BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA HỌC Thời gian làm bài: 100 phút; (70 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 145 Câu 1: Alanin có thể phản ứng được với bao nhiêu chất trong các chất cho sau đây: Ba(OH) 2 ; CH 3 OH ; H 2 N–CH 2 –COOH; HCl, Cu, CH 3 NH 2 , C 2 H 5 OH, Na 2 SO 4 , H 2 SO 4 . A. 4 B. 7 C. 5 D. 6 Câu 2: Khử 246 gam nitrobenzen với hiệu suất 80% thì khối lượng anilin thu được là: A. 196,8 gam. B. 186 gam. C. Kết qủa khác. D. 148,8 gam. Câu 3:Cho các chất sau: KOH,NaCl, Al(OH) 3 ,Mg,Cu, Ag,CH 3 OH. Số chất tác dụng được với metyl fomiat là: A. 1. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 4: Kim loại có những tính chất vật lí chung nào sau đây? A. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng. B. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao. C. Tính dẫn điện và nhiệt, có khối lượng riêng lớncó ánh kim. D. Tính dẻo, tính dẫn điện và nhiệt, có ánh kim. Câu 5: Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4.860.000 (u). Vậy số mắc xích của glucozơ có trong xenlulozơ nếu trên là: A. 250.000 B. 300.000 C. 270.000 D. 350.000 Câu 6: Cho các polime sau: (-CH2- CH2-)n, (- CH2- CH=CH- CH2-)n, (- NH-CH2-CO-)n. Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là A. CH2=CHCl, CH3- CH=CH- CH3, CH3- CH(NH2)- COOH. B. CH2=CH2, CH3- CH=C=CH2, H2N- CH2- COOH. C. CH2=CH2, CH2=CH- CH= CH2, H2N- CH2- COOH. D. CH2=CH2, CH3- CH=CH-CH3, H2N- CH2- CH2- COOH. Câu 7: X là 1 amino axit chỉ có 1 nhóm amino –NH 2 và 1 nhóm cacboxyl –COOH. Cho 66,75 gam X phản ứng vừa đủ với HCl tạo ra 94,125 gam muối. Vậy công thức cấu tạo của X là : A. H 2 N–CH(CH 3 )–COOH B. H 2 N–CH=CH–COOH C. H 2 N–CH 2 –COOH D. CH 3 –CH(NH 2 )– CH 2 –COOH Câu 8: Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất 17,20 gam hợp chất A (C, H, O) có thể tích bằng thể tích 5,60 gam khí nitơ. Khi cho 2,15 gam A tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ được 2,10 gam một muối và một anđêhit. A có CTCT là A. HCOOCH 2 – CH=CH 2 . B. HCOOCH=CH 2 . C. HCOOCH=CH-CH 3 . D. CH 3 COOCH=CH 2 . Câu 9: Polipeptit (-NH-CH 2 -CO-) n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng: A. axit -amino propionic B. glyxin. C. alanin. D. axit glutamic Câu 10: Chất hữu cơ C 2 H 4 O 2 có mấy đồng phân tác dụng NaOH: A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 11: Từ dung dịch MgCl 2 ta có thể điều chế Mg bằng cách A. Cô can dung dịch rồi điện phân MgCl 2 nóng chảy B. Chuyển MgCl 2 thành Mg(OH) 2 rồi chuyển thành MgO rồi khử MgO bằng CO … C. Điện phân dung dịch MgCl 2 D. Dùng Na kim loại để khử ion Mg 2+ trong dung dịch Câu 12: Cho este Y có các đặc điểm sau: - Đốt cháy hoàn toàn Y tạo thành CO 2 và H 2 O có số mol bằng nhau. - thủy phân Y trong môi trường axit được chất T (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon gấp 2 lần số nguyên tử cacbon trong T). Phát biểu không đúng là: A. Đun Z với dung dịch H 2 SO 4 đặc ở 170 0 C thu được anken. B. Chất Y thuộc loại este no, đơn chức. C. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 3 mol CO 2 và 3 mol H 2 O. D. Chất Y tan vô hạn trong nước. Câu 13: Cho các Polime: PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, cao su lưu hoá. Các Polime có cấu trúc mạch thửng là các chất ở dãy nào sau đây? A. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ B. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ C. PE, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ, cao su lưu hoá D. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, xenlulozơ, cao su hoá Câu 14: Điều nào sau đây không đúng ? A. tơ tằm , bông , len là polime thiên nhiên B. Chất dẻo không có nhiệt độ nóng chảy cố định C. Nilon-6,6 và tơ capron là poliamit D. tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp Câu 15: Ngâm một lá kẽm trong 100 ml dd AgNO 3 0,1M . Khi p.ứng kết thúc, k.lượng lá kẽm tăng bao nhiêu? A. 0,755 g B. 0,65 g C. 1,3 g D. 1,51 g Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 4,48 lít khí CO 2 và 6,84 gam H 2 O. Công thức phân tử của hai amin là: A. CH 3 NH 2 và C 2 H 5 NH 2 B. C 4 H 9 NH 2 và C 5 H 11 NH 2 C. C 2 H 5 NH 2 và C 3 H 7 NH 2 D. C 3 H 7 NH 2 và C 4 H 9 NH 2 Câu 17: Cho luồng khí H 2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe 2 O 3 , ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là: A. Cu, FeO, ZnO, MgO B. Cu, Fe, ZnO, MgO C. Cu, Fe, Zn, Mg D. Cu, Fe, Zn, MgO Câu 18: Điện phân nóng chảy hoàn toàn 1,9g muối clorua của một kim loại hóa trị II, được 0,48g kim loại ở catôt. Kim loại đã cho là: A. Mg B. Zn C. Cu D. Fe Câu 19: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit? A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ. B. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. C. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ. D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ. Câu 20: vinyl axetat là chất có công thức nào sau đây? A. CH 2 =CH-COO-C 2 H 5 . B. CH 3 COO-CH=CH 2 . C. CH 2 =CH-COO-CH 3 . D. C 2 H 5 COO- CH=CH 2 . Câu 21: Để phân biệt xà phòng, hồ tinh bột, lòng trắng trứng ta sẽ dùng thuốc thử nào sau đây: A. Chỉ dùng Cu(OH) 2 . B. Chỉ dùng I 2 . C. Kết hợp I 2 và Cu(OH) 2 . D. Kết hợp I 2 và AgNO 3 /NH 3 . Câu 22: Câu nhận xét nào sau đây không đúng: A. Este sôi ở nhiệt độ thấp hơn axit tạo ra nó vì este dễ bay hơi. B. Axit dễ tan trong nước vì nó điện li không hoàn toàn. C. Este không tan trong nước vì không tạo được liên kết hiđrô với nước. D. Axit sôi ở nhiệt độ cao vì có liên kết hiđrô liên phân tử giữa các phân tử axit. Câu 23: Hòa tan hết m gam Mg vào dung dịch HNO 3 loãng, thu được một hỗn hợp khí gồm 0,06 mol NO; 0,02 mol N 2 O và 0,016 mol N 2 (trong dung dịch thu được không có NH 4 NO 3 ) . Trị số của m là: A. 4,08 B. 6,0 C. 3,0 D. 7,2 Câu 24: Các amin được sắp xếp theo chiều tăng của tính bazơ là dãy: A. C 6 H 5 NH 2 , (CH 3 ) 2 NH 2 , CH 3 NH 2 . B. C 6 H 5 NH 2 , CH 3 NH 2 , (CH 3 ) 2 NH 2 . C. CH 3 NH 2 , (CH 3 ) 2 NH 2 , C 6 H 5 NH 2 . D. CH 3 NH 2 , C 6 H 5 NH 2 , (CH 3 ) 2 NH 2 . Câu 25: Polivinyl clorua được điều chế từ khí thiên nhiên ( metan chiếm 95% ) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất mỗi giai đọan như sau: CH 4 C 2 H 2 C 2 H 3 Cl PVC Muốn tổng hợp 1 tấn PVC thì cần bao nhiêu m 3 khí thiên nhiên ( đktc) ? A. 5883 m 3 B. 2914 m 3 C. 5589 m 3 D. 5880 m 3 Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng: A. phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit hoặc bazơ luôn thu được glixerol. B. tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và ancol. C. khi thủy phân chất béo luôn thu được C 2 H 4 (OH) 2 . D. phản ứng giữa axit hữu cơ và ancol khi có H 2 SO 4 đặc là phản ứng một chiều. Câu 27: Thủy phân hoàn toàn 7,4 gam hỗn hợp 2 este đơn chúc đồng phân nhau thì cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch KOH 1M. Công thức cấu tạo thu gọn của 2 este là: A. HCOOC 2 H 5 và CH 3 COOCH 3 . B. CH 3 COOCH 3 và C 2 H 5 COOH. C. CH 3 COOC 2 H 5 và C 2 H 5 COOCH 3 . D. HCOOC 2 H 5 và C 2 H 5 COOH Câu 28: Để trung hòa lượng axit béo dư trong 2,8 gam mỡ lợn, người ta cần dùng 3,0 ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của