1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

những khiếm khuyết của hệ thống thị trường cạnh tranh pps

21 268 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 306,5 KB

Nội dung

1 I. TÁC ĐỘNG NGOẠI VI Khái niệm: tác động ngoại vi là những hành động diễn ra ngoài thị trường mà không thanh toán bằng tiền, dù tác động của doanh nghiệp gây tác động xấu( hay tăng lợi ích) cho xã hội ,cũng không phải trả( hay phải nhận) các khoảng thanh toán bằng tiền. Tác động ngoại vi được chia làm 2 loại • Tác động ngoại vi tích cực: những việc làm của doanh nghiệp sẽ giúp cải thiện được đời sống của một bộ phận người dân, hạn chế tính trạng thất ngiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước…. • Tác động ngoại vi tiêu cực: bên cạnh nhưng hoạt động tích cực thì những hoạt động của doanh nghiệp cũng gây ra nhiều cái xấu như ô nhiễm môi trường, nguồn tài nguyên bị khai thác quá mức… Theo số liệu những năm gần đây cho thấy như sao: Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 20/4/2008 cả nước có 185 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đến hết năm 2008, cả nước có khoảng trên 200 khu công nghiệp. Ngoài ra, còn có hàng trăm cụm, điểm công nghiệp được Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Tại Hội nghị triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ngày 26/2/2008, các cơ quan chuyên môn đều có chung đánh giá: nguồn nước thuộc lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm nặng, không đạt chất lượng mặt nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Theo số liệu khảo sát do Chi cục Bảo vệ môi trường phối hợp với Công ty Cấp nước Sài Gòn thực hiện năm 1 2008 cho thấy, lượng NH3 (amoniac), chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ (đặc biệt là ô nhiễm dầu và vi sinh) tăng cao tại hầu hết các rạch, cống và các điểm xả. Có khu vực, hàm lượng nồng độ NH3 trong nước vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép (như cửa sông Thị Tính); hàm lượng chì trong nước vượt tiêu chuẩn quy định nhiều lần; chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn từ 3 - 9 lần Tác nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm này chính là trên 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nằm phân tán, nằm xen kẽ trong khu dân cư trên lưu vực sông Đồng Nai. Bình quân mỗi ngày, lưu vực sông phải tiếp nhận khoảng 48.000m3 nước thải từ các cơ sở sản xuất này. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân. Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt. Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề. Các làng nghề được phân bố rộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển nhất là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Tây Bắc bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở Đồng bằng sông Hồng có 866 làng nghề, chiếm 42,9% cả nước. Hình thức các đơn vị sản xuất của làng nghề rất đa dạng, có thể là gia đình, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sản xuất mang tính tự phát, sử dụng công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá, mặt bằng sản xuất chật chội, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải ít được quan tâm, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người dân làng nghề còn kém, bên cạnh đó lại thiếu một cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, chưa có những chế tài đủ mạnh đối với những hộ làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi trường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ những làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngày càng trầm trọng và hiện nay đã ở mức “báo động đỏ”. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt. 1 Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thì Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu á về mức độ ô nhiễm bụi. Tình trạng ô nhiễm môi trường nêu trên có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, song tập trung ở các nguyên nhân chủ yếu sau đây: Thứ nhất, những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế trong việc bảo vệ môi trường. Thứ hai, quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường. Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự; còn các biện pháp xử lí khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉnh hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, doanh nghiệp trây ỳ nên cũng không có hiệu quả. Thứ ba, các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản 1 xuất dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao. Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường. Thứ năm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường. Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình CHN, HĐH hiện nay là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và của mọi công dân. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, điển hình là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (Khoá IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị; Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường Các chỉ thị, nghị quyết, văn bản pháp quy này đi vào cuộc sống đã bước đầu tạo ra một số chuyển biến tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường, song vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm môi trường, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây: Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người. Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này. Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa 1 phương thời gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó. Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó. Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội. II. THIẾU HÀNG HÓA CÔNG CỘNG Khái niệm: Hàng hóa công cộng là hàng hóa và dịch vụ mang hai tính chất: không cạnh tranh và không thể loại trừ. Đối lập với hàng hóa công cộng là hàng hóa tư nhân không mang hai tính chất trên. Tính chất của hàng hóa cộng cộng  Không thể loại trừ: tính chất không thể loại trừ cũng được hiểu trên giác độ tiêu dùng, hàng hóa công cộng một khi đã cung cấp tại một địa phương nhất định thì không thể hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân không trả tiền cho việc sử dụng hàng hóa của mình. Ví dụ: quốc phòng là một hàng hóa công cộng nhưng quân đội không thể chỉ bảo vệ những người trả tiền còn không bảo vệ những ai không làm việc đó. Đối lập với hàng hóa công cộng, hàng hóa cá nhân có thể loại trừ một cách dễ dàng, ví dụ: bảo vệ rạp hát sẽ ngăn cản những người không có vé vào xem.  Không cạnh tranh: tính chất không cạnh tranh được hiểu trên góc độ tiêu dùng, việc một cá nhân này đang sử dụng hàng hóa đó không ngăn cản những người khác đồng thời cũng sử dụng nó. Ví dụ pháo hoa khi bắn lên thì tất cả mọi người đều có thể được hưởng giá trị sử dụng của nó. Điều này ngược lại hoàn toàn so với hàng hóa cá nhân: chẳng hạn một con gà nếu ai đó đã mua thì người khác không thể tiêu dùng con gà ấy được nữa. Chính vì tính chất này mà người ta cũng không mong muốn loại trừ bất kỳ cá nhân nào trong việc tiêu dùng hàng hóa công cộng. 1 Trong thực tế thì một số hàng hóa công cộng không đáp ứng đầy đủ hai tính chất trên mà nguyên nhân là cũng giống như cái tên gọi của nó “ hàng hóa công cộng” số người sữ dụng ngày một nhiều trong khi số lượng hàng hóa này lại không đáp ứng đủ. Nguyên nhân phát sinh • Thứ nhất: với tính chất của mình thì hàng hóa công cộng khiến cho mọi người dân trong xã hội đều cỏ thể sữ dụng được hàng hóa công cộng mặt dù là có trả tiền hay là không trả tiền , điều này khiến cho họ không còn muốn chi trả cho việc sử dụng hàng hóa công cộng nữa. • Thứ hai: kéo theo hệ lụy từ việc người dân không muốn chi trả cho việc sử dụng hàng hóa công cộng nửa, điều này khiến cho những doanh nghiệp sản xuất ra nó không còn có động lực để tiếp tục sản xuất ra nó nữa Biểu hiện ở nước ta hệ thống đô thị là một trong những nơi dễ thấy tình trạng thiếu hàng hóa công cộng nhất. trong đó có 2 vấn đề đáng nói nhất ở đây là tình trạng ùn tắc giao thông và nước sách. Nước ta thì tình hình dân số ngày một tăng trong khi đó thì hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vẫn chưa phát triển, mạn lưới giao thông với những con đường nhỏ hẹp và ngắn, chất lượng đường xá thì không được tốt , lô cốt thì có ở khắp nơi, đó là những tình trạng gây ra ùn tắc giao thông. Bên cạnh hệ thống giao thông thì hệ thống cấp nước trong đô thị ngày một kém, trong số 689 đô thi thì chỉ có khoảng 400 đô thị có hện thống nước hoàng chỉnh, tuy nói là hoàng chỉnh nhưng cũng chỉ đáp ứng được 60% , còn 40% là thất thoát ra bên ngoài, nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống ống cấp nước đã quá củ kỉ, và xuống cấp theo ước tính là khoảng 50% tuyến cống bị hư hỏng, 30% xuống cấp. khiến cho một lượng nước lớn bị thất thoát ra bên ngoài, gây tình trạng lảng phí trầm trọng. Một số cách cung cấp hàng hóa công cộng một cách có hiệu quả Điều kiện Samuelson: muốn xác định mức cung cấp hàng hóa công cộng một cách hiệu quả, cần xác định đường cung và đường cầu của nó. Mỗi cá nhân có một ngân sách nhất định và có nhu cầu khác nhau về hàng hóa công cộng (G) và hàng hóa cá nhân (X), nếu giá của hàng hóa công cộng là t (mức thuế cá nhân phỉ trả) và của hàng hóa cá nhân là p thì đường ngân sách của cá nhân sẽ có dạng: I = pX + tG. Ở mỗi mức thuế khác nhau, cá nhân sẽ có cầu về hàng hóa công cộng khác nhau và để tối đa hóa lợi ích, mỗi cá nhân sẽ có tỷ suất thay thế biên giữa hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân bằng tỷ số giá giữa chúng (t/p). Đường cầu của mỗi cá nhân về hàng hóa công cộng cũng chính là tỷ suất thay thế biên nên đường cầu tổng hợp của tất cả các cá nhân là tổng tỷ suất thay thế biên. Mặt khác đường cung về hàng hóa công cộng phản ánh chi phí biên mà xã hội phải bỏ ra để sản xuất nó và để tối ưu hóa lợi ích, đường cung này cũng chính là tỷ suất chuyển đổi biên giữa hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân. Nhà kinh tế học Paul Samuelson đã chứng minh rằng, để hàng hóa công cộng được cung cấp một cách hiệu quả thì tổng tỷ suất 1 thay thế biên của các cá nhân phải bằng tỷ suất chuyển đổi biên hay tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối với đơn vị hàng hóa công cộng cuối cùng bằng chi phí tăng thêm cho xã hội để sản xuất nó. Dó chính là điều kiện Samuelson về cung cấp hiệu quả hàng hóa công cộng. Tuy vậy, kể cả khi đã xác định được mức cung cấp hiệu quả thì việc thực thi chúng lại còn phụ thuộc vào quá trình lựa chọn công cộng nên không phải lúc nào cũng đạt được mức hiệu quả Cân bằng Lindahl: theo các điều kiện của hiệu quả Pareto, hàng hóa công cộng sẽ được cung cấp một cách hiệu quả nếu tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối với đơn vị hàng hóa công cộng cuối cùng bằng chi phí tăng thêm đối với xã hội để cung cấp nó. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là hàng hóa công cộng thuần túy không có thị trường để trao đổi như hàng hóa cá nhân, nơi mà cân bằng thị trường do cung cầu quyết định, do vậy việc xác định điểm cân bằng hiệu quả gặp khó khăn. Để giải quyết vấn đề xác định mức cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy một cách có hiệu quả, nhà kinh tế học người Thụy Điển Erik Lindahl đã xây dựng một mô hình mô phỏng mô hình thị trường cho hàng hóa công cộng gọi là cân bằng Lindahl. Mô hình này xác định nhu cầu của mỗi cá nhân về một loại hàng hóa công cộng thuần túy tương ứng với mức thuế (chính là giá của hàng hóa công cộng) ấn định