang 34)
4.3. Sơ đồ mạch in - đồng hồ số pps
4.3. Sơ đồ mạch in (Trang 35)
Hình 4-4. Hình dạng của sản phẩm (ảnh chụp) - đồng hồ số pps
Hình 4 4. Hình dạng của sản phẩm (ảnh chụp) (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w