Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
1,4 MB
Nội dung
CÁC PHÒNG ĐIỀU KHIỂN TÀU. ĐÈN HIỆU 301 Chương 12 CÁC PHÒNG ĐIỀU KHIỂN TÀU. ĐÈN HIỆU 12.1 PHÒNG LÁI, HOA TIÊU, HẢI ĐỒ Buồng lái tàu được bố trí tại vò trí tốt nhất, thuận lợi nhất cho việc điều khiển tàu. Yêu cầu đầu tiên về tầm quan sát cho buồng điều khiển và người điều khiển tàu là, từ vò trí đứng lái tàu người điều khiển nhìn bao quát với tầm nhìn rộng nhất. Cụ thể hơn, vùng bò che khuất bởi các chi tiết của bản thân tàu đối với người điều khiển tàu là thấp nhất. Vùng bò che khuất được hiểu là khu vực mà người điều khiển tàu không thể quan sát được vì bò các kết cấu tàu che khuất. Tại hình 12.1 chúng ta có thể thấy, các cơ cấu tàu gạch chéo che khuất tầm nhìn của người điều khiển tàu. Hình 12.1 Vùng bò che khuất CHƯƠNG 12 302 Những tàu khách cỡ nhỏ, chạy sông bạn đọc làm quen tại chương đầu tiên có vùng bò che khuất chỉ nằm trong giới hạn: Tàu Lilla Weneda: che mũi 0,5 L; che lái 1L. Tàu “Cầu vồng”: che mũi 1 L; che lái 0,3L. Trường hợp xấu nhất trong nhóm, tầm che mũi 1,7 L; tầm che lái 4L. Phân tích tầm nhìn các tàu kéo, tàu đẩy có thể thấy, tầm che khuất cả phía mũi và lái của tàu kiểu này phải hết sức nhỏ, từ 0,1 ÷0,5L. Trong khi đó tầm bò che khuất của tàu đi biển không thể nhỏ vì cơ cấu tàu không cho phép thực hiện những hạn chế cần thiết này. Tầm che khuất trên tàu biển có khi lớn hơn 1 L, thậm chí vài lần dài hơn chiều dài tàu (H.12.2). Hình 12.2 Tầm che khuất tàu biển Tàu hàng với thượng tầng giữa tàu, có nghóa phòng điều khiển nằm tại khu vực giữa tàu, tầm che khuất vào khoảng 1,0 ÷1,25L. Trường hợp buồng điều khiển cùng thượng tầng nằm phía lái, tầm này chỉ nên từ 1,4 ÷1,7L. Đònh kích thước cho tầm bò che khuất tùy thuộc vào công dụng tàu, vào thao tác của tàu. Tàu nhỏ chạy nhanh cần có tầm nhìn tốt nhất, người điều khiển có thể quan sát vùng nước ngay trước mắt mình đến khoảng không rất xa trước và sau tàu nhằm đảm bảo cho tàu thao tác an toàn nhất. Tàu sông cần thu gọn tầm bò che khuất song với tàu biển có thể nới lỏng điều khắt khe này. Tăng tầm quan sát người ta phải bố trí buồng điều khiển ở vò trí cao nhất trong điều kiện có thể. Hạn chế vùng che khuất mũi và lái có thể điều chỉnh bằng biện pháp dời buồng điều khiển dọc tàu. Buồng điều khiển nằm càng gần mũi tàu, với chiều cao cố đònh, tầm bò che khuất phía mũi sẽ thu ngắn lại, và hậu quả kéo theo, tầm che khuất phía lái tăng. Ngược lại khi bố trí buồng điều khiển phía sau, tầm quan sát phía lái được cải thiện song tầm quan sát phía mũi bò hạn chế. Hình 12.3 giới thiệu thiết kế tàu nhỏ khá độc đáo của công ty Cygnus Marine Ltd, theo đó người ta có thể thay đổi tầm quan sát của người điều khiển tàu theo ý