Những thực phẩm gây dị ứng Dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở người lớn cũng khác với các loại dị ứng thực phẩm ở trẻ em. Nhiều trẻ bị dị ứng nhiều hơn với sữa, trứng, lúa mì trong giai đoạn ấu thơ. Có khoảng từ 50 đến 90% dị ứng thực phẩm gây ra bởi: sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt, đậu nành, lúa mì, cá và hải sản. Mỗi loại thực phẩm đều có các phản ứng riêng với cơ thể. 1. Sữa Dị ứng thường xảy ra với trẻ em uống sữa bò, đặc biệt là ở độ tuổi lên 6, mà biểu hiện là ngứa, nổi mề đay, tiêu hóa kém. Dị ứng sữa là phản ứng miễn dịch với protein sữa, khác với tình trạng không dung nạp lactose, trong đó cơ thể thiếu các enzim cần thiết để tiêu hóa lượng đường sữa. Trẻ em bị dị ứng với sữa phải tránh tất cả những sản phẩm từ sữa. 2. Đậu phộng Dị ứng đậu phộng xảy ra với cả trẻ em lẫn người lớn. Hiện nay, nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ em dị dứng với đậu phộng ngày càng nhiều. Ngoài ra, dị ứng đậu phộng còn chiếm tỷ lệ cao hơn các dị ứng khác như sữa, trứng và lúa mì. Hiện tượng dị ứng đậu phộng cũng có thể kéo dài suốt đời. Biểu hiện của loại dị ứng này là cơ thể mẩn đỏ, buồn nôn, dễ tiêu chảy, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Người bị dị ứng đậu phộng nên phòng tránh các loại bánh kẹo socola, vì các loại này có chứa đậu phộng. 3. Đồ biển Dị ứng đồ biển thường hay xảy ra với người lớn. Dị ứng đồ biển thường phát sinh ở giai đoạn sau của con người, loại dị ứng này rất trầm trọng, có thể kéo dài. Dị ứng đồ biển thường xảy ra khi dùng đồ hải sản (tôm, cua, ghẹ ), các loại cá biển. Biểu hiện cụ thể là nổi mề đay, ngứa toàn thân, người nôn nao khó chịu. 4. Các loại hạt Dị ứng các loại hạt đang ngày càng tăng. Loại dị ứng này có xu hướng kéo dài trong cuộc sống và tỷ lệ cao hơn các loại dị ứng khác như sữa, trứng, lúa mì. Trẻ em thường ít bị dị ứng các loại hạt hơn so với người lớn. Dị ứng với hạt thường rất khác nhau, có thể bạn chỉ bị dị ứng một loại hạt này, mà không bị dị ứng với loại hạt khác. Ví dụ bị dị ứng với hạt hạnh nhân, mà không bị dị ứng với hạt điều. 5. Trứng Trứng là loại thực phẩm thứ hai mà trẻ em dễ bị dị ứng. Người lớn thường ít dị ứng với thực phẩm này. Biểu hiện dị ứng ở trẻ em như: phát ban, buồn nôn, tiêu chảy. Có thể trẻ em chỉ bị dị ứng lòng trắng hoặc lòng đỏ trứng, hoặc cả hai. Nguyên nhân là do phản ứng của hệ miễn dịch đối với protein có trong trứng. 6. Cá Thường xảy ra ở độ tuổi trưởng thành và có thể chỉ bị dị ứng với một loại cá mà không bị dị ứng với các loại cá khác. Dị ứng cá thường rất trầm trọng, kéo dài trong đời sống. Những biểu hiện của dị ứng cá là đau cổ họng, khó thở, buồn nôn và ói mửa sau khi ăn cá. 7. Đậu nành Dị ứng với sữa đậu nành thường xảy ra ở trẻ em hơn là người lớn. Trẻ em thường bị dị ứng loại này ở độ tuổi lên 7. Đậu nành thường có trong các thực phẩm đóng gói, sữa đậu nành. Do đó khi trẻ bị dị ứng với đậu nành, nên tránh các loại thực phẩm chế biến từ đậu nành. 8. Lúa mì Dị ứng lúa mì thường xảy ra ở trẻ em. Thường biểu hiện trên các loại thực phẩm như: bia, mì, xì dầu… Nguyên nhân dị ứng lúa mì là do không tiêu hóa được chất gluten có trong lúa mì hoặc ngũ cốc, lúa mạch, lúa mạch đen . Những thực phẩm gây dị ứng Dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở người lớn cũng khác với các loại dị ứng thực phẩm ở trẻ em. Nhiều trẻ bị dị ứng nhiều hơn với sữa, trứng, lúa mì trong. không bị dị ứng với hạt điều. 5. Trứng Trứng là loại thực phẩm thứ hai mà trẻ em dễ bị dị ứng. Người lớn thường ít dị ứng với thực phẩm này. Biểu hiện dị ứng ở trẻ em như: phát ban, buồn. 50 đến 90% dị ứng thực phẩm gây ra bởi: sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt, đậu nành, lúa mì, cá và hải sản. Mỗi loại thực phẩm đều có các phản ứng riêng với cơ thể. 1. Sữa Dị ứng thường