1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP pps

29 1,5K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Đề tài số 8: CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP I. Tổng quan về tình hình tái chế chất thải rắn công nghiệp hiện nay 1. Khái niệm Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp. Tái sử dụng có nghĩa là sử dụng lại chất thải phát sinh trực tiếp, phục vụ cho mục đích ban đầu của vật liệu hoặc sử dụng cho một vai trò mới, mà không cần có bất cứ cải tiến nào lớn đối với chất thải ra trước khi chất đó được đưa vào sử dụng lại. Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành những sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Các vật liệu chất thải được “tái chế” cần phải có một số dạng xử lý quan trọng về lý, hoá, sinh. Bao gồm: - Tái sinh sản phẩm chuyển hoá hoá học: chủ yếu dùng phương pháp đốt để thành các sản phẩm khí đốt, hơi nóng và các hợp chất hữu cơ. - Tái sinh sản phẩm chuyển hoá sinh học: chủ yếu thông qua quá trình lên men, phân huỷ chuyển hoá sinh học để thu hồi các sản phẩm như phân bón, khí metan, các loại cồn và nhiều hợp chất hữu cơ khác. - Tái sinh năng lượng từ các sản phẩm chuyển hoá: từ các sản phẩm chuyển hoá bằng quá trình hoá học, sinh học có thể tái sinh năng lượng bằng quá trình đốt tạo thành hơi nước và phát điện. 2. Phân loại và đặc tính của chất thải rắn a) Phân loại CTR công nghiệp được tách riêng 3 loại sau: - Thành phần có thể tái chế được: kim loại, giấy, thủy tinh, chất dẻo - Thành phần CTR khác: tùy theo đặc điểm của từng cơ sở sản xuất. - Thành phần nguy hại: gồm kim loại nặng, chất phóng xạ, các hoá chất độc b) Đặc tính - Sinh ra là tất yếu - Là vật chất nên cần có không gian lưu trữ - Là chất thải nên cần phải xử lý - Có giá trị nên cần tận dụng triệt để 3. Ý nghĩa của việc tái chế chất thải rắn - Giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên - Giảm đáng kể CTR thải ra môi trường - Giảm chi phí đầu tư và chi phí xử lý chất thải - Góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường - Bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng 4. Những khó khăn gặp phải khi tái chế chất thải rắn. - Đối với những quá trình tái chế hầu hết đều mang lại lợi nhuận thấp hặc không có hiệu quả kinh tế, do vậy hầu các chương trình tái chế đều phải được sự hổ trợ của các cấp chính quyền. - Những sản phẩm tái chế thường có chất lượng không cao bằng các sản phẩm sản xuất từ những nguyên liệu tinh ban đầu - Thị trường tiêu thụ các sản phẩm này thường gặp nhiều khó khăn. - Chất thải phải được phân loại càng chính xác càng có lợi cho quá trình tái chế (Yêu cầu phân loại chất thải). - Quy trình công nghệ tái chế (Yêu cầu công nghệ để tái chế chất thải). 5. Hiện trạng xả thải chất thải rắn công nghiệp Sau một thời kỳ phát triển, doanh nghiệp Việt Nam đã tiến những bước dài trong phát triển nội lực, họ đã đủ sức để đi qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế và sẵn sàng nắm bắt những cơ hội mới trong năm 2010 khi thị trường hồi phục. Tuy nhiên, sự phát triển về quy mô và sự thâm dụng tài nguyên đã để lại gánh nặng môi trường, mà không dễ dàng giải quyết một sớm một chiều. Chạy theo tăng trưởng, bất chấp các thủ tục bảo vệ môi trường, xả nước bẩn ra sông rạch… đang là nguyên nhân chính bức tử các dòng sông, gây ô nhiễm trầm trọng môi trường sống hiện nay. Theo nghiên cứu của Bộ Xây dựng năm 2009, tổng khối lượng CTR phát sinh cả nước năm 2008 vào khoảng 28 triệu tấn, trong đó lớn nhất là CTR đô thị chiếm gần 50%, CTR nông thôn chiếm 30%, lượng còn lại là CTR công nghiệp, y tế và làng nghề. Dự báo tổng lượng CTR cả nước có thể sẽ phát sinh khoảng 43 triệu tấn vào năm 2015, 67 triệu tấn vào năm 2020 và 91 triệu tấn vào năm 2025, tăng từ 1,6 đến 3,3 lần so với hiện nay. Trên cơ sở khảo sát thực tế, Trung tâm Công nghệ môi trường (ENTEC) đã ước tính khối lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tại TP. Hồ Chí Minh năm 2010 là 2.111.165 tấn chất thải rắn công nghiệp; trong đó có 333.738 tấn chất thải rắn nguy hại, 4.166 tấn chất thải y tế, 28.240 tấn dầu nhớt từ rửa, sửa chữa xe máy, 48.144 tấn bùn từ chế biến thực phẩm, 43.800 tấn bùn độc hại từ các ngành khác. Vào năm 2020, chất thải rắn công nghiệp của thành phố sẽ tăng lên 5.475.819 tấn, trong đó có 865.631 tấn chất thải nguy hại. Tại TP.HCM, trong số 935 doanh nghiệp đang hoạt động ở 12 khu công nghiệp và ba khu chế xuất, có đến 230 doanh nghiệp phát sinh nước thải với quy mô lớn nhưng chỉ có 81 doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải. Theo thống kê của ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam, tính đến hết năm 2008, cả nước có gần 200 khu công nghiệp (đang vận hành, xây dựng cơ bản lẫn đăng ký đầu tư). Con số ấn tượng về sự gia tăng của các khu công nghiệp cũng đồng nghĩa với những lo ngại về ô nhiễm môi trường. Bảng: Dự báo tải lượng CTRCN và CTNH tại một số tỉnh đến năm 2010 và 2020 Các tỉnh Năm 2010 Năm 2020 GDP (tỷ USD) Tải lượng (tấn/năm) GDP (tỷ USD) Tải lượng (tấn/năm) TP.Hồ Chí Minh 14.183 63.824 36.734 165.303 Đồng Nai 5.740 25.830 14.867 66.902 Bình Dương 1.054 4.743 2.730 12.283 Bà Rịa –Vũng Tàu 1.826 8.217 4.730 21.283 Lonh An 0.620 2.790 1.600 7.200 (Nguồn: Phân Viện Kỷ Thuật Nhiệt Đới) 6. Hiện trạng tái chế chất thải rắn công nghiệp Theo ông Nguyễn Trung Việt – Phòng quản lý chất thải rắn Sở tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, thì tại các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng tất cả các cơ sở công nghiệp đều phát sinh chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại với khối lượng và thành phần khác nhau. Khối lượng chất thải công nghiệp lớn nhất tại thành phố Hồ Chí Minh từ 900- 1.200 tấn/ngày, trong đó có 350 – 580 tấn chất thải nguy hại, Hà Nội phát sinh 70 -100 tấn/ngày và Đà Nẵng khoảng 20- 30 tấn/ ngày. Khối lượng chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại có thể cháy được chiếm 50- 70% khối lượng chất thải. Việc xử lý chất thải rắn ở nước ta hiện nay chủ yếu là chôn lấp gây ô nhiễm môi trường, gây mùi hôi thối, phát sinh ruồi muỗi lây lan dịch bệnh. Một số giải pháp được đưa ra như lấy mùn do rác phân hủy từ các ô chôn rác đem đi cải tạo đồng rưộng để tạo ra dung tích chứa rác mới hoặc mở rộng diện tích các bãi rác nhưng đều chỉ là tạm thời. Tái sử dụng và tái chế chất thải mới chỉ được thực hiện một cách phi chính thức, ở qui mô tiểu thủ công nghiệp, phát triển một cách tự phát, không đồng bộ, thiếu định hướng và chủ yếu là do khu vực tư nhân kiểm soát. Hoạt động tái chế đã có từ lâu ở Việt Nam. Các loại chất thải có thể tái chế như kim loại, đồ nhựa và giấy được các hộ gia đình bán cho những người thu mua đồng nát, sau đó chuyển về các làng nghề. Công nghệ tái chế chất thải tại các làng nghề hầu hết là cũ và lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở một số nơi. Một số công nghệ đã được nghiên cứu áp dụng như trong đó chủ yếu tái chế chất thải hữu cơ thành phân vi sinh (SERAPHIN, ASC, Tâm Sinh Nghĩa) hay viên nhiên liệu (Thủy lực máy-Hà Nam) song kết quả áp dụng trên thực tế chưa thật khả quan. Nhìn chung, hoạt động tái chế ở Việt Nam không được quản lý một cách có hệ thống, có định hướng mà chủ yếu do các cơ sở tư nhân thực hiện một cách tự phát. 7. Đánh giá Nhìn chung tình hình nước ta hiện nay thì cán cân MÔI TRƯỜNG – PHÁT TRIỂN chưa cân đối. Các doanh nghiệp còn chú trọng nhiều vào việc khai thác tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế mà chưa chú trọng đến nguồn rác thải còn đầy tiếm năng khai thác. Ở hầu hết các địa phương trên cả nước đang có mức sử dụng nguyên liệu cao, xả thải nhiều mà việc tận dụng nguồn rác thải lại ở mức thấp. Bên cạnh đó, Nhà nước vẫn chưa có chính sách thích hợp cho việc tái chế nguồn chất thải rắn nhiều tiềm năng này. Một số công nghệ tái chế lại quá cũ và lạc hậu, quy mô nhỏ lại càng làm môi trường ô nhiễm trầm trọng hơn. Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn còn chưa được thực hiện đúng cách nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân loại và tái chế. Đánh giá chung về khả năng tái sinh, tái sử dụng chất thải của một số ngành công nghiệp tiêu biểu - Ngành may mặc, dệt nhuộm : vải vụn do có giá trị thấp, đòi hỏi một khối lượng lớn và qui trình tái chế phức tạp nên ít được vận dụng, chỉ một phần được sử dụng lại cho mục đích khác như làm giẻ lau nhà, đan thành tấm chà chân; xơ sợi phế phẩm được dùng để nhồi vào thú bông, tận dụng làm đệm… Khả năng tái sử dụng ở ngành này nhìn chung là thấp do đa số các thành phần chất thải này bị đổ bỏ chung với rác sinh hoạt. Mặt khác, trên thực tế các ngành này không có xu hướng tái chế tại chỗ mà thường đổ bỏ họac bán với giá rẻ cả một số lượng lớn. Do chất thải loại này trên thị trường sử dụng không nhiều và giá thành sản phẩm tương đối rẻ nên có ít cơ sở tái sử dụng và chủ yếu chỉ làm bằng thủ công. - Ngành chế biến thực phẩm : bao bì bằng giấy, nhựa… bán lại cho các cơ sở tái chế giấy, tái chế nhựa, còn thành phấn chủ yếu là chất thải hữu cơ thì thích hợp làm phân bón và thức ăn gia súc. Tuy nhiên do khả năng thu gom và quản lý chưa thích hợp nên phần lớn lượng rác này được đưa đến các bãi chôn lấp hoặc bị thải bỏ bừa bãi. Hơn nữa, các hạn chế trong việc chế biến thành phân compost như đòi hỏi chất thải phải được loại bỏ khỏi tạp chất, quỹ đất hạn hẹp của thành phố, sự ô nhiễm môi trường xung quanh…cũng hạn chế khả năng tái sử dụng loại chất thải này. - Ngành sản xuất thủy tinh : chai lọ thủy tinh phế phẩm, mảnh vỡ thủy tinh… được tái sản xuất tại nhà máy hoặc được các cơ sở tái chế thu gom gần như toàn bộ. - Ngành giấy và bột giấy : giấy vụn, bột giấy, các loại giấy phế phẩm thường được tái chế ngay tại nhà máy. Phần bột giấy lẫn trong nước thải được tuần hoàn trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế, do công nghệ sản xuất và thiết bị xử lý của một số nhà máy quá lạc hậu nên có một lượng lớn bột giấy lẫn trong nước thải và bị đổ bỏ chung với nước thải. Đây là nguồn ô nhiễm chính trong nghành công nghiệp này. - Ngành sản xuất gỗ : gỗ vụn, mạt cưa, dăm bào…được tận dụng lại làm chất đốt. - Ngành cơ khí-luyện kim : kim loại phế thải, vụn sắt được tái chế ngay trong nhà máy. Các phế thải có lẫn nhiều tạp chất được bán cho các cơ sở tái chế khác bên ngoài nhà máy hoặc đổ bỏ. Xỉ được bán với giá rẻ hoặc dùng san lấp mặt bằng. - Ngành sản xuất nhựa – plastic: hầu như tất cả các loại nhựa phế phẩm, bao bì nylon, ống nước PVA,…đều được tái sử dụng hoặc tái chế thành những sản phẩm khác ngay tại nhà máy hoặc được bán cho các cơ sở tái chế khác ngoài nhà máy . - Ngành sản xuất hóa chất: thường chỉ có bao bì, chai lọ phế thải là có thể được tận dụng để tái chế thành những sản phẩm khác. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ các hóa chất, dung môi có thể tái sinh, tận dụng lại trong sản xuất. 8. Các chính sách của Nhà nước về thúc đẩy tái chế CTR * Luật bảo vệ môi trường 2005: Luật BVMT 2005 khuyến khích hoạt động giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải (Điều 6), đồng thời bắt buộc tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu huỷ, thải bỏ (Điều 66). Luật cũng quy định chất thải phải được phân loại tại nguồn theo các nhóm phù hợp với mục đích tái chế, xử lý, tiêu huỷ và chôn lấp và tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở tái chế chất thải được hưởng ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở tái chế chất thải (Điều 68). * Nghị định 59/2007/NĐ-CP: Theo Nghị định này, công nghệ xử lý CTR bao gồm 9 loại hình trong đó có 4 loại công nghệ tái chế, thu hồi năng lượng: đốt rác tạo nguồn năng lượng; chế biến phân hữu cơ; chế biến khí biogas; tái chế rác thải thành các vật liệu và chế phẩm xây dựng (Điều 29). Khuyến khích lựa chọn công nghệ đồng bộ, tiên tiến cho hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải để tạo ra nguyên liệu và năng lượng, đồng thời giảm thiểu khối lượng CTR phải chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất sử dụng chôn lấp và bảo đảm vệ sinh môi trường. * Nghị định 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường: Nghị định này quy định về ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí đối với hoạt động bảo vệ môi trường; trợ giá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường và các ưu đãi, hỗ trợ khác đối với hoạt động và sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường. Theo đó đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) kỹ thuật xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường chiếm 25% doanh thu trở lên; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật liệu sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải là những hoạt động được đặc biệt ưu đãi, hỗ trợ. Các hoạt động sản xuất năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải và các sản phẩm từ hoạt động tái chế chất thải thuộc danh mục được ưu đãi, hỗ trợ. II/ Một số công nghệ tái chế chất thải rắn công nghiệp 1. Thu hồi kim loại quý từ chất thải công nghiệp mạ Xuất phát từ yêu cầu thực tế sản xuất, một nhóm các cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học Vật liệu, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tiến hành thực hiện Đề tài “Nghiên cứu công nghệ xử lý và tái sử dụng bã thải rắn trong công nghiệp mạ Crôm, Niken” nhằm tái chế thu hồi các kim loại quý như Ni, Cr trong chất thải công nghiệp. Tuy mới bắt đầu triển khai hơn một năm, song đề tài đã thu được một số kết quả rất tích cực. Những sản phẩm thu hồi từ chất thải mạ của đề tài như tấm Niken, Niken đồng xu, phục vụ mạ siêu nhanh, muối Niken sulfat có chất lượng cao đã đáp ứng được tiêu chuẩn của ngành mạ kim loại. Tập thể tác giả tham gia đề tài đã tìm ra được phương pháp để loại bỏ các tạp chất ra khỏi dung dịch Niken sunphát thu hồi để làm nguyên liệu cơ sở cung cấp trực tiếp cho quá trình điện phân, đặc biệt là đã ổn định được công nghệ xử lý chất thải với thành phần và hàm lượng tạp chất biến động rất lớn ở đầu vào và trong quá trình sản xuất để chất lượng đầu ra luôn đồng đều. Sản phẩm Niken do Viện chế tạo có thể đạt chất lỏng cao tới 99,9% và khi đưa vào sản xuất đại trà luôn đạt chất lượng ổn định từ mức 99,5% trở lên. Hiện nay, nguồn cung cấp chủ yếu chất thải công nghiệp mạ cho đề tài là từ Công ty sản xuất phụ tùng ô-tô xe máy Goshi – Thăng Long với dây chuyền mạ vào loại lớn nhất Đông Nam Á với lượng chất thải hằng năm lên đến hàng trăm tấn. Thông thường trong nguồn bã thải mạ có chứa từ 3-5% Ni khi ở dạng bã thải tươi, nếu để khô thì hàm lượng Ni có trong chất thải lên tới 10-20%. Như vậy, chỉ riêng lượng bã thải của một Công ty Goshi – Thăng Long đã cho phép thu hồi được hàng chục tấn Ni mỗi năm với giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Đồng thời, tái chế rác thải cũng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí xử lý. Những thành công bước đầu của đề tài vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao cho xã hội, vừa góp phần bảo vệ môi trường cho cộng đồng. Trong thời gian tới, nhóm [...]... phế thải polyme trong công nghiệp + Nhận dạng chính xác và nhanh chóng các loại phế thải này nhằm mục đích thu nhập phế thải phù hợp với chủng loại vật liệu ban đầu + Tạo lập sơ đồ mới và hoàn thiện các sơ đồ công nghệ có sẵn, để chế biến lại lần hai + Phân tích kinh tế một cách cẩn thận về các phương pháp gia công chế biến khác nhau Hình 1: Sơ đồ tái chế nhựa phế thải 4 Biến chất thải rắn công nghiệp. .. thị Hà Nội đầu tư tiếp một lò đốt rác công suất 10 tấn/ngày Trong khi đó, không ít công ty nước ngoài đã giới thiệu công nghệ đốt chất thải sinh hoạt đô thị, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại kết hợp phát điện tại thành phố Hồ Chí Minh Có tới 4 công ty của Singapo, Australia, Canada đưa ra dự án đốt chất thải rắn kết hợp phát điện; còn liên doanh giữa Công ty Đại Lâm và Entropic Energy –... thành phần chất thải rắn công nghiệp của 15 ngành công nghiệp cho thấy chất thải từ ngành chế biến thực phẩm chiếm 31,4%, dệt nhuộm 12,8%, may mặc 2,7%, da 2%, giấy và bột giấy 12,2%, gỗ 5,6%, nhựa và cao su 6,4%, dầu khí 0,06%… Phần lớn chất thải từ các ngành này đều có thể cháy được (chiếm 73,16%) Trong số đó có 24,2% chất thải từ ngành giấy, nhựa, cao su, gỗ có thể tái sử dụng Khối lượng chất thải có... đất trồng, phát tán bụi… Theo đại diện Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM, nghiên cứu này đã xây dựng một công nghệ mới sản xuất xi măng ở VN, mở ra một cái nhìn tích cực về xử lý chất thải rắn và những ngành công nghiệp vệ tinh từ việc xử lý các chất thải từ bùn đỏ 2 Công