Nguyễn Hữu Cảnh (1901-1941) Nguyễn Hữu Cảnh (cg. Nguyễn Hữu Kính; 1650 - 1700),công thần của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, có công khai mở các vùng đất phía nam. Quê: làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, trấn Thanh Hóa (nay là huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá). Là con thứ ba Nguyễn Hữu Dật, tướng của chúa Nguyễn Đàng Trong. Năm 1692, tổng binh đánh dẹp cuộc nổi dậy của Bà Tranh xứ Chiêm Thành và lập trấn Thuận Thành (Thuận Hải); sau lại dẹp cuộc nổi dậy của A Ban liên kết với một viên quan địa phương, được đề bạt làm trấn thủ dinh Bình Khang (Khánh Hòa). Năm Qúi Dậu 1693, ông dẫn đầu đoàn quân chinh phạt Chiêm Thành và bắt được vua xứ này là Bà Tranh. Năm 1698, làm thống suất kinh lược sứ lập phủ Gia Định. Trong hơn một năm nhậm chức, ông thành lập các đơn vị hành chính, huyện, xã và các cấp chính quyền tương ứng kéo dài lãnh thổ Đàng Trong trên vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1699 Nặc Ông Thu (vua Chân Lạp) đem quân tiến công nước ta, ông được triều đình cử vào chống trả. Tại đây ông đánh tan quân Nặc Ông Thu. Hầu hết công tác bình định khai hoang lập ấp ở miền Nam vào giai đoạn này phần lớn đều do công của ông. Đương thời đồng bào Nam Kì có lập đền thờ ông ở nhiều nơi như:Biên Hòa, Long Xuyên, Châu Đốc…Ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang có một cù lao được nhân dân địa phương đặt tên là Cù lao Ông Chưởng và một con rạch lớn gọi là Lòng Ông Chưởng. Ở thu đô Nam Vang của Campuchia cũng có đền thờ ông. Ông mất năm Canh Thân 1700 thọ 50 tuổi. Nguyễn Hữu Chỉnh (… - Đinh Mùi 1787) Nguyễn Hữu Chỉnh (… - Đinh Mùi 1787) Danh tướng cuối đời Hậu Lê, quê làng Cổ Đan, xã Đông Hải, huyện Chân Phúc, trấn Nghệ An (nay thuộc tỉnh Nghệ An), con nhà phú thương Nguyễn Mẫn. Năm 16 tuổi đỗ Hương cống, 18 tuổi thi đỗ Tam trường, ông có cơ trí và có tài biện bác, giỏi văn thơ. Trước theo Hoàng Ngũ Phúc đánh chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Khi Hoàng Ngũ Phúc mất, ông dựa vào Hoàng Đình Bảo, lúc kêu binh nổi lên giết Hoàng Đình Bảo, ông chạy vào Nghệ An, rồi theo Tây Sơn đánh chúa Trịnh. Nhưng Tây Sơn không tin ông, chẳng bao lâu ông lại dựa vào vua Lê, đánh dẹp nhóm Trịnh Bồng, được phong làm Đại Tư Đồ, giữ việc quân quốc trọng yếu, tước Bằng Trung Công, rồi thăng Bằng Quận Công. Có thế lực, ông xin vua Lê đòi Tây Sơn trả đất Nghệ An, và xúi giục Nguyễn Văn Duệ chống lại Tây Sơn. Khoảng cuối năm Đinh Mùi 1787, Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm đánh bắt ông, rồi giết đi bằng cực hình bốn ngựa phân thây. Nguyễn Hữu Dật (Qúi Mão 1603-Tân Dậu 1681) Nguyễn Hữu Dật (Qúi Mão 1603-Tân Dậu 1681) Danh tướng thời chúa Nguyễn, người có công lớn trong các cuộc chiến tranh với họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Ông là con Nguyễn Triều Văn (dòng dõi Nguyễn Trãi), quê ở Gia Miêu ngoại trang, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Năm 16 tuổi (1619) ông đã có tài văn thơ, được chúa Sãi bổ làm Văn chức, sau làm tham mưu theo dự các trận đánh lớn với quân Trịnh, lập nhiều công to, được giữ chức Đốc chiến, Chưởng dinh, Tiết chế, tước Chiêu Vũ Hầu. Trong đời các chúa Sãi, chúa Thượng (1635-1648), chúa Hiền (1648-1687), ông là một trong ba nhân vật trụ cột (Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Tiến) giúp chúa Nguyễn giữ gìn bờ cõi và mở mang lãnh thổ vào miền Nam thêm vững chãi. Các năm 1648-1660, ông cùng Nguyễn Hữu Tiến lập được những chiến công lừng lẫy như đương đầu với quân Trịnh ở Nghệ An, Thanh Hóa và chiếm luôn cả khu vực này. Lúc bấy giờ mọi việc quân sự chúa Nguyễn đều bàn bạc với ông. Ông là người có tài thao lược, nhiều năm làm tướng có nhiều mưu lược lớn giúp chúa Nguyễn đứng vững. Năm Tân Sửu 1681 ông mất, thọ 78 tuổi được chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần) truy tặng Tán trị tĩnh nạn Công thần, tước Chiêu Quận Công. Đương thời nhân dân Quảng Bình lập đền thờ ông tại làng Thạch Xá, gần đây hãy còn. Con ông là Nguyễn Hữu Kính (cũng được gọi là Cảnh) cũng là một danh tướng của chúa Nguyễn. Ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang có đền thờ ông gọi là Dinh ông Chưởng và cù lao ông Chưởng. Nguyễn Hữu Dật là tác giả các sách: Minh sơ anh liệt chí, Hoa vân cáo thị. . Nguyễn Hữu Cảnh (1901-1941) Nguyễn Hữu Cảnh (cg. Nguyễn Hữu Kính; 1650 - 1700),công thần của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, có công khai mở các vùng. 1681) Nguyễn Hữu Dật (Qúi Mão 1603-Tân Dậu 1681) Danh tướng thời chúa Nguyễn, người có công lớn trong các cuộc chiến tranh với họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Ông là con Nguyễn Triều Văn (dòng dõi Nguyễn. một trong ba nhân vật trụ cột (Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Tiến) giúp chúa Nguyễn giữ gìn bờ cõi và mở mang lãnh thổ vào miền Nam thêm vững chãi. Các năm 1648-1660, ông cùng Nguyễn Hữu Tiến lập