cho cá nhân đó, mức cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy có hiệu quả là mức mà cầu của các cá nhân đều như nhau. Lưu ý rằng mức cầu của mỗi cá nhân tương ứng với những mức thuế khác nhau nên cân bằng Lindahl khác với cân bằng thị trường hàng hóa cá nhân khi mà ở đó cân bằng thị trường ở mức giá như nhau đối với mọi cá nhân. III. SỰ GIA TĂNG QUYỀN LỰC ĐỘC QUYỀN Khái niệm : Độc quyền là một tình huống trong đó một công ty hoặc một tập đoàn, một nhóm các công ty chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường đối với một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó.Khái niệm độc quyền hiểu theo nghĩa hẹp là việc chiếm lĩnh thị trường của một công ty. Thị trường độc quyền là thị trường không có sự cạnh tranh do đó dẫn đến một hệ quả tất yếu là mức giá cao hơn và sản phẩm chất lượng thấp hơn. Nguyên nhân: - Một là: Sự phát triển của lục lượng sản xuất dưới tác dụng của tiến bộ KHKT, làm xuất hiện những ngành sản xuất mới. Ngay từ đầu nó đã là những ngành có trình độ tích tụ cao, đó là những xí nghiệp lớn đòi hỏi những hình thức kinh tế tổ chức mới. - Hai là: Cạnh tranh tự do. Một mặt buộc các nhà TB phải cải tiến kỹ thuật, tăng qui mô tích lũy. Mặt khác, đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật kém, hoặc bị các đối thủ mạnh thôn tính, hoặc phải liên kết với nhau để đứng vững trong cạnh tranh. Vì vậy xuất hiện một số xí nghiệp tư bản lớn nắm địa vị thống trị một ngành hay trong một số ngành công nghiệp. - Ba là: Khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phả sản. Một số sống sót phải đổi mới kỹ thuật để thoát khỏi khủng hoảng, do đó thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất. Tín dụng TBCN mở rộng trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất. - Bốn là: Những xí nghiệp và công ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ lại tiếp tục cạnh tranh với 1 nhau ngày càng khốc liệt, khó phân thắng bại, vì thế nảy sinh xu hướng thỏa hiệp, từ đó hình thành các tổ chức độc quyền. Tác động Giá cao : khác với thị trường cạnh tranh hoàng hảo nơi mà giá cả được quy định theo quan hệ cung cầu , trong khi đó thị trường độc quyền lại phụ thuộc vào người bàn , điều này gây ra tình trạng nhà sản xuất thường sản xuất với một số lượng nhỏ để tăng giá bán. Trì trệ việc đổi mới: do không có đối thủ cạnh tranh, nên doanh nghiệp không có động lực để cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, nân cao năng năng xuất kiềm hảm sự phát triển của xã hội Chất lượng hàng hóa không tốt: tại vì đây là sản phẩm độc quyền nơi mà vạn người mua chỉ có duy nhất một người bán , cho nên sẽ không có mặt hàng thấy thế , vì thế người tiêu dùng phải dùng sản phẩm đó cho dù nó tốt hay xấu. Ví dụ về công ty điện lực EVN “EVN không sai khi quy cho nguyên nhân thiếu điện là do: (1) tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện ở Việt Nam quá cao (15%/năm); (2) EVN không được phép tăng giá điện, mặc dù tốc độ tăng giá điện thấp xa so với tốc độ tăng giá cả trong thời gian qua. Cả hai nguyên nhân này đều là điều thực tế, không cần bàn cãi. Nhưng điều cần nói là hai nguyên nhân này không phải là tất cả, và bản thân EVN còn có nhiều việc phải làm nhưng đã không làm tốt, ví dụ như việc cắt giảm chi phí, cắt giảm thất thoát, cắt giảm đầu tư tràn lan trong khi kêu thiếu vốn. Không đề cập đến vấn đề này, tác giả phê phán chuyện thiếu điện là do lỗi của Chính phủ vì đã không tạo ra một cơ chế thích hợp để phát triển ngành điện (ý nói là đã để cho EVN được độc quyền kinh doanh phân phối điện). Theo đó, Chính phủ cần phải tái cơ cấu lại thị trường điện. Nhưng tác giả lại chốt rằng: “Tuy nhiên, đây (ý nói “tái cơ cấu”) là con đường khó khăn và nhiều rủi ro. Có lẽ vì vậy mà Chính phủ đang muốn giữ nhịp độ cải cách chậm. Điều này đồng nghĩa với việc khan hiếm điện”. Thế