Cẩn thận với bánh dỏm Phần lớn các cơ sở sản xuất bánh trung thu làm theo kiểu thời vụ, nên nhiều nơi không đảm bảo vệ sinh thực phẩm từ nguồn nguyên liệu, khâu chế biến… Gây hại lâu dài Bác sĩ Trần Văn Ký – Hội Khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) VN nhận xét, có một số yếu tố nguy cơ gây hại cho sức khỏe đến từ chính chiếc bánh trung thu trông rất ngon lành, nếu các cơ sở sản xuất không đảm bảo điều kiện về ATVSTP, hoặc vì lợi nhuận mà bỏ qua các quy định về ATVSTP như sử dụng phụ gia với mục đích để chống mốc, chống oxy hóa (nhằm giữ bánh được lâu hơn). Chẳng hạn, bánh trung thu bị phát hiện mới đây tại Trung Quốc để đến… 3 năm không hư, chắc chắn là họ có sử dụng phụ gia, hóa chất gì đó mới giữ lâu như thế; kế đến là phẩm màu, đường hóa học; chất tẩy trắng bột (đối với dạng bánh dẻo). Bên cạnh đó là nguyên liệu được sử dụng chế biến bánh như thịt, trứng, lạp xưởng…, đây là những nguyên liệu rất dễ bị nhiễm khuẩn nếu chế biến, bảo quản không vệ sinh, có thể gây ngộ độc cấp tính như tiêu chảy, đau bụng, nôn ói. Còn nếu dùng chất phụ gia, phẩm màu dùng trong công nghiệp, thì theo bác sĩ Trần Văn Ký, nó không gây ngộ độc cấp tính, mà tiềm tàng tích tụ chất độc hại trong cơ thể. Nhân viên dùng tay trần bốc thịt làm nhân bánh – Ảnh: Thanh Tùng Ngoài ra, theo một thanh tra viên về ATVSTP của Sở Y tế TP.HCM, do phần lớn các cơ sở sản xuất bánh trung thu (tập trung nhiều nhất tại TP.HCM) là dạng sản xuất thời vụ nên nhiều nơi không đầu tư nhà xưởng, hạ tầng, quy trình chế biến bánh khang trang, đảm bảo các quy định về ATVSTP. Nhân viên thuê làm thời vụ nên không qua tập huấn kiến thức ATVSTP. Nhiều nơi sản xuất trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh, nhưng khi ra thành phẩm cho vào bao bì thì trông rất bắt mắt. Cơ quan chức năng chỉ kiểm tra được những cơ sở nổi cộm, còn nhiều nơi làm thời vụ, không đăng ký thì khó mà biết hết được để đi kiểm tra, cũng như không đủ thời gian để kiểm tra trước khi bánh đã được tung ra thị trường. Nên dùng bánh trung thu bao lâu sau sản xuất? Do nhân bánh được làm từ các nguyên liệu chủ yếu là thịt, trứng, lạp xưởng… nên theo một bác sĩ của Chi cục ATVSTP TP.HCM thì không nên sử dụng cách quá xa ngày chiếc bánh ra lò. Bởi vì, bánh dễ bị nấm mốc, nhiễm vi sinh, nhất là trong điều kiện môi trường nóng bức, ô nhiễm. Thông thường thì các cơ sở sản xuất trong nước đăng ký hạn sử dụng của bánh với cơ quan y tế từ 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày, 60 ngày và cao lắm là 90 ngày sau ngày sản xuất bánh. Bánh nướng để được lâu hơn bánh dẻo. Các cơ sở sản xuất tự cân nhắc đưa ra hạn sử dụng của bánh dài hay ngắn, và cơ sở phải chịu trách nhiệm về chất lượng của bánh trong thời hạn sử dụng mà họ đưa ra. Nếu cơ quan y tế phát hiện bánh còn trong thời hạn sử dụng mà bị biến chất, mốc, không đảm bảo ATVSTP thì sẽ phạt chủ cơ sở. Kiểm tra ATVSTP đối với bánh trung thu nhập khẩu thế nào? Theo ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TP.HCM: Theo thủ tục quy định trình tự đối với các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu (trong đó có bánh trung thu) thì khi hàng về đến cảng, công ty phải đi đăng ký với cơ quan chức năng, Bộ Y tế sẽ chỉ đạo một cơ quan trực thuộc bộ tiến hành lấy mẫu để kiểm nghiệm, kiểm tra liên quan đến đảm bảo chất lượng ATVSTP, nếu kết quả xét nghiệm đạt chất lượng thì sản phẩm sẽ được thông quan. Sau khi thông quan, để sản phẩm được lưu thông trên thị trường, công ty, doanh nghiệp phải đến công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm tại Cục ATVSTP (Bộ Y tế) theo quy định. . Cẩn thận với bánh dỏm Phần lớn các cơ sở sản xuất bánh trung thu làm theo kiểu thời vụ, nên nhiều nơi không đảm bảo vệ. ngày sản xuất bánh. Bánh nướng để được lâu hơn bánh dẻo. Các cơ sở sản xuất tự cân nhắc đưa ra hạn sử dụng của bánh dài hay ngắn, và cơ sở phải chịu trách nhiệm về chất lượng của bánh trong. chiếc bánh ra lò. Bởi vì, bánh dễ bị nấm mốc, nhiễm vi sinh, nhất là trong điều kiện môi trường nóng bức, ô nhiễm. Thông thường thì các cơ sở sản xuất trong nước đăng ký hạn sử dụng của bánh với