Phát hoảng với thú uống rượu mật, tiết động vật potx

5 165 0
Phát hoảng với thú uống rượu mật, tiết động vật potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát hoảng với thú uống rượu mật, tiết động vật Nhìn cách pha chế của chị chủ, tôi không khỏi hoảng bởi sự mất vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như những hệ lụy có thể đem lại cho cơ thể người sử dụng bất cứ lúc nào. Sau khi tách con ngán ra khỏi vỏ, chị chủ tay thoăn thoắn bỏ vào cốc thủy tinh rồi dùng đôi đũa cho vào xoáy liên hồi. Tiết cũng như phần thịt của con ngán theo đó bị hòa lẫn với nhau… Không biết du nhập tự lúc nào, thế nhưng điều dễ nhận thấy, thời gian trở lại đây, "thú" uống rượu pha với mật, tiết động vật đã trở thành thứ "mốt" của một bộ phận không nhỏ dân nhậu. Thực tế này đã và đang thực sự báo động, bởi những hệ lụy đi kèm với nó là rất khôn lường… Nhìn mà… phát hoảng Nghe lời một số bợm nhậu "quảng cáo" về một thứ rượu tiết có một không hai chỉ xuất hiện nhiều ở tỉnh Quảng Ninh – rượu "tiết ngán", trong chuyến công tác ở địa phương này mới đây, tôi đã không bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu thực hư về nó. Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) những ngày này bỗng trở lạnh. Các quán nhậu tọa lạc trên các tuyến, ven bờ vịnh, biển – đoạn gần cầu Bãi Cháy vào thời điểm sau 18h nườm nượp dân nhậu ra vào. Đi với Quân, hiện đang làm trong một công ty có trụ sở tại khu vực phường Hòn Gai, tôi có cuộc "mục sở thị" thú uống rượu tiết – mật của một bộ phận dân nhậu nơi đây. 19h, tại quán nhậu hải sản nằm trên đường Lê Thánh Tông (gần Trung tâm Văn hóa điện ảnh Quảng Ninh), đập vào tầm mắt chúng tôi là hình ảnh 4-5 bợm nhậu đang hò nhau: "1, 2, 3 dzô; 2, 3 dzô…", rồi các thành viên này thi nhau "nốc" từng ly rượu vào cơ thể người. Ngay trên mặt bàn, 3 chai rượu (loại chai nhựa Lavie) đựng thứ nước màu đỏ hồng xếp thành hàng. "Rượu tiết ngán đó ông", Quân tiết lộ cho tôi biết. Thì ra thứ dung dịch có màu đỏ hồng này chính là loại rượu mà các bợm nhậu thường đồn đại rằng, chỉ có tỉnh Quảng Ninh mới có loại rượu "tiết ngán" này. Để hiểu rõ hơn công thức pha chế của nó, tôi chủ động tiếp xúc với chị chủ quán nhậu nơi đây khi chị chủ này đang thao tác "chế" rượu "tiết ngán". Nhìn cách pha chế của chị chủ, tôi không khỏi hoảng bởi sự mất vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như những hệ lụy có thể đem lại cho cơ thể người sử dụng bất cứ lúc nào. Sau khi tách con ngán ra khỏi vỏ, chị chủ tay thoăn thoắn bỏ vào cốc thủy tinh (loại 330ml). Kế đó dùng đôi đũa cho vào rồi xoáy liên hồi. Tiết cũng như phần thịt của con ngán theo đó bị hòa lẫn với nhau. Dưới đáy cốc lúc này đặc quánh thứ dung dịch màu tiết – đỏ hồng. Không dừng lại đây, công đoạn tiếp theo và cũng là cuối cùng để chế ra rượu "tiết ngán" của mình chính là việc số tiết – thịt trên được đổ vào một chai rượu trắng (loại 500ml). "Chị phải xóc đều thế này, rượu uống mới phê", chị chủ giải thích khi thấy tôi tỏ vẻ ngạc nhiên trước cử chỉ của chị. Tại khu vực