thì Chính phủ đâu có sai nếu chọn con đường thận trọng, ít rủi ro, là điều được phép, trước mỗi một quyết định quan trọng liên quan đến cả một nền kinh tế? Vậy ai sai? Câu trả lời rút ra từ bài viết của tác giả này là: Không có ai! Một bài viết khác chỉ ra rằng nguyên nhân của tình trạng thiếu điện là sự độc quyền của EVN. Tuy nhiên, một mặt trực diện phê phán tình trạng nhà nước còn “hết sức nâng đỡ” EVN, để họ duy trì thế độc quyền như là nguyên nhân chính của tình trạng thiếu điện, mặt khác, bài viết này phân tích: (1) tỷ trọng lớn của EVN trong tổng công suất phát điện ở Việt Nam hầu như không thay đổi (94-97% trong thời kỳ 2000-2006), và lấy đây làm bằng chứng cho mức độ độc quyền “tuyệt đối” của EVN; (2) tổng công suất phát điện ở Việt Nam thiếu hụt đáng kể so với chỉ tiêu kế hoạch, và thêm rằng tuy: “Đã có các công ty trong nước và nước ngoài tham gia vào xây dựng các nhà máy điện nhưng công suất vẫn chưa thấm vào đâu so với của EVN”; (3) mức độ lãng phí và tổn thất điện năng lớn” 1 Giải pháp của chính phủ về giải quyết các công ty độc quyền Các hình thức hợp tác giữa các công ty hoặc của một công ty đơn lẻ nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên thị trường đang diễn ra ngày càng nhiều.Đó cũng là lý do luật cạnh tranh đang được thông qua ngày càng nhiều trên thế giới với xu hướng ngày càng trừng phạt nặng hơn đối với các hành vi có hại cho cạnh tranh,làm giảm sự năng động của thị trường và làm méo mó quan hệ cung cầu.Và 1/7/2005 theo tờ trình của Chính phủ ,sự cần thiết tạo công cụ pháp lý hạn chế cạnh tranh không lành mạnh đảm bảo sự công bằng,bình đẳng trong kinh doanh,Luật Cạnh tranh chính thức có hiệu lực. Luật cạnh tranh quy định các hành vi gây hạn chế cạnh tranh bị cấm như: Thỏa thuận ấn định giá ,phân chia thị trường lạm dụng vị thế độc quyền,vị trí thống lãnh thị trường(chiếm trên 30% thị phần) …để áp đạt giá mua,bán bất hợp lý.Tuy nhiên,trên thực tế,năm 2008 đã liên tiếp xảy ra các vụ việc khá điển hình về các vi phạm như Hiệp hội thép Việt Nam ra nghị quyết ấn định giá bán(yêu cầu các thành viên bán 13.7-14 triệu đồng/tấn thép),vụ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thống nhất mức chi phí bảo hiểm len 3.95%/năm cho tất cả các đối tượng khách hàng…Theo luật cạnh tranh,những doanh nghiệp tham gia”liên minh làm giá”này sẽ bị phạt tối đa 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi.Luật gia Vũ Xuân Tiền đã chỉ ra rằng,Luật cạnh tranh đã bao quát hàng loạt nội dung mới không có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế theo mô hình”con anh,con tôi,con chúng ta”như đã xảy ra trong không ít Luật và Pháp lệnh ở nước ta;Luật cạnh tranh cũng bao quát một cách toàn diện những vấn đề liên quan đến cạnh tranh thương trường…Và bên cạnh đó việc Bộ Công thương trình Chính phủ đề án xóa bỏ độc quyền,xây dựng thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh điện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và mong muốn của người tiêu dùng là một nỗ lực rất đáng hoan nghênh.Vấn đề lớn và phức tạp nên có ý kiến khác nhau là điều không lạ và có thể giúp cho việc hoàn thiện đề án.Điều quan trọng là vấn đề này không nên đóng khung việc thảo luận trong các cơ quan,tổ chức có liên quan trực tiếp mà cần phát huy được trí tuệ của nhiều người,đặc biệt là các trí thức ở trong và ngoài nước.Việc này làm tốt sẽ thúc đẩy những nổ lực xóa bỏ độc quyền,tạo lập môi trường kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác,đồng thời tạo tiền đề cho việc xây dựng luật bảo đảm quyền của dân được tiếp cận thông tin và đóng góp ý kiến hoàn thiện thể chế,đặc biệt là những chủ trương,chính sách có quan hệ mật thiết tới sản xuất và đời sống của dân. Ngoài ra để giải quyết các vấn đề các công ty độc quyền chính phủ còn thực hiện các biện pháp như là: Khuyến khích các công ty phát triển nhờ những chính sách của chính phủ: chính phủ thi hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển đồng thời phá bỏ những rào cản để các doanh nghiệp mới dễ đầu tư cho quá trình phát triển. Giám sát một cách chặt chẽ: chính phủ có thể đề ra các quy định cưỡng chế doanh nghiệp phải thực thi trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp ấy. Đây là biện pháp phổ biến để kiểm soát các công ty thuộc sở hữu nhà nước trong một nền kinh tế mới và đang phát triển. Kiểm soát tài khoản: chính phủ quy định phù hợp với những điều kiện của doanh nghiệp để doanh nghiệp bán sản phẩm đạt được mức doanh thu hiệu quả. Tuy nhiên biện pháp này có một 1 khó khăn cơ bản là chính phủ rất khó xác định mức giá chung của nền kinh tế và dễ dẫn đến một sự lạm phát hay giảm phát không tốt cho nền kinh tế. Mời gọi đầu tư từ nước ngoài làm cho nền kinh tế thị trường trở nên đa dạng hơn, nâng cao tính cạnh tranh cho những doanh nghiệp trong nước duy trì một nền kinh tế ổn định và phát triển trong tương lai. IV. CHÊNH LỆCH THÁI QUÁ VỀ MỨC THU NHẬP TRONG DÂN CƯ Nguyên nhân phát sinh: Chênh lệch về sở hữu tư liệu sản xuất: đây là nguồi gốc căn bản nhất dẩn tới sự giàu nghèo.  Những người có nhiều tự liệu sản xuất sẻ có nhiều khả năng tạo ra nhiều của cải hơn, đồng thời họ lại có điều kiện để tập trung và mở rộng kinh doanh khiến cho họ ,ngày càng giàu thêm.  Những người ít hoặc không có tư liệu sản xuất , trước hết là thiếu phương tiện để tạo ra kế mưu sinh , buộc phải bán sức lao động của mình, để nuôi bản thân, chịu sự bóc lột sức lao động của nhà tư bản khiến cho họ đã nghèo thì ngày càng ngheo hơn Sử dụng công nghệ : những người trong xã hội với mỗ trình độ được đào tạo khác nhau, có một môi trường sống khác nhau , những người nắm dữ được các phương tiện sản xuất hiện đại sẻ sản xuất được nhiều hơn , cho nên sẽ đạt được thu nhập nhiều hơn Sự chêch lệch về điều kiện sống: những người sống ở những cùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi , thì sẽ có thu nhập cao hơn Biểu hiện : Sau hơn 25 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Điều này thể hiện rõ ràng qua mức thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng trong phạm vi cả nước. Mức thu nhập bình quân đầu người của Việt nam tăng lên từ 295 nghìn đồng/người lên đến 995.500đ/người năm 2008; theo đó thu nhập bình quân đầu người của cả nông thôn và thành thị cũng lần lượt tăng lên. Bên cạnh đó chúng ta đã giảm được tỷ lệ hộ nghèo từ 58,1% năm 1993 xuống 12,3% năm 2009. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nói trên thì chênh lệch về mức sống giữa nhóm giàu với nhóm nghèo có xu hướng dãn ra ngày càng sâu sắc. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, chênh lệch giữa 20% nhóm thu nhập cao nhất với 20% nhóm thu nhập thấp nhất đã tăng từ 7,0 lần năm 1995 lên 8,9 lần năm 2009. Ở thành thị và nông thôn, khoảng cách này lần lượt là 8,2 lần lên 8,3 lần và từ 6,5 lần đến 6,9 lần trong cùng giai đoạn. Trừ Tây Nguyên, mọi khu vực kinh tế khác đều có mức chênh lệch giàu nghèo gia tăng [...]... với những đại diện như Robert Lucas, Jr., Robert Barro, Thomas Sargent phát biểu rằng những nhận thức sai lầm về sự vận động của giá cả, tiền lương đã khiến cho cung về lao động quá nhiều hoặc quá ít dẫn đến các chu kỳ của sản lượng và việc làm Một trong những phiên bản của lý thuyết này là tỷ lệ thất nghiệpcao trong suy thoái là do mức lương thực tế của công nhân cao hơn mức cân bằng của thị trường. .. phục hồi và hưng thịnh Nay không còn thấy cách gọi này nữa Nguyên nhân phát sinh Cho đến nay thì vẫn chưa có sự thống nhất chung về nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh tế kỳ giữa của trường phái kinh tế vĩ mô có thể chia thành hai nhóm: Chu kỳ kinh doanh là do những biến động bên ngoài hệ thống kinh tế gây ra ( chiến tranh, bầu