muốn. Buồng điều khiển có thể bố trí phía sau, hình trên, hoặc khi cần rút ngắn tầm bò che khuất phía mũi người ta đưa cabin lái lên trước, hình dưới. CÁC PHÒNG ĐIỀU KHIỂN TÀU. ĐÈN HIỆU 303 Hình 12.3 Bố trí các cửa sổ trước buồng điều khiển thường được đưa ra tranh luận rộng rãi. Trên các tàu đang hoạt động người ta đặt cửa trước của buồng lái theo ba tư thế khác nhau: tư thế đứng thẳng, tư thế chân ngả về trước và tư thế thứ ba là chân cửa ngả về sau. Hình 12.4 giới thiệu tiếp theo đây minh họa cho cách sắp xếp kính ở tư thế thứ hai đang được ưa chuộng trên các tàu cỡ nhỏ và tàu khách cỡ lớn. Hình 12.4 Hình 12.5 trình bày thiết kế tàu đẩy hai thân, chạy sông với buồng điều khiển mang tính hiện đại. Bạn đọc có thể nhìn nhận, từ vò trí điều khiển tàu, người điều khiển có thể quan sát tất cả thiết bò dưới chân mình và các các đối tượng sát mũi tàu. CHƯƠNG 12 304 Hình 12.5 Tàu đẩy chạy sông Bố trí cửa theo tư thế thẳng đứng chúng ta có thể thấy trên phần lớn tàu đang hoạt động. Một trong các ví dụ được trình bày tại hình 12.6. Hình 12.6 Tàu cá Buồng lái trên tàu chỉ dùng cho những người điều khiển tàu. Theo thông lệ đó tại đây chỉ bố trí các thiết bò, phương tiện giúp cho cho điều khiển tàu. Bố trí theo cách làm kinh điển của buồng lái được trình bày tại hình 12.7. Bàn lái cùng các thiết bò điều khiển lái bố trí vò trí trung tâm 1, bàn hải đồ 2 được bố trí chỗ rộng, sử dụng thuận tiện. Màn hình ra đa 3 và các thiết bò khác được đặt trong cùng buồng. CÁC PHÒNG ĐIỀU KHIỂN TÀU. ĐÈN HIỆU 305 a) b) Hình 12.7 Bố trí buồng lái Kích thước buồng điều khiển trên các tàu cỡ nhỏ không nên nhỏ hơn giới hạn cuối sau: dài 1,5 ÷2,0m; rộng 1,2÷1,7m. Trên các tàu hiện đại buồng điều khiển có kích thước khá lớn rộng từ 3,0m đến 14m, dài 2,5 m đến 4m. Tàu cỡ trung bình buồng điều khiển có kích thước cỡ 8×3 ( m). Buồng liên lạc vô tuyến điện, chúng ta quen gọi phòng VTĐ luôn đặt cận kề buồng lái. Tại hình 12.7, buồng VTĐ thông với buồng lái qua các cửa đóng mở bản lề. Hình 12.7b giới thiệu toàn bộ lầu lái tàu dầu cỡ trung bình, đóng vào những năm bảy mươi. Những buồng bố trí tại tầng này đều phục vụ cho việc điều khiển tàu. Khu vực I - buồng lái tàu, II- buồng hải đồ, III- hành lang (cầu) điều khiển, IV- buồng VTĐ, V- buồng ắc qui của VTĐ, VI- máy phát cho hệ thống VTĐ, VII- trạm phát điện cho hệ thống ra đa, VIII- kho vật tư VTĐ, IX- buồng hoa tiêu. Hình 12.8 ghi lại ảnh buồng lái tàu vận tải biển của những năm 60. Hình 12.9 giới thiệu thiết bò ra đa thường dùng trên tàu, ảnh bên trái giới thiệu cánh quay của ra đa thường đặt trên nóc buồng lái và đầu đọc, màn hình của chúng giới thiệu tại các hình phía phải. CHƯƠNG 12 306 Hình 12.8 Buồng lái Hình 12.9 Hình 12.10 Hình 