đường bến Đoan, nằm cách đó không xa – nơi có nhiều quán nhậu, nằm sát vịnh cũng trong hình ảnh tương tự. Nhiều bợm nhậu nơi đây thay vì uống các loại rượu thông thường, đã "sắm" riêng cho mình những chai rượu "tiết ngán". Tìm hiểu chúng tôi được hay, hiện một chai rượu "tiết ngán" được các quán nhậu nằm trên địa bàn TP Hạ Long bán, có giá dao động từ 50 ngàn đến 70 ngàn đồng/chai 500ml. Nếu mua với số lượng nhiều, chủ các quán nhậu, nhà hàng sẽ bớt đi khoảng 10 ngàn đồng/chai – 500ml. Đừng để nhập viện rồi mới sợ Không chỉ tìm đến với rượu "tiết ngán", tại TP Hà Nội, nhiều dân nhậu hiện còn tìm đến với loại rượu tiết "ba ba". Hầu hết các "đội" nhậu sau khi vào quán nhậu, nhà hàng gọi đồ nhắm ba ba đều được các nhân viên phục vụ mời chào dùng "tiết ba ba", "mật ba ba". Cẩn trọng khi lạm dụng rượu “tiết ngán”. Mới đây, ngày 13/11, khi đi cùng nhóm bạn học hồi đại học đến nhà hàng T.Đ, nằm trên đường Nguyễn Công Hoan – quận Ba Đình (Hà Nội), tôi không khỏi lo ngại trước thứ rượu "tiết ba ba" của quán. Trước việc một bộ phận không nhỏ thực khách coi rượu tiết – mật động vật là một trong những thú uống của mình, sẽ giúp mình "khỏe" hơn, câu hỏi được đặt ra: Liệu cơ thể người có thực sự hợp với thứ rượu này? Hệ lụy đi kèm với nó có khôn lường? Trao đổi với chúng tôi, Bác sĩ Nguyễn Quang Bính – Trưởng khoa H (chuyên điều trị các rối loạn liên quan đến lạm dụng chất), Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, trong tổng số 61 bệnh nhân bị loạn thần, rối loạn thần kinh đang nằm điều trị tại khoa có đến hơn một nửa nhập viện là do lạm dụng rượu (gồm cả rượu pha chế với tiết – mật động vật). Những bệnh nhân này trước đó đã lạm dụng quá nhiều rượu, sử dụng rượu không đúng cách, pha chế không khoa học nên đã gặp phải những biến chứng khôn lường: rối loạn trí nhớ, hành vi khó kiểm soát, nói năng lảm nhảm… Cũng liên quan đến vấn đề này, qua tìm hiểu chúng tôi được hay, mặc dù các loại rượu có nồng độ 29-40 độ đi chăng nữa, thì nó cũng không thể đủ nồng độ khử, diệt được vi khuẩn có trong tiết – mật động vật thông thường. Đấy còn chưa kể, thứ tiết – mật ngâm vào rượu nếu để lâu sẽ bị bốc mùi, lên men… như chai rượu "tiết ngán" tôi mua được từ chị chủ quán nhậu trên đường Lê Thánh Tông (TP Hạ Long) qua một đêm đã bốc mùi hôi thối. Điều này thêm một lần nữa khẳng định, hãy tránh xa "thú" uống mang tên rượu tiết – mật động vật nói riêng và rượu nói chung như hiện nay . Phát hoảng với thú uống rượu mật, tiết động vật Nhìn cách pha chế của chị chủ, tôi không khỏi hoảng bởi sự mất vệ sinh an toàn thực phẩm cũng. không khỏi lo ngại trước thứ rượu " ;tiết ba ba" của quán. Trước việc một bộ phận không nhỏ thực khách coi rượu tiết – mật động vật là một trong những thú uống của mình, sẽ giúp mình. hơn một nửa nhập viện là do lạm dụng rượu (gồm cả rượu pha chế với tiết – mật động vật) . Những bệnh nhân này trước đó đã lạm dụng quá nhiều rượu, sử dụng rượu không đúng cách, pha chế không

Ngày đăng: 10/08/2014, 08:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan