Ngôi nhà của những thú chơi Những cánh cửa mở ra từ các căn phòng, nhìn ra khoảng trời mênh mông, đồng cỏ ngút mắt hay hồ nước trong hiền hòa. Những ô cửa lớn, nhỏ, những ban công thiết kế khéo léo tạo nên sự duyên dáng của ngôi nhà. Đi ngược với cách bao người vẫn làm: kiến trúc sư thiết kế nhà rồi chủ nhân dựa theo thiết kế ấy sắp đặt mọi thứ, "ngôi nhà của những thú chơi" được xây dựng theo những gì gia chủ đang có. Đó là bộ sưu tập rất nhiều món đồ quý giá, phải có sự say mê đặc biệt mới kiếm tìm và gìn giữ được qua bao năm tháng. Bởi vậy mà nơi đó trở thành một không gian sống không giống bất cứ ngôi nhà nào. Bỏ phố về quê với cũ xưa Ngôi nhà được dựng lên, trước hết phải có quyết định bỏ phố, về nơi vắng vẻ - để bao bọc quanh nhà chỉ là cây cỏ. Và quan trọng nhất vẫn là, ngôi nhà cần có đủ không gian để gìn giữ và trưng bày tất cả những vật phẩm mà chủ nhân đa sưu tầm được trong nhiều năm: gần 700 món cổ vật được sắp xếp theo nhiều nhóm và niên đại. Đó là những bộ trường kỷ, tủ, bàn thờ, liễn, hoành phi, câu đối, các linh vật, đèn trong cung đinh, bộ ấm tách trà với đủ sắc màu, hoa văn độc đáo. Bộ sưu tập còn có những bức phù điêu, tượng bằng đồng và gỗ có niên đại hàng trăm năm Đặc biệt là bộ sưu tập tranh của các họa sĩ đương đại nổi tiếng của Việt Nam như: Nguyễn Trung, Hồ Hữu Thủ, Trịnh Thanh Tùng, Nguyễn Tấn Cương, Hứa Thanh Bình, Lê Thánh Thư Không phải ai cũng dễ dàng cảm được hết vẻ đẹp và sự quý giá trong từng đường nét, chất liệu của các cổ vật. Và chủ nhân của ngôi nhà ấy – một người giản dị đến không ngờ - vẫn từng ngày chăm chút, làm dày thêm cho bộ sưu tập của mình. Chuyện sưu tầm cổ vật, với người chủ ngôi nhà này, không hẳn là một thú chơi của cá nhân mà còn là trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ những báu vật của quốc gia. Không dễ cho kiến trúc sư Với một người kỹ lưỡng và rất am hiểu những giá trị nghệ thuật, thiết kế nhà cho anh là một thách thức với kiến trúc sư. Ngôi nhà ấy không chỉ để ở mà còn là không gian sống thực sự cho cả gia đinh cùng rất nhiều cổ vật. Và giải pháp đa được chọn không chỉ dựa vào nhu cầu của từng thành viên trong gia đinh mà quan trọng nhất vẫn là có được không gian thế nào để trưng bày những món đồ quý giá, để chúng không có vẻ lấn át hay chìm nghỉm giữa xung quanh. Đó là những căn phòng đủ rộng cho các bộ trường kỷ. Những góc trưng bày tượng, phù điêu. Còn tranh thì ở khắp mọi nơi nhưng tất cả đều có sự sắp đặt đầy ý nghĩa. Ai bước vào ngôi nhà này cũng sẽ có cảm nhận ngay rằng: Những người được sống ở đây đều thật hạnh phúc, không chỉ vì được hàng ngày ngắm nhìn những tinh hoa nghệ thuật mà còn vì tổng thể kiến trúc rất lý tưởng cho một chốn đi về. Đó là thiết kế thông tầng, với cầu thang đôi rộng lớn, thiết kế mái vòm hình bát giác. Ở đâu mọi người cũng có thể nhìn thấy nhau và gọi nhau í ới. Những cánh cửa mở ra từ các căn phòng, cho dù tầng trệt hay cao hơn, cũng đều nhìn ra khoảng trời mênh mông, đồng cỏ ngút mắt hay hồ nước trong hiền hòa. Những ô cửa lớn, nhỏ, những ban công với lối thiết kế khéo léo cũng là một điểm cộng cho sự duyên dáng của ngôi nhà. Rời ngôi nhà ấy, bao nhiêu người đã có cùng suy nghĩ: “Hãy sống thế nào để về già cũng có được một chốn đi về như thế”! . sự duyên dáng của ngôi nhà. Đi ngược với cách bao người vẫn làm: kiến trúc sư thiết kế nhà rồi chủ nhân dựa theo thiết kế ấy sắp đặt mọi thứ, " ;ngôi nhà của những thú chơi& quot; được. Ngôi nhà của những thú chơi Những cánh cửa mở ra từ các căn phòng, nhìn ra khoảng trời mênh mông, đồng cỏ ngút mắt hay hồ nước trong hiền hòa. Những ô cửa lớn, nhỏ, những ban công. ngôi nhà nào. Bỏ phố về quê với cũ xưa Ngôi nhà được dựng lên, trước hết phải có quyết định bỏ phố, về nơi vắng vẻ - để bao bọc quanh nhà chỉ là cây cỏ. Và quan trọng nhất vẫn là, ngôi nhà