1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Giải pháp cho răng khôn số 8 ppsx

5 164 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Giải pháp cho răng khôn số 8 Chiếc răng khôn mới mọc mang lại cho bạn không ít phiền toái như viêm lợi, sưng tấy, đau hàm, hôi miệng… Bạn băn khoăn không biết nên giữ lại hay nhổ quách chiếc răng đó đi? Răng khôn là tên thường gọi của răng số 8, hay răng cối lớn thứ ba. Đây là răng nằm phía trong cùng của hai hàm răng, răng mọc ở độ tuổi 17- 25. Mọc răng khôn gây khá nhiều phiền phức bởi vậy việc nhổ bỏ hay bảo tồn răng khôn gây nhiều tranh cãi. Quá trình mọc răng khôn rất lâu và thường dẫn đến nhiễm khuẩn và viêm lợi trùm do răng khôn mọc trong cùng, rất khó vệ sinh gây hôi miệng. Khi bị viêm lợi trùm, nướu sẽ bị viêm tấy quanh bề mặt răng khôn, có thể sốt và đau vùng góc hàm, há miệng đau, khó ăn uống, có mủ ở chân răng kèm theo hôi miệng. Những tác hại khi giữ lại răng khôn: Viêm lợi trùm răng khôn: nhiễm trùng này rất hay gặp trong quá trình mọc răng khôn làm cho nướu quanh bề mặt răng khôn bị viêm tấy gây hơi thở hôi; có kèm theo sốt và đau vùng góc hàm thậm chí phù nề, sưng mặt. Để giải quyết viêm lợi trùm răng khôn, các nha sĩ khuyên nên cắt lợi trùm. - Viêm nha chu: vệ sinh răng miệng kém sẽ dẫn đến viêm nha chu trên các răng khôn. Với các bệnh nhân viêm nha chu, nếu đo túi nha chu vùng này, thường phát hiện túi sâu trên 5 mm. - Răng mọc chen chúc: Khi răng khôn mọc kẹt, mọc lệch sẽ đẩy các răng khác lệch theo và chen chúc nhau. Chỉ một răng khôn nằm thấp hơn (mọc kẹt) cũng có thể xô đẩy 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và 1 răng nanh và mọc chen chúc ở các răng cửa. Để ngăn ngừa mọc chen chúc các răng thì bắt buộc phải nhổ răng khôn để tránh ảnh hưởng tới cả hàm. - Làm hư các răng khác: Răng khôn mọc kẹt có thể gây hại cho các răng kế bên như sâu răng, viêm lợi, nha chu… do thức ăn có thể bị kẹt ở giữa kẽ hai răng. Răng khôn mọc kẹt còn có thể gây tiêu chân răng xa ở các răng kế cận. - Viêm mô tế bào: Biểu hiện là má sưng to, da căng đỏ, đau nhức dữ dội, nhai khó, há miệng khó, có khi cứng hàm hoàn toàn; có thể nóng sốt, mệt mỏi, không ăn ngủ được. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng, mủ sẽ thoát ra qua một lỗ rò trong miệng hoặc ra ngoài da. - U nguyên bào men: Hiếm gặp và cách điều trị thường là phải cắt đoạn xương hàm. Tuy nhiên, nhổ bỏ răng khôn sẽ có những bất lợi sau: - Viêm ổ răng khôn: Là biến chứng thường gặp nhất sau khi nhổ, xảy ra nhiều ở người bệnh lớn tuổi, tuổi càng cao thì nguy cơ biến chứng càng lớn. - Nhiễm trùng hậu phẫu: Hiếm gặp hơn. - Tổn thương dây thần kinh: Gây tê môi, tê lưỡi, thường là tạm thời nhưng đôi khi cũng xảy ra vĩnh viễn. Kết luận Khi có vấn đề về răng miệng, kể cả những phiền toái về răng khôn số 8, bạn cần phải đến gặp nha sỹ để được tư vấn và điều trị. Nếu được chỉ định nhổ răng số 8, bạn cần xét nghiệm máu và chụp phim răng. Răng chỉ được chỉ định nhổ bỏ khi không đang đau nhức, không đang sưng tấy. Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, huyết áp cần thận trọng khi nhổ răng. Nếu không cần nhổ răng, các nha sỹ sẽ có hướng điều trị tích cực các vấn đề răng miệng mà bạn đang gặp phải. Tuyệt đối không để quá lâu mới xử lý các bệnh răng miệng và thực hiện nhổ răng, chữa răng tại các cơ sở y tế kém chất lượng để phòng ngừa biến chứng . Giải pháp cho răng khôn số 8 Chiếc răng khôn mới mọc mang lại cho bạn không ít phiền toái như viêm lợi, sưng tấy, đau hàm, hôi miệng… Bạn băn khoăn không biết nên giữ lại. quách chiếc răng đó đi? Răng khôn là tên thường gọi của răng số 8, hay răng cối lớn thứ ba. Đây là răng nằm phía trong cùng của hai hàm răng, răng mọc ở độ tuổi 17- 25. Mọc răng khôn gây khá. về răng miệng, kể cả những phiền toái về răng khôn số 8, bạn cần phải đến gặp nha sỹ để được tư vấn và điều trị. Nếu được chỉ định nhổ răng số 8, bạn cần xét nghiệm máu và chụp phim răng. Răng

Ngày đăng: 10/08/2014, 07:20

Xem thêm: Giải pháp cho răng khôn số 8 ppsx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w