Bụi – thủ phạm của nhiều bệnh Theo BS Nguyên, khi tiếp xúc với khói bụi thường xuyên, cơ thể sẽ phản ứng bảo vệ bằng hắt hơi, sổ mũi. Sau đó, tùy mức độ hít phải, vùng mũi – họng sẽ viêm nhiễm. Trẻ em, người già dễ đổ bệnh Theo BS Nguyên, khi tiếp xúc với khói bụi thường xuyên, cơ thể sẽ phản ứng bảo vệ bằng hắt hơi, sổ mũi. Sau đó, tùy mức độ hít phải, vùng mũi – họng sẽ viêm nhiễm. Đây là những vùng cơ thể vô cùng mỏng manh, nơi tập trung nhiều dây thần kinh và mạch máu. Người già và trẻ em rất dễ mắc các bệnh tai – mũi – họng như viêm VA, viêm tai giữa, viêm phế quản co thắt, viêm mũi… Đặc biệt, ở người già, do tuyến tiết nhầy ở đường hô hấp bị thoái hóa không còn khả năng kháng khuẩn nên vi khuẩn dễ xâm nhập. Bệnh viện Bạch Mai gần đây tiếp nhận rất nhiều trẻ em được đưa tới khám các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, hen… Theo BS Võ Quang Phúc, Phó Giám đốc Bệnh viện Tai- Mũi-Họng TP HCM, người thường xuyên tiếp xúc với bụi có thể mắc bệnh viêm mũi trong vòng 6 tháng. Do mũi có cấu trúc là những hang hốc phức tạp nằm ngay dưới hộp sọ, gần dây thần kinh và liên quan đến tai, họng nên khi bị viêm nhiễm, vết thương dễ lây lan. Những trường hợp chảy mũi có màu xanh kèm đau nhức vùng mũi là bệnh đã chuyển nặng, cần thăm khám và điều trị kịp thời. BS Nguyễn Sỹ Nguyên cho biết thêm, tình trạng ô nhiễm bụi đường không những ảnh hưởng xấu lên hệ thống hô hấp mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh viêm nhiễm và dị ứng ở mắt và da như gây dị ứng cho mắt – ngứa mắt, viêm biểu mô giác mạc, viêm kết mạc mắt… Bởi trong bụi ngoài chứa vi khuẩn, vi nấm, còn chứa cả chất nhựa dầu từ khói xe thải ra. Ngoài ra, bụi còn ảnh hưởng lên tóc, khiến tóc khô, cứng… Theo BS Phi Thái Hà, chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Y học cổ truyền TƯ, việc tiếp xúc với khói bụi còn có thể dẫn đến viêm đường hô hấp dưới, viêm đường tiêu hóa, viêm ở vùng mắt như áp- xe ổ mắt. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch xoang trong – các mạch máu to ở phía sau hốc mắt, và tử vong. Những người có cơ địa dị ứng ở trong môi trường nhiều bụi thì mũi sẽ thường xuyên sụt sịt. Những người đang bị các bệnh mãn tính nếu thường xuyên tiếp xúc với bụi sẽ làm bệnh rất khó chữa. Người dân nên tự trang bị những loại khẩu trang chất lượng tốt đê tránh tác hại của bụi. (Ảnh: C.H) Khẩu trang vải không ngăn được bụi Theo BS Nguyễn Sỹ Nguyên, loại khẩu trang bằng vải bình thường chỉ ngăn được 5 – 10% lượng bụi. Vì vậy, để tránh tác hại của bụi gây ra mỗi khi ra đường, BS Nguyên khuyến cáo mọi người nên đeo khẩu trang có chất lượng tốt. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện loại khẩu trang bằng sợi hoặc than hoạt tính, có khả năng ngăn bụi đến 90%. Tuy nhiên, nên sử dụng loại khẩu trang này trong vòng 4 tháng để có tác dụng tốt nhất. Người dân cũng có thể dùng khẩu trang y tế, có nẹp cứng, để bóp chặt ngay sống mũi. Nếu sống ở những nơi nhiều bụi, trước hết cần tránh tiếp xúc với bụi như đóng cửa nhà, phun nước ra đường, thường xuyên lau chùi nhà cửa. Trong những ngày sương mù ẩm ướt như hiện nay, các chuyên gia y tế khuyến cáo người già và trẻ em không nên ra đường vào lúc sáng sớm hay đêm quá khuya vì thời gian này, sương mù chưa tan và giữ lại rất nhiều những hạt bụi li ti lơ là dưới mặt đất. Nếu hít phải bụi trong thời điểm này rất dễ gây nên các bệnh liên quan đến đường hô hấp cấp. Theo BS Hà, hàng ngày mọi người nên vệ sinh mũi 2 lần bằng nước muối sinh lý, nước muối biển. Khi từ ngoài đường trở về nhà cần vệ sinh sạch mũi, miệng. Phải giữ cho môi trường luôn sạch sẽ, tránh tiếp xúc thường xuyên với bụi. Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần đến ngay bệnh viện, không nên tự mua thuốc điều trị . Bụi – thủ phạm của nhiều bệnh Theo BS Nguyên, khi tiếp xúc với khói bụi thường xuyên, cơ thể sẽ phản ứng bảo vệ bằng hắt hơi, sổ mũi. Sau đó, tùy mức độ hít phải, vùng mũi – họng sẽ. thải ra. Ngoài ra, bụi còn ảnh hưởng lên tóc, khiến tóc khô, cứng… Theo BS Phi Thái Hà, chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Y học cổ truyền TƯ, việc tiếp xúc với khói bụi còn có thể dẫn. người đang bị các bệnh mãn tính nếu thường xuyên tiếp xúc với bụi sẽ làm bệnh rất khó chữa. Người dân nên tự trang bị những loại khẩu trang chất lượng tốt đê tránh tác hại của bụi. (Ảnh: C.H)