12.11 Trong buồng lái nhất thiết phải có chỗ để bố trí la bàn. CÁC PHÒNG ĐIỀU KHIỂN TÀU. ĐÈN HIỆU 307 Hình 12.11 Đã từ lâu trên các tàu người ta đã thực hiện điều khiển từ xa để điều khiển máy chính, máy phụ, điều khiển hệ thống báo cháy, chữa cháy Cụm thiết bò phục vụ điều khiển từ xa phải được đưa lên buồng điều khiển. Ảnh tại hình 12.11 chụp lại từ bàn điều khiển thiết bò năng lượng của tàu vận tải đi biển. Dưới đây chúng tôi giới thiệu ba sơ đồ bố trí buồng lái tàu khách làm tài liệu tham khảo khi thiết kế buồng lái. Hình 12.12 Bố trí buồng điều khiển tàu CHƯƠNG 12 308 Trong các sơ đồ đang trình bày tại hình 12.12 các ký hiệu bằng số mang ý nghóa sau: 1- bàn lái, 2- la bàn, tay lái dùng cho máy lái thủy lực, 4- chỉ thò bánh lái, 5- bàn điều khiển từ xa máy chính, 6- bàn, 7- ghế cho người lái, 9- két nước ngọt, 10- cửa lùa, 11- cửa sổ đóng mở được, 12- vòng lau kính, 13- lau kính, 14- lối đi trên boong lái, gọi là “cầu”, 15- lan can, 16- đồng hồ, 17- máy đo độ nghiêng, 18- tổng đài, 19- công tắc đèn hành trình, 20- tay điều khiển đèn pha. Các thiết bò điều khiển hệ thống đèn, hệ thống liên lạc nội bộ cũng được bố trí tại buồng lái. Ví dụ về các thiết bò bố trí trong buồng lái còn có thể xem tại phụ bản sau. Tài liệu kỹ thuật tàu giám sát nguồn lợi trên biển đóng theo đơn đặt hàng của ngân hàng phát triển châu Á có ghi rõ, các thiết bò hàng hải, thông tin liên lạc, thiết bò điều khiển sau đây phải được bố trí vào buồng điều khiển - Điều khiển ga, số máy chính, - Đồng hồ nhiệt máy, nhiệt độ nước và nhớt, - Hệ thống báo động dùng cho máy chính, - Nút còi, - Tay lái, - La bàn từ, - Ghế lái, - VHF, màn hình ra đa, GPS, máy đo sâu, SSB, - Máy đo nghiêng, phong vũ biểu, đồng hồ, - Bàn hải đồ. 12.2 BỐ TRÍ HỆ THỐNG ÁNH SÁNG TÍN HIỆU Bố trí đèn tín hiệu đúng qui đònh đòi hỏi người kiến trúc tàu phải hiểu luật lệ về đảm bảo ánh sáng tín hiệu, ngày và đêm, đèn hành trình, đèn lai dắt, đèn neo và phải đảm bảo mỹ thuật cho tàu. Đèn tín hiệu của tàu được bố trí bên ngoài, tại mạn, phần lái, phần mũi, trên các cột buồm. Số lượng các đèn không ít hơn bảng kê sau đây. - 3 đèn đỉnh, - 2 đèn mạn, - 1 đèn hậu, - 1 đèn neo, - 2 đèn báo kéo, - 2 đèn báo đạâu Đèn tín hiệu và đèn hành trình được phân biệt như trên hình 12.13. Đèn đỉnh ( top lights) trắng, ghi số 1 và 2 trên hình, đèn mạn phải 3, màu xanh, đèn mạn trái màu đỏ 4, đèn báo bò kéo 6, màu vàng, còn đèn 7, trắng, báo kéo. Đèn neo mũi 8a, 8b, trắng, neo lái 9a, 9b, trắng. Đèn 10 báo rằng “Tôi CÁC PHÒNG ĐIỀU KHIỂN TÀU. ĐÈN HIỆU 309 không điều khiển lái được”, đỏ. Đèn 11 mang tên gọi có xuất từ từ Netherlands “đèn kloot”, gồm đỏ và hai trắng hoặc một đỏ một trắng, để báo hiệu bằng ánh sáng song vào ban ngày. Tầm hoạt động của đèn này đến 5 hải lý. Đèn mang số 12 gọi là tín hiệu thao tác. Hình 12.13 Yêu cầu đang nêu phải được áp dụng cho tàu dài từ 45,75m trở lên, như công ước quốc tế yêu cầu. Tầm hoạt động của các đèn vừa nêu, góc chiếu sáng của chúng được giới thiệu tại hình 12.14. Các ký tự tại hình này mang ý nghóa: W- White; G- Green; R- Red. NM viết tắt từ Nautical Mile. Hình 12.14 Đèn pha dùng trên tàu ngày nay được chế tạo khá đa dạng. Các đèn này bố trí trên nóc buồng lái song điều khiển chúng lại từ buồng lái. Ngoài đèn trên tàu còn dùng hai khối dạng quả cầu màu đen và đỏ, các khối chóp đen, quả trám đen và trắng để thông báo tình trạng thời tiết, thông tin cần thiết về thay đổi khí hậu. Các quả cầu này có tác dụng chỉ vào ban ngày khi người ta từ xa còn nhìn thấy chúng. Trên tàu còn phải trang bò bộ cờ hàng hải quốc tế gồm 40 cờ. 310 THUẬT NGỮ TIẾNG ANH VÀ CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG SÁCH NÀY air cushion vehicle - ACV tàu trên đệm khí assumed extent of damage kích thước lỗ thủng giả đònh air supported craft khí động lực bulk carrier tàu chở hàng rời barge carrier tàu chở sà lan bac, ferry car phà buoy vessel tàu thả phao block coefficient hệ số đầy thể tích boat deck boong thuyền Breadth of Vessel chiều rộng tàu Bulkhead Deck boong vách captured-air-bubble vehicle - CAB tàu trên đệm bọt khí container vessel tàu container container ship tàu chở hàng thùng crude carrier tàu chở dầu thô car carrier tàu chở xe, thiết bò cable layer tàu đặt cáp ngầm custom boat tàu hải quan crane barge cần cẩu nổi criterion of service tiêu chuẩn sử dụng deep Vee dạng tấm trượt gập thành hình chữ V displacement ships tàu nổi dredger tàu cuốc bùn, tàu hút bùn drill ship tàu khoan Draft chiều chìm tàu enclosed spaces khoang kín fisheries patrol boat tàu kiểm ngư floodable length chiều dài phân khoang factor of subdivision hệ số phân khoang ferry-car phà general cargo ships tàu vận tải hàng khô tổng hợp general purpose cargo ship tàu đa chức năng gear box hộp số hydrofoil vehicle tàu cánh ngầm high speed craft tàu cao tốc [...]... Natural Gas - LNG tàu chở khí thiên nhiên Liquefied Petroleum Gas - LPG tàu chở khí công nghiệp hóa dầu Lichter Abroad Ship tàu LASH Length of Vessel chiều dài tàu Margin Line đường chìm tới hạn Machinery space buồng máy naval architecture kiến trúc tàu, ngành đóng tàu Ore-Oil tàu OO Ore-Bulk-Oil tàu OBO offshore vessels tàu phục vụ khai thác dầu khí ngoài khơi products carrier tàu chở sản phẩm từ công nghiệp... Nga, NXB “Đóng tàu , Leningrad 9 Nogid L M., 1976, “Проектирование морских судов”, Thiết kế tàu biển, tiếng Nga, NXB “Đóng tàu , Leningrad 10 Saunders H E., 1957, “Hydrodynamics in Ship Design”, SNAME, New