Cách cầm máu trong sơ cấp cứu Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể bị các vết thương gây chảy máu ít, nhiều, nếu là vết thương đứt mạch máu lớn, có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy việc cầm máu trong sơ cấp cứu là rất quan trọng để cứu sống bệnh nhân. Như vậy, kiến thức về cầm máu để tự cứu mình cứu người rất cần cho mỗi chúng ta. Băng ép cầm máu vết thương ở cẳng chân. Cầm máu không đúng, càng gây nguy hiểm Khi có người bị thương chảy máu thì việc cầm máu vết thương để cứu bệnh nhân đòi hỏi phải hết sức khẩn trương, bởi nếu chậm bệnh nhân mất nhiều máu có thể bị sốc nặng hoặc tử vong. Cầm máu phải thực hiện đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật thì mới bảo tồn được chi thể và tính mạng người bị thương. Người cấp cứu phải căn cứ từng vết thương và tính chất chảy máu ở vết thương mà chọn biện pháp cầm máu thích hợp, không làm một cách tùy tiện, hoặc sai kỹ thuật, nhất là khi đặt garô, sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Các biện pháp cầm máu Để cầm máu chúng ta có thể áp dụng một hay nhiều biện pháp sau đây: Ấn động mạch: dùng ngón tay ấn đè chặt vào động mạch đoạn trên vết thương tính từ tim đến vết thương. Có thể dùng ngón tay hoặc cả nắm tay để ấn động mạch, tùy theo mức độ tổn thương và vị trí ấn. Gấp chi tối đa, khi chi bị gấp, động mạch cũng bị gấp và các khối cơ bao quanh đè ép vào động mạch làm cho máu ngừng chảy, nhưng biện pháp gấp chi tối đa chỉ được áp dụng để cầm máu đối với những vết thương không có gãy xương kèm theo. Băng ép: dùng băng với các vòng băng siết tương đối chặt, đè ép mạnh vào các bộ phận bị tổn thương, tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông để cầm máu. Biện pháp này thích hợp với các vết thương không có thương tổn mạch máu lớn. Băng chèn: là băng ép nhưng có vật chèn lên các vị trí ấn động mạch, vật chèn được đặt trên đường đi của động mạch, giữa vết thương và tim, càng gần vết thương càng tốt, sau đó băng cố định vật chèn bằng nhiều vòng băng siết tương đối chặt theo kiểu vòng tròn hoặc vòng số 8. Yêu cầu của băng chèn là: đặt vật chèn đúng trên đường đi của động mạch và các vòng băng cố định vật chèn phải siết tương đối chặt. Băng đút nút là cách băng ép có dùng thêm bấc gạc để nhét nút vào vết thương. Biện pháp này thích hợp với các vết thương chảy máu động mạch ở sâu, giữa các kẽ xương, vết thương vùng cổ, vùng chậu. Dùng kẹp để kẹp mạch máu, áp dụng đối với vết thương rộng, nông, kẹp mạch máu rồi để kẹp tại chỗ sau đó chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế. Khâu mép vết thương, sau khi đã nhét gạc chặt vào vết thương, khâu ghì chặt mép vết thương lại. Đặt garô là biện pháp cầm máu bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi. Các trường hợp cần đặt garô: vết thương cụt chi, hoặc chi bị đứt gần lìa; chi bị giập nát quá nhiều biết chắc không thể bảo tồn được; vết thương mạch máu đã áp dụng những biện pháp cầm máu nói trên mà không có kết quả; garô khi bị rắn độc cắn. Cách đặt garô: ấn động mạch ở phía trên vết thương để cầm máu. Garô phải đặt sát ngay phía trên vết thương, dùng vải