NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC (60 tiết, bao gồm cả lý thuyết và thực hành) Chương I. Giới thiệu về thống kê học Chương II: Điều tra thống kê Chương III: Phương pháp chọn mẫu Chương IV: Tổng hợp, trình bày dữ liệu thống kê Chương V: Hồi qui và tương quan Chương VI Dãy số thời gian Chương VII: Chỉ số và hệ thống chỉ số CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ THỐNG KÊ HỌC • I. THỐNG KÊ HỌC LÀ GÌ • @ Nghĩa thứ nhất : Thống kê là các con số được ghi chép để phản ánh các hiện tượng tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế và xã hội. • Ví dụ : tổng số giờ nắng trong năm, giá cả của một mặt hàng, số tai nạn giao thông trong một tuần, số hộ đói nghèo của một khu vực… CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ THỐNG KÊ HỌC • I. THỐNG KÊ HỌC LÀ GÌ • @ Nghĩa thứ hai : Thống kê là hệ thống các phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu nhằm phản ánh bản chất, quy luật vận động và phát triển của các hiện tượng tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. • Ví dụ : Nhằm đánh giá kết quả và hiệu quả của chương trình phát triển đàn bò sữa tại một địa phương, người ta tiến hành thu thập dữ liệu của các hộ tham gia chăn nuôi bò sữa về các đặc điểm nông hộ (độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, kinh nghiệm…), các yếu tố đầu tư chi phí, các kết quả đạt được…từ đó mô tả các đặc điểm chung của các nông hộ, các kết quả và hiệu quả đạt được, xác định các nhân tố tác động đến các kết quả và hiệu quả trên, tìm hiểu xu hướng và dự đoán kết quả trong tương lai… CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ THỐNG KÊ HỌC II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC Đối tượng của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế- xã hội số lớn trong điều kiên thời gian và địa điểm cụ thể. • Các hiện tượng và quá trình kinh tế- xã hội mà thống kê học nghiên cứu: - dân số. - sản xuất. - đời sống vật chất, tinh thần. - Các hiện tượng về sinh hoạt chính trị xã hội. • Nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất. • Nghiên cứu những hiện tượng số lớn. • Hiện tượng phải tồn tại trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ THỐNG KÊ HỌC III. MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG THỐNG KÊ 1. Tổng thể và đơn vị tổng thể thống kê. • Tổng thể thống kê: Là hiện tượng kinh tế- xã hội số lớn bao gồm những đơn vị cá biệt cần được quan sát, phân tích mặt lượng của chúng. • Tổng thể có thể gồm: - Tổng thể bộc lộ và tổng thể tiềm ẩn. - Tổng thể đồng chất hay không đồng chất. - Tổng thể chung, tổng thể bộ phận. • Đơn vị tổng thể: Là hiện tượng cá biệt của tổng thể. 2. Tiêu thức thống kê: Các đặc điểm của đơn vị tổng thể được lựa chọn làm cơ sở cho việc nghiên cứu thống kê được gọi là tiêu thức. CHƯƠNG I GI I THI U V TH NG KÊ H CỚ Ệ Ề Ố Ọ * Các đơn vị tổng thể có các đặc điểm chung và các đặc điểm riêng. * Tiêu thức thống kê gồm có: • Tiêu thức thực thể : Nói lên bản chất của đơn vị tổng thể. + Tiêu thức thuộc tính. + Tiêu thức số lượng. • Tiêu thức thời gian. nêu hiện tượng kinh tế- xã hội theo sự xuất hiện của nó vào lúc nào. • Tiêu thức không gian: Nêu phạm vi lãnh thổ bao trùm của đối tượng nghiên cứu và sự xuất hiện theo các địa điểm của các đơn vị tổng thể. CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ THỐNG KÊ HỌC 3. Chỉ tiêu thống kê: Phản ánh tổng hợp đặc điểm về mặt lượng trong sự thống nhất với mặt chất của các hiện tượng kinh tế- xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Chỉ tiêu khối lượng: Nó biểu hiện qui mô của tổng thể Chỉ tiêu chất lượng: Nó biểu hiện trình độ phổ biến, mối quan hệ của tổng thể Tùy theo cách biểu hiện của chỉ tiêu có thể phân biệt: Chỉ tiêu giá trị, chỉ tiêu hiện vật. 4. hệ thống chỉ tiêu trong TK • hệ thống chỉ tiêu là gì: - Gồm những chỉ tiêu được hình thành qua tổng hợp thống kê. - Cấu thành từ các nhóm chỉ tiêu nhằm đáp ứng những mục đích nghiên cứu riêng. - Lượng hóa các mặt quan trọng nhất, cơ cấu khách quan, mối liên hệ cơ bản của đối tượng nghiên cứu. CHƯƠNG I GI I THI U V TH NG KÊ H CỚ Ệ Ề Ố Ọ • Căn cứ để xây dựng hệ thống chỉ tiêu: - Mục đích nghiên cứu. - Tính chất, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu - Nguồn kinh phí. • yêu cầu của việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu : - Một hệ thống chỉ tiêu phải nêu lên được các liên hệ. + Các bộ phận, giữa các mặt của đối tượng nghiên cứu + Giữa đối tượng nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan. - Trong hệ thống chỉ tiêu phải: + Có chỉ tiêu mang tính chất chung. + Có chỉ tiêu mang tính chất bộ phận. + Có chỉ tiêu phản ánh các nhân tố mới. - Hệ thống chỉ tiêu phải đàm bảo sự thống nhất về nội dung, phương pháp và phạm vi tính toán của các chỉ tiêu cùng loại. IV. QUI TRÌNH NGHIÊN C U TH NG KÊ Ứ Ố XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢNG CÂU HỎI THU THẬP DỮ LIỆU TỔNG HỢP DỮ LIỆU PHÂN TÍCH DỮ LIỆU, DỰ BÁO HIỆN TƯỢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU