CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về chuyển động cơ : A. Chuyển động cơ là sự di chuyển của vật này so với vật khác. B. Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của vật từ nơi này sang nơi khác. C. Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian . D. Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác trong không gian theo thời gian . 2. Điều nào sau đây coi là đúng khi nói về chất điểm : A. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ. B. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ. C. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài của quỹ đạo của vật . D. Chất điểm là một điểm. 3. Trong chuyển động nào sau đây không thể coi vật như là một chất điểm : A. Trái đất quay quanh mặt trời. B. Viên bi rơi từ tầng 6 xuống đất. C. Chuyển động của ôtô trên đường từ Hà Nội – Tp.Hồ Chí Minh. D. Trái đất quay quanh trục của nó. 4. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có thể coi vật như là một chất điểm : A. Tàu hỏa đứng yên trong sân ga. B. Viên đạn đang chuyển động trong nòng súng. C. Trái đất đang chuyển động tự quay quanh nó. D. Trái đất chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời. 5. Trên hình vẽ * là đồ thị Toạ độ-thời gian của 1 vật chuyển động thẳng. Hãy cho biết thông tin nào sau đây là sai : x(m) A. Toạ độ ban đầu của vật là xo = 10 m. B. Trong 5 s đầu tiên, vật đi được 25 m. 25 C. Vật chuyển động theo chiều dương của trục toạ độ. 10 D. Gốc thời gian được chọn là thời điểm vật ở cách gốc toạ độ 10 m. 0 5 t(s) 6. Một vật chuyển động thẳng đều theo trục Ox. Chọn gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động. Tại các thời điểm t 1 = 2 s và t 2 = 6 s , tọa độ tương ứng của vật là x 1 = 20 m và x 2 = 4 m . Kết luận nào sau đây là không chính xác : A. Vận tốc của vật có độ lớn 4 m/s. B. Vật chuyển động ngược chiều dương của trục Ox. C. Thời điểm vật đến gốc tọa độ O là t = 5 s. D. Phương trình tọa độ của vật là : x = 28 – 4.t (m). 7. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về khái niệm gia tốc : A. Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc . B. Độ lớn của gia tốc đo bằng thương số giữa độ biến thiên của vận tốc và khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên đó. C. Gia tốc là 1 đại lượng vectơ. D. Cả 3 câu trên đều đúng. 8. Điều nào sau đây là sai khi nói về chuyển động tròn đều : A. Vectơ gia tốc luôn luôn hướng về tâm của quỹ đạo. B. Độ lớn của gia tốc : 2 v a r . Với v là vận tốc , r là bán kính quỹ đạo. C. Gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên về độ lớn của vận tốc. D. Vectơ gia tốc luôn vuông góc với vectơ vận tốc tại mọi điểm. 9. Cho các đồ thị như hình sau : x x v x xo vo xo 0 t 0 t 0 t 0 t (I) (II) (III) (IV) Đồ thị chuyển động thẳng đều là : A. Hình I , II , III . B. Hình I , III . C. Hình II , III , IV . D. Hình I , III , IV . 10. Phương trình tọa độ của 1 chuyển động thẳng đều trong trường hợp gốc thời gian đã chọn không trùng với thời điểm xuất phát là : A. x = xo + v (t – to) . B. s = so + v (t – to) C. x = xo + vt . D. s = vt . 11. Ném 1 hòn bi thẳng đứng lên từ mặt đất với vận tốc ban đầu vo . Khi rơi xuống chạm đất thì độ lớn vận tốc của hòn bi là bao nhiêu ? Bỏ qua sức cản của không khí. Nếu chọn chiều dương hướng xuống dưới thì kết quả nào sau đây là đúng : A. v = - vo . B. v = 1,5 vo . C. v = vo . D. v = 2 vo . 12. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về vận tốc của chuyển động thẳng đều A. Vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. B. Tại mọi thời điểm, vectơ vận tốc là như nhau. C. Vectơ vận tốc có hướng không thay đổi. D. Vận tốc luôn có giá trị dương. 13. Một vật chuyển động thẳng đều theo trục Ox có phương trình tọa độ là : x = xo + vt . Với xo 0 và v 0 . Điều khẳng định nào sau đây là chính xác : A. Tọa độ của vật có giá trị không đổi theo thời gian. B. Tọa độ ban đầu của vật không trùng với gốc tọa độ. C. Vật chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ. D. Vật chuyển động ngược chiều dương của trục tọa độ. 14. Chuyển động thẳng đều là chuyển động : A. Có vận tốc không thay đổi theo thời gian. B. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. C. Có quỹ đạo là 1 đường thẳng và vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì. D. Có vận tốc trung bình bằng nhau trong những khoảng thời gian bất kì bằng nhau. 15. Nói về chuyển động thẳng đều, điều nào sau đây là sai : A. Quãng đường mà vật đi được bằng giá trị tuyệt đối của tọa độ. B. Vận tốc có giá trị âm khi vật chuyển động ngược chiều với chiều dương của trục tọa đo chọn trước. C. Tọa độ của vật chuyển động thẳng đều tuỳ thuộc vào việc chọn gốc tọa độ. D. Vận tốc v là hàm bậc nhất theo thời gian. 16. Kết luận nào sau đây là sai khi nói về dạng các đồ thị của chuyển động thẳng đều trong hệ tọa độ Đề-Các vuông góc : A. Đồ thị của đường đi theo thời gian được biểu diễn bằng 1 đường cong. B. Đồ thị của đường đi theo thời gian được biểu diễn bằng nửa đường thẳng đi qua gốc tọa độ. C. Đồ thị vận tốc-thời gian song song với trục thời gian. D. Đồ thị tọa độ theo thời gian có dạng 1 đường thẳng. 17. Trong các đồ thị như hình sau. Đồ thị nào mô tả chuyển động thẳng đều ? x x v x xo vo 0 t 0 t 0 t 0 t (I) (II) (III) (IV) A. Hình I , II . B. Hình I , III . C. Hình II , IV . D. Hình III , IV . 18. Chọn câu đúng : Nếu 1 vật chuyển động thẳng đều thì : A. Vectơ vận tốc có độ lớn không đổi, có phương luôn luôn trùng với quỹ đạo và hướng theo chiều chuyển động. E. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì. F. Quãng đường mà vật đi được tỉ lệ với khoảng thời gian chuyển động. G. Cả 3 câu trên đều đúng. 19. Chọn câu đúng : A. Trong chuyển động thẳng đều, vectơ vận tốc chỉ biểu diễn độ lớn của vận tốc. B. Trong chuyển động thẳng đều, vectơ vận tốc không đổi cả về độ lớn và hướng. C. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được tăng tỉ lệ thuận với bình phương vận tốc. D. Phương trình đường đi của chuyển động thẳng đều là : x = xo + vt . 20. Dựa vào đồ thị : Thông tin nào sau đây là sai : x(km) A. Hai vật chuyển động cùng vận tốc và vị trí ban đầu. 80 (1) B. Hai vật chuyển động cùng vận tốc nhưng vị trí ban (2) đầu khác nhau. 40 C. Hai vật chuyển động cùng chiều. D. Hai vật chuyển động không bao giờ gặp nhau. 0 1 t(h) 21. Theo đồ thị trên. Phương trình chuyển động của vật là : A. (I) x 1 = 80 + 40t (km) (II) x 2 = 40 + t (km) . B. (I) x 1 = 80t (km) (II) x 2 = 40 + 40t (km) . C. (I) x 1 = 40 + 40t (km) (II) x 2 = 40t (km) . D. (I) x 1 = 40 + 80t (km) (II) x 2 = - 40 + t (km) . 22. Chuyển động của 1 vật được biểu diễn trên đồ thị như hình vẽ. Nhận xét nào sau đây là đúng về tính chất của chuyển động? A. Trong thời gian t 1 vật chuyển động nhanh dần đều, trong thời gian t 2 vật chuyển động đều, trong thời gian t 3 vật chuyển động chậm dần đều . B. Trong thời gian t 1 vật chuyển động đều theo chiều dương, trong thời gian t 2 vật dừng, trong thời gian t 3 vật chuyển động đều theo chiều ngược lại. C. Trong thời gian t 1 vật chuyển động đều, trong thời gian t 2 vật dừng, trong thời gian t 3 vật tiếp tục chuyển động đều theo chiều ban đầu. D. Trong thời gian t 1 và t 3 vật chuyển động nhanh dần đều, trong thời gian t 2 vật chuyển động đều. 23. Vật đi nửa đoạn đường đầu với vận tốc v 1 , đi nửa đoạn đường sau với vận tốc v 2 . Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường đi của vật là : A. 1 2 tb v v v . B. 1 2 1 2 2( ) . tb v v v v v . C. 1 2 1 2 2 . ( ) tb v v v v v . D. 1 2 2 tb v v v . 24. Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động. Hãy chọn câu đúng nhất : A. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều hướng theo chiều dương. B. Vectơ vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều hướng theo chiều dương. x(cm) A B C O t(s) t 1 t 2 t 3 C. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều hướng theo chiều dương. D. Câu A và B đều đúng. 25. Chuyển động thẳng chậm dần đều có : A. Vectơ vận tốc ngược hướng với vectơ gia tốc. B. Vectơ vận tốc cùng hướng với vectơ gia tốc. C. Tích số a.v > 0 . D. Câu A và C đều đúng . 26. Xét 1 vật chuyển động trên 1 đường thẳng và không đổi hướng, gọi a là gia tốc, vo là vận tốc ban đầu, v là vận tốc tại 1 thời điểm nào đó. Trong các kết luận sau, kết luận nào là đúng ? A. Nếu a > 0 và vo > 0 , thì vật chuyển động nhanh dần đều . B. Nếu a < 0 và v < 0 , thì vật chuyển động nhanh dần đều . C. Nếu tích a.v > 0 , thì vật chuyển động nhanh dần đều . D. Các kết luận A , B , C đều đúng . 27. Phương trình chuyển động của 1 vật trên 1 đường thẳng có dạng : x = 2t 2 + 10t + 100 (m,s) . Thông tin nào sau đây là đúng ? A. Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 2 m/s 2 . B. Vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc a = 4 m/s 2 . C. Tọa độ của vật lúc t = 0 là 100 m . D. Vận tốc tại thời điểm t là v = 10 m/s . 28. Phương trình chuyển động của 1 vật trên 1 đường thẳng có dạng : x = 4t 2 - 3t + 7 (m,s) . Điều nào sau đây là sai ? A. Gia tốc a = 4 m/s 2 . B. Gia tốc a = 8 m/s 2 . C. Vận tốc ban đầu vo = - 3 m/s . D. Tọa độ ban đầu xo = 7 m . 29. Chọn câu sai : A. Trong chuyển động thẳng chậm dần đều, các vectơ vận tốc và vectơ gia tốc ngược chiều nhau. B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều , vận tốc biến thiên theo hàm bậc nhất đối với thời gian. C. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều vận tốc luôn luôn có giá trị dương. D. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, đường đi là hàm bậc 2 của thời gian. 30. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có : A. Gia tốc a > 0 và vận tốc v > 0 . B. Gia tốc a < 0 và vận tốc v < 0 . C. Vectơ vận tốc cùng chiều với vectơ gia tốc . D. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc hướng theo chiều dương. 31. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều là : x = xo + vot + ½ at 2 . Điều nào sau đây là đúng : A. Nếu a > 0 và vo > 0 thì chuyển động là nhanh dần đều. B. Nếu a > 0 và vo = 0 thì chuyển động là nhanh dần đều. C. Nếu a < 0 và vo < 0 thì chuyển động là chậm dần đều. D. Nếu a và xo > 0 thì chuyển động là nhanh dần đều. 32. Chọn câu đúng : A. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng đều . B. Vật càng nặng gia tốc càng lớn. C. Gia tốc rơi tự do thay đổi theo độ cao và theo vĩ độ trên trái đất. D. Trong chân không viên bi sắt rơi nhanh hơn viên bi ve có cùng kích thước. 33. Điều nào sau đây là đúng khi nói về vận tốc trung bình : A. Vận tốc trung bình là trung bình cộng của các vận tốc. B. Trong hệ SI , đơn vị của vận tốc trung bình là m/s . C. Trong chuyển động biến đổi , vận tốc trung bình trên các quãng đường khác nhau là như nhau. D. Vận tốc trung bình cho biết tốc độ của vật tại 1 thời điểm nhất định. 34. Công thức nào sau đây là có thể dùng để tính vận tốc trung bình của chuyển động thẳng, không đổi hướng : A. tb s v t . B. 1 2 2 tb v v v C. 1 2 tb o v v at . D. Cả A và C . 35. Điều nào sau đây là đúng khi nói về vận tốc tức thời : A. Vận tốc tức thời là vận tốc tại 1 thời điểm nào đó. B. Vận tốc tức thời là vận tốc tại 1 vị trí nào đó trên quỹ đạo. C. Vận tốc tức thời là đại lượng vectơ. D. Các câu trên điều đúng. 36. Trường hợp nào sau đây nói đến vận tốc tức thời : A. Vận tốc của viên đạn khi bay ra khỏi nòng súng. B. Vận tốc của vật rơi khi chạm đất. C. Vận tốc của xe máy xác định bằng số chỉ của tốc kế tại 1 thời điểm xác định nào đó. D. Cả 3 trường hợp trên. 37. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về khái niệm gia tốc : A. Gia tốc là đại lượng vật lí đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc. B. Độ lớn của gia tốc đo bằng thương số giữa độ biến thiên của vận tốc và khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên đó. C. Gia tốc là 1 đại lượng vectơ. D. Các phát biểu trên điều đúng . 38. Gọi a là độ lớn của gia tốc , v và vo lần lượt là vận tốc tức thời tại các thời điểm t và to . Công thức nào sau đây là chính xác : A. o v v a t . B. o o v v a t t . C. v = vo + a(t + to) . D. v = vo + at . 39. So sánh chuyển động của 2 vật trên đồ thị vận tốc-thời gian . (2 đồ thị song song). Điều khẳng định nào sau đây là đúng : A. Hai chuyển động có gia tốc khác nhau. B. Độ tăng vận tốc của 2 vật trong cùng 1 khoảng thời gian như nhau là bằng nhau. C. Hai vật chuyển động trên 2 đường thẳng song song. D. Tai cùng 1 thời điểm t nào đó, vận tốc của 2 vật là như nhau. v(m/s) 2 1 0 t(s) 40. So sánh chuyển động của 2 vật trên đồ thị vận tốc-thời gian . Điều khẳng định nào sau đây là đúng : A. Cả hai là chuyển động nhanh dần đều . B. Gia tốc của 2 vật trái dấu nhau. C. Hai vật chuyển động ngược chiều nhau. D. Các khẳng định trên đều đúng. v(m/s) 2 3 0 t(s) 41. Chuyển động rơi tự do là chuyển động : A. Đều . B. Nhanh dần đều . C. Chậm dần đều . D. Biến đổi . 42. So sánh chuyển động của 2 vật trên đồ thị vận tốc-thời gian . (2 đồ thị song song). Điều khẳng định nào sau đây là sai : A. Cả hai chuyển động có độ lớn gia tốc bằng nhau . B. Cả 2 chuyển động là chuyển động chậm dần đều. C. Hai chuyển động ngược chiều. D. Hai chuyển động đều có vận tốc ban đầu khác không. v(m/s) 2 1 0 t(s) 42. Đồ thị chuyển động của 3 vật như hình vẽ : x v a 0 t 0 t 0 t (I) (II) (III) Thông tin nào sau đây là sai : A. Đồ thị (II) và (III) mô tả vật chuyển động thẳng đều. B. Đồ thị (I) mô tả vật đứng yên . C. Đồ thị (II) mô tả vật chuyển động thẳng đều. D. Đồ thị (III) mô tả vật chuyển động thẳng biến đổi đều . 42. Đồ thị vận tốc-thời gian của 1 vật chuyển động có dạng như hình vẽ. Thông tin nào sau đây là sai : A. Đoạn AB vật chuyển động nhanh dần đều. B. Đoạn BC vật đứng yên. C. Đoạn CD vật chuyển động chậm dần đều. D. Đoạn DE vật không chuyển động. v(m/s) B C A D E 0 t(s) 43. Phương trình nào sau đây là đúng với chuyển động của vật rơi tự do không vận tốc đầu nếu : Chọn trục Ox thẳng đứng, hướng xuống dưới, gốc O là vị trí thả vật, gốc thời gian là lúc bắt đầu thả vật. Lấy g = 9,8 m/s 2 . A. x = 9,8 t 2 (m) . B. x = - 9,8 t 2 (m) . C. x = 4,9 t 2 (m) . D. x = - 4,9 t 2 (m) . 44. Công thức biểu diễn mối liên hệ giữa gia tốc , vận tốc và đường đi của vật chuyển động thẳng biến đổi đều là : A. v 2 + vo 2 = 2as . B. v 2 - vo 2 = - 2as . A. v 2 - vo 2 = 2as . A. v - vo = 2as . . CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về chuyển động cơ : A. Chuyển. > 0 và vo > 0 thì chuyển động là nhanh dần đều. B. Nếu a > 0 và vo = 0 thì chuyển động là nhanh dần đều. C. Nếu a < 0 và vo < 0 thì chuyển động là chậm dần đều. D. Nếu a và xo. đều có : A. Gia tốc a > 0 và vận tốc v > 0 . B. Gia tốc a < 0 và vận tốc v < 0 . C. Vectơ vận tốc cùng chiều với vectơ gia tốc . D. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc hướng theo chiều