ĐỐI CHIẾU CẤP ĐỘ NGỮ PHÁP 1. Hệ thống ngữ pháp dưới góc độ ngôn ngữ học đối chiếu - Hệ thống ngữ pháp là hệ thống bao trùm lên tất cả các cấp độ ngôn ngữ nên việc đối chiếu các hệ thống ngữ pháp có thể thực hiện trên nhiều cấp độ khác nhau. Thực tế có nhiều nhà nghiên cứu đã từ bỏ khái niệm ngữ pháp mà sử dụng khái niệm ngữ kết, lĩnh vực nghiên cứu về tất cả các mối quan hệ của mọi đơn vị ngôn ngữ, từ ngữ âm-âm vị đến văn bản. - Theo khái niệm truyền thống thì ngữ pháp bao gồm hai bộ phận chính là: Hình thái học và Cú pháp học. Tuy nhiên, khái niệm Hình thái học không phù hợp lắm với những ngôn ngữ không biến hình nên thường được thay thế bằng tên gọi Cấu tạo từ hay Từ pháp học, những khái niệm liên quan nhiều hơn đến cấp độ từ vựng. - Do vậy, khi đối chiếu các hệ thống ngữ pháp, cần xác định rõ các đối tượng đối chiếu cụ thể, xem đó là những yếu tố của cấp độ nào, tránh lẫn lộn các cấp độ ngôn ngữ. Cấp độ ngữ pháp không phải bao giờ cũng cao hơn cấp độ từ vựng mà chủ yếu là cấp độ liên quan đến việc kết hợp các đơn vị ngôn ngữ. 2. Các cấp độ trong đối chiếu ngữ pháp 2.1. Cấp độ hình thái học - Hình vị ngữ pháp Hình vị ngữ pháp được coi là đơn vị nhỏ nhất của ngữ pháp. Đây là các phương tiện để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp cũng như các mối quan hệ cú pháp. Hình vị ngữ pháp trong các ngôn ngữ không biến hình có thể hoạt động với tư cách là những từ độc lập và có thể có nhiều chức năng nên khi đối chiếu các hình vị ngữ pháp, cần nêu được chức năng ngữ pháp của chúng. Ví dụ: những trong tiếng Việt chỉ có chức năng ngữ pháp khi dùng để biểu thị số nhiều (ví dụ: những hoạt động), nhưng sẽ là hình vị từ vựng khi dùng để nhấn mạnh (ví dụ: ăn hết những một con gà). Đặc biệt, trong các ngôn ngữ không biến hình, ranh giới giữa từ và hình vị nhiều khi không rõ ràng nên người ta thường dùng khái niệm từ hư (hoặc hư từ) khi nói đến hình vị ngữ pháp. Đối chiếu các hình vị ngữ pháp có thể phát hiện được những khác biệt về thuộc tính của các hình vị ngữ pháp như: quan hệ giữa hình vị ngữ pháp và âm tiết (có hình vị nhỏ hơn âm tiết hay không), quan hệ giữa hình vị ngữ pháp và từ, khả năng biến đổi hình thái, khả năng biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp như từ loại, giống, số, ngôi, thời…, mức độ hòa kết chức năng biểu thị ý nghĩa ngữ pháp trong hình vị, vị trí của hình vị ngữ pháp trong từ hoặc ngoài từ… - Các ý nghĩa ngữ pháp và phạm trù ngữ pháp + Có ba loại ý nghĩa ngữ pháp: ý nghĩa hình thái, ý nghĩa chức năng và ý nghĩa từ loại. Ý nghĩa hình thái cho ta biết kiểu cấu tạo và hệ biến đổi hình thái của từ. Ý nghĩa chức năng cho ta biết chức năng ngữ pháp của từ trong cụm từ và câu. Ý nghĩa từ loại cho ta biết khả năng đảm nhận các chức năng ngữ pháp của từ. Trong các ngôn ngữ có thể có sự khác nhau tương đối lớn về cách