York 11 Taggart R., (chủ biên) cùng nhóm tác giả, 1980, “Ship Design and Construction”, SNAME, N.Y 12 Nhóm tác giả: Nguyễn Đức Ân, Nguyễn Bân, Hồ Văn Bính, Hồ Quang Long, Trần Hùng Nam, Trần Công. .. M D’Arcangelo (chủ biên) cùng nhóm tác giả, 1969, “Ship Design and Construction”, SNAME, N.Y 5 Munro-Smith R., 1964, “Merchant Ship Design”, London 6 Munro-Smith R., 1975, “Merchant Ship Types”, London 7 Nogid L M., 1964, “Проектирование морских судов Ч І”, Thiết kế tàu biển, Phần I, tiếng Nga, NXB “Đóng tàu , Leningrad 8 Nogid L M., 1967, “Проектирование морских судов, Ч ІI”, Thiết kế tàu biển, Phần... passenger ship tàu khách pilot craft tàu hoa tiêu pipe layer tàu đặt ống ngầm production platforms công trình nổi phục vụ sản xuất trên biển prototype trạng thái nguyên mẫu Permiability of a space hệ số ngập của buồng Passenger spaces Buồng hành khách refrigerated cargo ship tàu chở hàng lạnh surface piercing foil (craft) tàu cánh ngầm trong nước submerged foils (craft) cánh ngầm sea barge tàu thuộc nhóm... thành hình chữ V timber carrier tàu chở gỗ tonnage of ship dung tích tàu the maximum permissible length chiều dài cho phép lớn nhất ultility coefficient hệ số sử dụng volume displacement thể tích phần chìm của tàu water jet máy phụt nước 312 Tài liệu tham khảo 1 Ashyk V.V., 1975, “Проектирование судов”, Thiết kế tàu, tiếng Nga, NXB “Đóng tàu , Leningrad 2 Fediaevsky, K K., Sobolev, G.V., 1964, “Control... service vessels tàu dòch vụ salvage vessel tàu cứu hộ supply ship tàu làm dòch vụ cung ứng semisubmersible drill rig, jack-up rig giàn nửa chìm và giàn tự nâng Subdivision Load Line đường nước chở hàng phân khoang Subdivision Length chiều dài phân khoang Ls submerged foil cánh ngầm tạo dáng giống dày trượt tuyết xứ lạnh surface-piercing foil cánh được gấp thành hình chữ V timber carrier tàu chở gỗ tonnage... “Ship Design and Construction”, SNAME, N.Y 12 Nhóm tác giả: Nguyễn Đức Ân, Nguyễn Bân, Hồ Văn Bính, Hồ Quang Long, Trần Hùng Nam, Trần Công Nghò, Dương Đình Nguyên, 1978, “Sổ tay kỹ thuật đóng tàu thủy, Tập I”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội . việc điều khiển tàu. Khu vực I - buồng lái tàu, II- buồng hải đồ, III- hành lang (cầu) điều khiển, IV- buồng VTĐ, V- buồng ắc qui của VTĐ, VI- máy phát cho hệ thống VTĐ, VII- trạm phát điện. lực, 4- chỉ thò bánh lái, 5- bàn điều khiển từ xa máy chính, 6- bàn, 7- ghế cho người lái, 9- két nước ngọt, 1 0- cửa lùa, 1 1- cửa sổ đóng mở được, 1 2- vòng lau kính, 1 3- lau kính, 1 4- lối. Hình 12. 12 Bố trí buồng điều khiển tàu CHƯƠNG 12 308 Trong các sơ đồ đang trình bày tại hình 12. 12 các ký hiệu bằng số mang ý nghóa sau: 1- bàn lái, 2- la bàn, tay lái dùng cho máy lái thủy