1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Một số thực phẩm nên cẩn thận khi sử dụng pps

5 154 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 171,86 KB

Nội dung

Một số thực phẩm nên cẩn thận khi sử dụng Có thể bạn không bao giờ nghĩ rằng những loại thực phẩm, rau quả… hàng ngày mà chúng ta sử dụng cũng có thể trở thành những nhân tố gây trúng độc. Nhưng có thể bạn đã lầm! Đậu Cô-Ve Nếu đậu cô-ve chưa được nấu chín, chất Saponin trong đậu sẽ kích thích mạnh đường tiêu hoá, hơn nữa trong đậu còn chứa chất đông máu, có tác dụng làm đông máu. Ngoài ra trong đậu cô-ve còn có chứa chất Nitrite và Tơ-ríp-xin, hai chất này có thể kích thích đến đường vị tràng, lam xuất hiện triệu chứng viêm dạ dày và ruột. Để phòng tránh việc trúng độc do đậu cô-ve, chúng ta nhất định phải nấu chín đậu trước khi ăn. Đậu tằm Trong hạt đậu tằm có chứa chất Alkali glycosides có trong rau dại, con người sau khi ăn phải loại chất này có thể dẫn đến bệnh thiếu máu cấp tính. Mùa xuân, hè lúc ăn đậu tằm xanh, nếu nấu không cẩn thận có thể khiến cơ thể bị trúng độc. Hơn nữa thường thì sau khi ăn đậu tằm sống 4 đến 24 tiếng sẽ phát bệnh. Để phòng chống hiện tượng trúng độc do ăn đậu tằm, tốt nhất không nên ăn đậu tằm non và tươi, hơn nữa nên nấu chín rồi mới ăn. Sữa đậu nành sống Do trong sữa đậu sống cũng có thành phần có độc, nên sữa đậu nếu chưa được nấu kĩ mà uống cũng có thể gây trúng độc. Đặc biệt nếu ta chỉ đun sữa nóng đến khoảng 80ºC, chất saponin gặp nhiệt độ liền nở ra, bọt khí nổi lên xảy ra hiện tượng “sôi giả”, thực ra lúc này những chất có thành phần gây hại cho cơ thể vẫn chưa bị phá vỡ, nếu uống loại nước đậu này sẽ không tốt. Để phòng chống việc trúng độc do uống sữa đậu sống, khi nấu sữa đậu, sau khi xuất hiện hiện tượng “sôi giả” nên tiếp tục nấu cho nhiệt độ lên tới 100ºC. Sữa đậu đã được nấu chín không có bọt khí, điều đó chứng tỏ những chất độc đã bị phá vỡ, sau đó dùng lửa nhỏ đun thêm khoảng 10 phút, làm như thế mới đảm bảo an toàn. Sắn Mặc dù sắn có chứa nhiều chất bột nhưng thân cây, củ, lá của nó đều có chứa chất độc, hơn nữa củ sắn tươi có lượng độc tố nhiều nhất. Do đó, khi chế biến sắn nhất định phải chú ý. Một người nếu ăn từ 150-300g sắn tươi thì có thể bị trúng độc, thậm chí có thể tử vong. Để phòng chống việc trúng độc sắn, trước khi ăn nên gọt bỏ phần vỏ sắn, sau đó ngâm trong nước sạch. Thường thì sau khi ngâm trong nước khoảng 6 ngày sẽ loại trừ được khoảng 70% chất độc, sau đó chỉ cần nấu chín là có thể ăn. Khoai tây đã mọc mầm Để phòng chống việc trúng độc do khoai tây, chúng ta nên cất khoai tây ở nơi khô ráo thoáng mát để tránh việc khoai bị mọc mầm. Lúc chế biến khoai tây nếu phát hiện đã mọc mầm hoặc trên vỏ khoai có những đốm đen thi tốt nhất là không nên ăn. Cải xanh Những loại cây dại trong họ cải xanh như: cây tể thái, rau lê đều có hàm lượng lớn muối nitrit. Nếu cơ thể người tiếp nhận quá nhiều lượng muối này có thể làm cho Hemoglobin trong cơ thể người biến thành Methemoglobin, ngoài ra nitrit còn có thể ngăn cản việc giải phóng oxy của hemoglobin, từ đó khiến cho các cơ quan trong cơ thể thiếu oxy và cơ thể bị trúng độc. Vậy làm sao mới có thể phòng tránh được việc trúng độc do muối nitrit? Thực ra điều đó rất đơn giản, đó chính là mọi người nên ăn rau tươi, thức ăn được nấu chín không nên để quá lâu rồi mới ăn, rau muối sau khi muối 1 tháng phải rửa xạch rồi mới ăn . Một số thực phẩm nên cẩn thận khi sử dụng Có thể bạn không bao giờ nghĩ rằng những loại thực phẩm, rau quả… hàng ngày mà chúng ta sử dụng cũng có thể trở thành. không cẩn thận có thể khi n cơ thể bị trúng độc. Hơn nữa thường thì sau khi ăn đậu tằm sống 4 đến 24 tiếng sẽ phát bệnh. Để phòng chống hiện tượng trúng độc do ăn đậu tằm, tốt nhất không nên. nhất không nên ăn đậu tằm non và tươi, hơn nữa nên nấu chín rồi mới ăn. Sữa đậu nành sống Do trong sữa đậu sống cũng có thành phần có độc, nên sữa đậu nếu chưa được nấu kĩ mà uống cũng có

Ngày đăng: 10/08/2014, 02:22

w