thể hiện các loại ý nghĩa ngữ pháp này. Chẳng hạn, tiếng Việt không có sự biến đổi hình thái của các hình vị hoặc từ để thể hiện các ý nghĩa như cách, số, thời, ngôi, thức, do đó các ý nghĩa này phải được thể hiện bằng các từ/hình vị được ngữ pháp hóa, ví dụ: của vốn là danh từ nhưng được ngữ pháp hóa thành giới từ để thể hiện ý nghĩa cách (sở hữu cách). + Các ý nghĩa ngữ pháp có thể được khái quát hóa thành các phạm trù ngữ pháp. Số lượng và chất lượng các phạm trù ngữ pháp trong các ngôn ngữ có thể không giống nhau. Ví dụ: Tiếng Việt không có phạm trù giống, trong tiếng Pháp có phạm trù giống nhưng không có giống trung như tiếng Nga. Nhiều ngôn ngữ có phạm trù số nhưng không có số đôi. Ngay cả những ý nghĩa ngữ pháp có tính phổ quát như ý nghĩa từ loại các ngôn ngữ cũng rất khác nhau. Chẳng hạn, so sánh từ loại của tiếng Việt và tiếng Anh, ta có thể phát hiện ra những sự khác biệt về số lượng từ loại (trong tiếng Anh có trạng từ nhưng tiếng Việt không có), về thuộc tính của từ loại (ví dụ: trong tiếng Nga, từ loại biến đổi theo giống, số, cách, còn tiếng Việt danh từ biến đổi hình thức để thể hiện thái độ, tình cảm). Cách thể hiện từ loại cũng không giống nhau. Các ngôn ngữ biến hình thể hiện ý nghĩa từ loại thông qua hình vị ngữ pháp nhưng các ngôn ngữ không biến hình chỉ có thể xác định từ loại của từ thông qua khả năng kết hợp của từ với các từ khác. Giữa các ngôn ngữ còn có sự khác biệt về khả năng chuyển đổi từ loại của các từ. Ví dụ: Danh từ tiếng Việt có thể chuyển thành tính từ hay động từ có thể biến thành danh từ (ví dụ: mưa, thay đổi), trong khi ở một ngôn ngữ khác từ có thể không có khả năng này. - Các phương thức ngữ pháp + Sự khác biệt về cách thể hiện ý nghĩa ngữ pháp (tức là phương thức ngữ pháp) là cơ sở quan trọng nhất để phân biệt loại hình ngôn ngữ. Loại hình ngôn ngữ được coi là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ khó khăn trong việc học một ngoại ngữ: người học ngoại ngữ cùng loại hình với tiếng mẹ đẻ sẽ dễ hơn so với ngoại ngữ khác loại hình. + Đối chiếu các phương thức ngữ pháp là đối chiếu xem hai ngôn ngữ khác nhau như thế nào về các phương thức: phụ gia, biến hình trong từ căn, trọng âm, ngữ điệu, thay từ căn, trật tự từ, hư từ, láy, chắp dính. . ĐỐI CHIẾU CẤP ĐỘ NGỮ PHÁP 1. Hệ thống ngữ pháp dưới góc độ ngôn ngữ học đối chiếu - Hệ thống ngữ pháp là hệ thống bao trùm lên tất cả các cấp độ ngôn ngữ nên việc đối chiếu các hệ thống ngữ. các đối tượng đối chiếu cụ thể, xem đó là những yếu tố của cấp độ nào, tránh lẫn lộn các cấp độ ngôn ngữ. Cấp độ ngữ pháp không phải bao giờ cũng cao hơn cấp độ từ vựng mà chủ yếu là cấp độ. kết hợp các đơn vị ngôn ngữ. 2. Các cấp độ trong đối chiếu ngữ pháp 2.1. Cấp độ hình thái học - Hình vị ngữ pháp Hình vị ngữ pháp được coi là đơn vị nhỏ nhất của ngữ pháp. Đây là các phương