cử tri, khủng hoảng giá, xăng, phát hiện ra nguồn tài nguyên mới, những thành tựu... bán Vẫn tồn tại trường hợp người mua nắm được nhiều thông tin hơn người bán, nhưng trường hợp đó thường chiếm tỷ trọng lớn và gây nguy hại nhiều cho xã hội như trường hợp ngược lại Suy thoái đạo đức trong nền kinh tế thị trường: tình trạng lừa gạt, lừa đảo, bội tín, sản xuất hàng kém chất lượng đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm… Nguyên nhân Thông tin thị trường lêch lac: Lợi nhuận của doanh nghiệp... gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế Chính vì vậy chu kỳ kinh tế, đặc biệt là pha suy thoái sẽ khiến cho cả khu vực công cộng lẫn khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn, Khi có suy thoái, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường từ hàng hóa dịch vụ cho đến thị trường vốn thu hẹp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng... chu kỳ kinh tế hình thành do thị trường không hoàn hảo, khiến cho tổng cầu biến động mà thành Các trường phái theo chủ nghĩa kinh tế tự do mới thì cho rằng sở dĩ có chu kỳ là do sự can thiệp của chính phủ hoặc do những cú sốc cung ngoài dự tính Lý thuyết tiền tệ: cho rằng chu kỳ kinh tế là do sự mở rộng hay thắt chặt của chính sách tiền tệ và tín dụng Đại diện tiêu biểu của lý thuyết này là nhà kinh... giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ) Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền... trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bị vô hiệu hóa và bị xuyên tạc; sự lãnh đạo của Đảng suy yếu Thứ năm, phân hóa giàu nghèo có mối quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển Nếu giải quyết tốt vấn đề phân hóa giàu nghèo sẽ tác động tích cực tới mục tiêu phát triển nền kinh tế một cách bền vững Tránh được những hệ lụy do quá trình đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế như môi trường, tài nguyên... hiểm của công việc hay người tiêu dùng có được đầy đủ độ nguy hại trong sản phẩm của họ điều này trái với mục tiêu hóa lợi nhuận của mình, nên doanh nghiệp thường không cung cấp đủ thông tin cho khách hàng, qua nhưng thông tin không biết đó thì các doanh nghiệp có thể dề dạng thực hiện mục đích của mình Chi phí cho việc thu thập và kiểm tra thông tin là rất lớn: do doanh nghiệp cố tình che dấu khiếm khuyết. .. những biến động bên ngoài hệ thống kinh tế gây ra ( chiến tranh, bầu cử tri, khủng hoảng giá, xăng, phát hiện ra nguồn tài nguyên mới, những thành tựu khoa học công nghệ ) Chu kỳ kinh doanh là do những biến động cơ chế bên trong của hệ thống kinh tế gây ra ( theo cách tiếp cận này thì : mọi sự mở rộng đều nuôi dưỡng sự suy thoái và thu hẹp; mọi sự thu hẹp đều nuôi dưỡng sự hồi sinh và mở rộng – theo... thích tài khóa khổng lồ của Tổng thống Obama mà thôi 1 Đối với chính sách tài khóa, cần tính toán thận trọng hiệu quả và liều lượng của gói kích cầu Chính sách kích cầu mà nhiều nước trên thế giới và Việt Nam đang sử dụng dựa trên quan điểm Keynes với lập luận cho rằng sẽ tạo ra tác động số nhân (multiplier effect) theo đó khoản chi tiêu kích cầu của Chính phủ sẽ là thu nhập của nhiều đối tượng khác . cạnh tranh cũng bao quát một cách toàn diện những vấn đề liên quan đến cạnh tranh thương trường Và bên cạnh đó việc Bộ Công thương trình Chính phủ đề án xóa bỏ độc quyền,xây dựng thị trường cạnh. như toàn bộ thị trường đối với một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó.Khái niệm độc quyền hiểu theo nghĩa hẹp là việc chiếm lĩnh thị trường của một công ty. Thị trường độc quyền là thị trường không. vi có hại cho cạnh tranh, làm giảm sự năng động của thị trường và làm méo mó quan hệ cung cầu.Và 1/7/2005 theo tờ trình của Chính phủ ,sự cần thiết tạo công cụ pháp lý hạn chế cạnh tranh không lành mạnh

Ngày đăng: 09/08/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w