nghệ tái chế bùn đỏ "made in Vietnam" a) Xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải TS Nguyễn Trung Minh và cộng sự đã sử dụng thành... thông thường như làm sạch nước thải công nghiệp, khử mùi và vị cho nước thải sinh hoạt, làm tinh khiết đường và các hóa chất, loại bỏ chất độc và mùi từ dòng khí thải, lọc nhựa và nicotin trong thuốc lá… + Làm sợi và chất độn: Trộn da với chất kết dính như PVC, PE hay cao su Da có vai trò làm chất độn và tăng chất bền Phụ thuộc vào tỉ lệ của da và chất kết dính hoặc chất dẻo hóa, sản phẩm tạo thành... hoàn thiện công nghệ và hướng tới một giải pháp hoàn thiện hơn nhằm thu hồi các kim loại quý và loại bỏ các yếu tố độc hại khỏi chất thải mạ, kết quả còn lại sau xử lý sẽ là những chất thải chỉ chứa các tạp chất phi kim dễ xử lý bằng các biện pháp thông thường như đốt, chôn lấp mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường tự nhiên 2 Thu hồi và tái chế cao su Trong công nghiệp chế tạo máy,... được công nghệ sản xuất 6 Tái chế các chất thải công nghiệp thành gạch không nung (công nghệ đất hóa đá) Nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất gạch không nung theo công nghệ của Hiệu Quang đa dạng, phong phú và có thể nói là vô tận, từ đất đào móng công trình, bê tong, gạch vỡ, xỉ lò than, gốm sứ; các loại xỉ lò nhà máy nhiệt điện, gang, thép, lò vôi… đến các loại đất đá phế thải từ các mỏ khai thác đá,... 2:Sơ đồ tái chế sắt thép phế thải Ưu – nhược điểm của việc tái chế sắt, thép là:  Ưu điểm: • Tiết kiệm năng lượng • Tiết kiệm khoáng sản • Giảm ô nhiễm không khí • Giảm sử dụng nước • Giảm ô nhiễm nước • Giảm tiêu hao nước trong khai thác mỏ  Nhược điểm: • Công nghệ con lạc hậu • Chưa có chính sách thích hợp với việc thu gom và tái chế sắt, thép • Vốn đầu tư cho ngành thép còn hạn chế 8 Tái chế thuỷ... cầu chất dẻo, có 2 hướng: - Xử lý chế biến lại từng loại chất dẻo polymer ngay trong điều kiện sản xuất, ở đây chủ yếu đối với các loại chất dẻo dùng phản ứng nhiệt - Thu hồi tập trung các chất thải và vận chuyển tới nhà máy đặc biệt để chế biến sản phẩm xác định Vấn đề sử dụng chất thải là vật liệu polymer với công nghệ và tính kinh tế càng trở nên phức tạp khi phải kể đến việc cải thiện tính chất. .. 48,96% tổng khối lượng chất thải, tương đương 2.832 tấn/ngày năm 2010 và 7.345 tấn/ngày vào năm 2020 Sử dụng nguồn nguyên liệu này như thế nào cho có lợi nhất, như kết hợp phát điện… đang là mối quan tâm của các nhà khoa học, các nhà quản lý Khu xử lý chất thải công nghiệp Nam Sơn (Hà Nội) được trang bị lò đốt chất thải công nghiệp CEETEA – CN150 công suất 5 tấn/ngày Năm 2010, Công ty Môi trường đô . tài số 8: CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP I. Tổng quan về tình hình tái chế chất thải rắn công nghiệp hiện nay 1. Khái niệm Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ. có lợi cho quá trình tái chế (Yêu cầu phân loại chất thải) . - Quy trình công nghệ tái chế (Yêu cầu công nghệ để tái chế chất thải) . 5. Hiện trạng xả thải chất thải rắn công nghiệp Sau một thời. gia công chế biến khác nhau. Hình 1: Sơ đồ tái chế nhựa phế thải 4. Biến chất thải rắn công nghiệp thành sản phẩm hữu ích Kết quả nghiên cứu thành phần chất thải rắn công nghiệp của 15 ngành công nghiệp

Ngày đăng: 09/08/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w