hay gạc lót ở chỗ định đặt garô. Đặt garô và xoắn dần, bỏ tay ấn động mạch rồi vừa xoắn vừa theo dõi mạch ở dưới hoặc theo dõi máu chảy ở vết thương, nếu mạch ngừng đập hoặc máu ngừng chảy là được. Cố định que xoắn, nếu là dây cao su thì chỉ cần cuốn nhiều vòng tương đối chặt rồi buộc cố định. Băng ép vết thương. Garô phải để lộ ra ngoài, không để ống quần, tay áo hay băng che lấp garô. Chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện. Chú ý: Cứ 30 phút phải nới garô một lần, làm theo thứ tự: người phụ ấn động mạch ở phía trên garô, người chính nới dây garô từ từ, vừa nới vừa theo dõi sắc mặt bệnh nhân, sự chảy máu ở vết thương, mạch và màu sắc đoạn chi ở dưới garô. Nới garô từ 4 – 5 phút. Nếu thấy máu chảy mạnh ở vết thương thì phải ấn lại động mạch ở gốc chi. Nếu thấy sắc mặt bệnh nhân thay đổi đột ngột tím tái hoặc nhợt nhạt phải đặt garô lại ngay. Khi đặt lại dây garô, không đặt ở vết cũ mà nhích lên hoặc nhích xuống một ít để khỏi gây lằn da và thiếu máu kéo dài ở chỗ đặt garô. Khi nới garô mà không thấy chảy máu ở vết thương thì không cần thắt lại garô nữa, nhưng vẫn để dây garô tại chỗ và sẵn sàng thắt lại nếu vết thương lại chảy máu. Những trường hợp không nới garô gồm: chi đã bị hoại tử, đoạn chi dưới garô có dấu hiệu hoại tử, trường hợp bị rắn độc cắn. Nhìn vết thương phân biệt tính chất chảy máu Bạn có thể nhìn vào vết thương đang chảy máu để phân biệt 3 trường hợp: chảy máu mao mạch, chảy máu tĩnh mạch và chảy máu động mạch. Chảy máu mao mạch là máu chảy ra từ những mạch rất nhỏ, nên nhìn vết thương thấy máu chảy tràn ra chậm trên bề mặt vết thương và máu tự cầm sau một thời gian ngắn khoảng vài phút. Chảy máu tĩnh mạch thì máu chảy ri rỉ, màu đỏ sẫm, không thành tia mạnh, cục máu hình thành nhanh chóng và bít các tĩnh mạch bị tổn thương lại. Nhưng phải chú ý đến trường hợp tổn thương các tĩnh mạch lớn như tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch dưới đòn thì chảy máu ồ ạt nguy hiểm. Chảy máu động mạch, nhìn thấy máu chảy phun thành tia, theo nhịp đập của tim, hoặc trào qua miệng vết thương ra ngoài như mạch nước đùn từ đáy giếng lên, hoặc nhìn thấy máu thấm ướt đầm ra băng và quần áo, máu màu đỏ tươi. Tuy nhiên trên thực tế, hiếm khi một vết thương chỉ có chảy máu đơn thuần mao mạch, tĩnh mạch hoặc động mạch mà thường phối hợp cả động mạch và tĩnh mạch bị tổn thương. Vì vậy, khi gặp một trường hợp chảy máu nhiều cần phải nhanh chóng xác định là chảy máu động mạch, tĩnh mạch hay phối hợp để nhanh chóng quyết định biện pháp cầm máu thích hợp . nhân. Vì vậy việc cầm máu trong sơ cấp cứu là rất quan trọng để cứu sống bệnh nhân. Như vậy, kiến thức về cầm máu để tự cứu mình cứu người rất cần cho mỗi chúng ta. Băng ép cầm máu vết thương. Cách cầm máu trong sơ cấp cứu Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể bị các vết thương gây chảy máu ít, nhiều, nếu là vết thương đứt mạch máu lớn, có thể đe dọa. chân. Cầm máu không đúng, càng gây nguy hiểm Khi có người bị thương chảy máu thì việc cầm máu vết thương để cứu bệnh nhân đòi hỏi phải hết sức khẩn trương, bởi nếu chậm bệnh nhân mất nhiều máu