1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Dễ tai biến khi truyền dịch vô tội vạ docx

5 197 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 114,09 KB

Nội dung

Dễ tai biến khi truyền dịch vô tội vạ Thời gian gần đây đã có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch. Tác hại của việc truyền dịch tùy tiện Rõ ràng với các tác dụng dùng trong điều trị, dịch truyền là dạng thuốc rất quý, rất cần thiết trong trường hợp bệnh nặng cần được cấp cứu hoặc trong trường hợp người bệnh không thể uống thuốc. Tuy nhiên, do có nhiều loại dịch truyền, dùng loại dịch truyền nào sẽ tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể, với liều lượng truyền vào trong cơ thể sẽ được cân nhắc tính toán cho từng người, có sự theo dõi của thầy thuốc chứ không phải loại nào cũng truyền được và truyền với bất cứ liều lượng nào. Không phải lúc nào truyền dịch cũng là tốt Điều đặc biệt lưu ý là khi truyền dịch, với bất cứ dịch truyền nào, đều cũng có thể xảy ra các tai biến, đôi khi rất trầm trọng nguy hiểm đến tính mạng. Trước hết là nguy cơ nhiễm trùng, xuất phát từ nơi đưa thuốc vào cơ thể. Các bệnh nhiễm như: HIV/ AIDS, viêm gan siêu vi B, C… đều có thể lây nhiễm qua con đường tiêm chích, đặc biệt qua truyền dịch, nếu việc truyền dịch bừa bãi không đúng quy cách, không được vô trùng. Thứ đến, do truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải, các chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa gây các hiện tượng phù ở tim, thận… Đặc biệt, dịch truyền có thể gây phản ứng toàn thân khi cơ thể không “chịu” như: hiện tượng sốt run hoặc gây sốc dịch truyền rất nguy hiểm. Chính vì vậy, khi thầy thuốc chỉ định cho dùng dịch truyền là đã có sự cân nhắc rất kỹ, thấy đó là việc rất cần thiết và khi truyền dịch, thầy thuốc phải theo dõi chặt chẽ để có tai biến xảy ra sẽ có biện pháp xử lý kịp thời. Trẻ em có ngoại lệ? Trẻ em cũng là đối tượng mà một số bậc phụ huynh cũng thường nài nỉ cho vô dịch truyền. Chỉ khi bị sốt xuất huyết loại nặng, có tình trạng thất thoát nước từ máu trong cơ thể thì bác sĩ mới chỉ định vô dịch truyền. Còn nếu chỉ bị sốt thông thường chưa rõ nguyên nhân mà vội truyền dịch là rất sai. Có trường hợp đặc biệt cần phải kể là đối với trẻ tuy không được mập mạp như một số trẻ cùng trang lứa khác nhưng sức khỏe bình thường không đau yếu gì, ăn uống vẫn tốt, thế mà phụ huynh lại tìm cách tiêm truyền loại dịch truyền với mục đích à để khỏe hơn, mập mạp hơn thì rất nguy hiểm. Truyền dịch như thế chỉ lãng phí, vì thật ra đối với trẻ bình thường (xin đừng có quan niệm trẻ mập mạp là đồng nghĩa với khỏe mạnh), dịch truyền chẳng có tác dụng gọi là “khỏe hơn, mập mạp hơn” mà trẻ được tiêm luôn luôn có nguy cơ bị các tai biến đã kể ở trên do tiêm truyền gây ra. Nên lưu ý, chỉ có bác sĩ mới là người có thẩm quyền nhất trong việc quyết định có nên truyền dịch hay không. Và thông thường, chỉ khi nào không ăn uống được do bệnh, bác sĩ mới chỉ định cho tiêm dịch truyền cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng. Xin đừng tạo sức ép tâm lý đối với thầy thuốc để thầy thuốc cho dùng dịch truyền, trong khi xét về mặt khách quan, việc truyền dịch như thế chưa thật sự cần thiết. Trong trường hợp còn ăn uống được thì chế độ ăn thích hợp bao giờ cũng tốt hơn việc nuôi ăn bằng tiêm truyền, chứa nhiều nguy cơ tai biến. Khi nào thì truyền dịch đúng yêu cầu điều trị? Ta cần lưu ý, truyền dịch có nhiều loại tùy theo tác dụng, có thể chia làm 4 loại như sau: Dịch truyền cung cấp nước, các chất điện giải: dùng trong trường hợp cơ thể bị mất nước, mất chất điện giải. Dung dịch loại này có dung dịch “ngọt” chứa đường glucose, dung dịch “mặn” chứa muối natri clorid, hoặc dung dịch chứa nhiều chất điện giải có tên ringer lactat. Từ “nước biển” ban đầu được dùng chính để chỉ dung dịch mặn chứa muối natri clorid giống như nước biển nhưng về sau bà con ta dùng từ “nước biển” để gọi tất cả các dịch truyền khác. Dung dịch tái lập cân bằng kiềm toan: dùng trong trường hợp cơ thể bị bệnh hoặc thừa toan (tức dư chất acid hay còn gọi “toan huyết”) hoặc thừa kiềm (tức dư chất base). Truyền dịch loại này sẽ có tác dụng trung hòa sự thừa toan hay thừa kiềm, như khi người bệnh bị toan huyết, bác sĩ chỉ định tiêm truyền dung dịch kiềm là natri bicarbonat. Dịch truyền cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng: dùng trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh không thể ăn qua đường tiêm tĩnh mạch và đây là loại dịch truyền hay bị lạm dụng. Dịch truyền loại này cung cấp các acid amin thiết yếu (là chất dinh dưỡng cơ bản lấy từ chất đạm), các vitamin và chất khoáng, một số chất béo (như dầu đậu nành tinh lọc nhằm cung cấp năng lượng). Dịch truyền thay thế máu: dùng trong trường hợp người bệnh bị mất máu. Dịch truyền loại này là các dung dịch keo chứa các chất có phần tử lớn như dextran, có tác dụng tái lập khối lượng chất lỏng trong máu Ngoài 4 loại dịch truyền kể trên, người ta cần dùng dịch truyền có chứa thuốc như thuốc kháng sinh để tiêm truyền trong trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng, vì dùng kháng sinh dạng uống sẽ không hiệu quả . Dễ tai biến khi truyền dịch vô tội vạ Thời gian gần đây đã có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch. Tác hại của việc truyền dịch tùy. tiêm truyền, chứa nhiều nguy cơ tai biến. Khi nào thì truyền dịch đúng yêu cầu điều trị? Ta cần lưu ý, truyền dịch có nhiều loại tùy theo tác dụng, có thể chia làm 4 loại như sau: Dịch truyền. không phải loại nào cũng truyền được và truyền với bất cứ liều lượng nào. Không phải lúc nào truyền dịch cũng là tốt Điều đặc biệt lưu ý là khi truyền dịch, với bất cứ dịch truyền nào, đều cũng

Ngày đăng: 10/08/2014, 03:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w