chất béo trên là A. 4 B. 6 C. 7 D. 5 Câu 29: Phân tử poli(vinylclorua) có phân tử khối là 187,5.10 3 . Hệ số polime hóa bằng A. 3000 B. 1000 C. 4000 D. 2000 Câu 30: C 4 H 8 O 2 có số đồng phân este là: A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 31: Xà phòng hóa 32,5 gam chất béo bằng một lượng vừa đủ dung dịch KOH, sau phản ứng thu được một lượng glixerol. Cho 1/10 lượng glixerol trên tác dụng với Na dư thì thu được 336 ml khí hiđrô (đktc). Khối lượng xà phòng điều chế được là A. 49,3 gam B. 47,9 gam C. 45,6 gam D. 40,1 gam Câu 32: Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự độ ngọt tăng dần:Glucozơ,Fructozơ, Saccarozơ A. Saccarozơ <Fructozơ < glucozơ. B. Fructozơ < glucozơ < Saccarozơ C. Glucozơ < Saccarozơ < Fructozơ. D. Glucozơ < Fructozơ < Saccarozơ. Câu 33: Khi cho Fe vào dung dịch hỗn hợp các muối AgNO 3 , Cu(NO 3 ) 2 , Pb(NO 3 ) 2 thì Fe sẽ khử các ion kim loại theo thứ tự sau:( ion đặt trước sẽ bị khử trước) A. Ag + , Cu 2+ , Pb 2+ B. Pb 2+ ,Ag + , Cu 2 C. Cu 2+ ,Ag + , Pb 2+ D. Ag + , Pb 2+ ,Cu 2+ Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, người ta thu được 10,125 gam nước; 8,4 lit khí CO 2 và 1,4 lit khí N 2 (đều đo ở đktc). X có công thức phân tử là: A. C 5 H 13 N B. C 3 H 9 N C. C 4 H 11 N D. C 2 H 7 N Câu 35: Trong công nghiệp chế tạo ruột phích,người ta thường sử dụng phản ứng hoá học nào sau đây? A. Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 . B. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 . C. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 . D. Cho axit fomic tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 . Câu 36: Cho 1,625g kim loại hoá trị 2 tác dụng với dung dịch HCl lấy dư . Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì được 3,4g muối khan . Kim loại đó là A. Ni B. Zn C. Cu D. Mg Câu 37: Glucozơ là A. Hợp chất hữu cơ tạp chức. B. Hợp chất hữu cơ đơn chức. C. Hợp chất hữu cơ đa chức. D. Một hiđrôcacbon. Câu 38: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc? A. (CH 3 ) 3 COH và (CH 3 ) 3 CNH 2 . B. (CH 3 ) 2 CHOH và (CH 3 ) 2 CHNH 2 . C. (C 6 H 5 ) 2 NH và C 6 H 5 CH 2 OH. D. C 6 H 5 NHCH 3 và C 6 H 5 CH(OH)CH 3 . Câu 39: Mệnh đề không đúng là: A. CH 3 CH 2 COO C 2 H 5 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđêhit và muối. B. CH 3 CH 2 COOCH=CH 2 cùng dãy đồng đẳng với CH 3 COOCH=CH 2 . C. CH 3 CH 2 COO C 2 H 3 có thể trùng hợp tạo polime. D. CH 3 CH 2 COOC 2 H 3 tác dụng được với dung dịch axit HBr. Câu 40: Cho 4,5 g etylamin (C 2 H 5 NH 2 ) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là: A. 7,65 gam. B. 8,10 gam. C. 0,85 gam. D. 8,15 gam. Câu 41: Các amino axit no có thể phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây(xúc tác và điều kiện thích hợp): A. Dung dịch Na 2 SO 4 , dung dịch HNO 3 , CH 3 OH, dung dịch brom. B. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl, CH 3 OH, dung dịch brom. C. Dung dịch H 2 SO 4 , dung dịch HNO 3 , CH 3 OC 2 H 5 , dung dịch thuốc tím. D. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl, C 2 H 5 OH, C 2 H 5 COOH, HNO 2 Câu 42: Cho các hợp chất sau: CH 3 NH 2 (1); (C 6 H 5 ) 2 NH (2); KOH (3); NH 3 (4); (CH 3 ) 2 NH (5); (CH 3 ) 3 N (6); C 6 H 5 NH 2 (7). Thứ tự sắp xếp tính bazơ giảm dần là: A. (3);(6);(5);(1);(4);(7);(2). B. (7);(6);(5);(4);(3);(2);(1). C. (1);(2);(3);(4);(5);(6);(7). D. (3);(7);(5);(1);(4);(6);(2). Câu 43: Từ xenlulozơ ta có thể sản xuất được A. tơ capron B. tơ axetat C. tơ enang D. tơ nilon-6,6 Câu 44: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat(biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%).Giá trị của m là: A. 25,46. B. 29,70. C. 33,00 D. 26,73. Câu 45: Cho 0,01 mol Fe vào 50 ml dd AgNO 3 1M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là: A. giá trị khác. B. 3,24g C. 5,4g D. 2,16g Câu 46: Phản ứng nào sau đây dùng để chứng minh trong công thức cấu tạo của glucozơ có nhiều nhóm –OH ở kề nhau? A. Cho glucozơ tác dụng với H 2 ,Ni,t 0 . B. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 ,t 0 . C. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam. D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch nước Br 2 . Câu 47: Dãy các chất nào sau đây đều thuộc polisaccarit? A. Glucozơ và fructozơ. B. Xenlulozơ và tinh bột. C. Saccarozơ và mantozơ. D. Xenlulozơ và glucozơ. Câu 48: Điều khẳng định nào sau đây không đúng? A. Glucozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng gương. B. Glucozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng cộng H 2 (Ni/t 0 ). C. Glucozơ và fructozơ là 2 chất đồng phân của nhau. D. Glucozơ và fructozơ đều làm mất màu nước brom. Câu 49: Cho X là NH 3 , Y là CH 3 NH 2 , Z là (CH 3 ) 2 NH, T là C 6 H 5 NH 2 và U là (C 6 H 5 ) 2 NH. Trật tự tăng dần tính bazơ là: A. X < Y < Z < T < U B. U < T < Z < Y < X C. U < T < X < Y < Z D. U < Z< T < Y < X Câu 50: Cho 30,4 gam hỗn hợp 2 amin no đơn chức liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với 400 ml dung dịch HCl 2M thì vừa đủ. CTPT của 2 amin lần lượt là: A. CH 3 NH 2 và C 2 H 5 NH 2 . B. C 4 H 9 NH 2 và C 5 H 11 NH 2 . C. C 2 H 5 NH 2 và C 3 H 7 NH 2 . D. C 3 H 7 NH 2 và C 4 H 9 NH 2 . Câu 51: Cho 1ml anbumin (lòng trắng trứng) vào một ống nghiệm, thêm vào đó 0,5ml HNO 3 đặc. Hiện tượng quan sát được là: A. dung dịch chuyển từ không màu thành màu xanh tím. B. dung dịch chuyển từ không màu thành màu da cam. C. dung dịch chuyển từ không màu thành màu vàng. D. dung dịch chuyển từ không màu thành màu đen. Câu 52: Một este đơn chức A có tỉ khối so với khí metan là 5,5. Cho 1,76 gam A tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 0,1M đun nóng, cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 2,04 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của este A là A. n – propyl fomiat B. iso – propyl fpmiat C. metyl propionat D. etyl axetat Câu 53: Cho 1 bản kẽm ( lấy dư) đã đánh sạch vào dung dịch Cu(NO 3 ) 2 , phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng bản kẽm giảm đi 0,01g. Khối lượng muối CuNO 3 ) 2 có trong dung dịch là:( cho Cu=64, Zn=65, N=14, O=16). A. giá trị khác. B. 1,88 g C. ~ 0,29 g D. < 0,01 g Câu 54: Nilon-6,6 có công thức cấu tạo là A. [-NH-(CH 2 ) 6 -NH-CO-(CH 2 ) 4 -CO-] n B. [-NH-(CH 2 ) 5 -CO-] n C. Tất cả đều sai D. [-NH- (CH 2 ) 6 -CO-] n Câu 55: Cho các chất sau: Glucozơ (1); Etilen glicol (2); Saccarozơ (3); Glixerol (4); Rượu etylic (5); Axit fomic (6). Số chất tác dụng được với Cu(OH) 2 là: A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 56: Nguyên nhân nào sau đây làm cho etylamin dễ tan trong nước? A. do tác dụng với nước. B. do phân tử etylamin phân cực. C. do có liên kết hiđrô với nước. D. do có liên kết hiđrô giữa các phân tử etylamin. Câu 57: Cho m gam Anilin tác dụng hết với dung dịch Br 2 thu được 9,9 gam kết tủa. Vậy m là A. 0,93 gam B. 3,72 gam C. 2,79 gam D. 1,86 gam Câu 58: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là: A. 1,80 gam B. 1,82 gam C. 1,44 gam D. 2,25 gam Câu 59: Cho dãy các chất :C 2 H 2 ,HCHO,HCOOH,CH 3 CHO,(CH 3 ) 2 CO,C 12 H 22 O 11 (mantozơ).Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là: A. 4 B. 6 C. 3 D. 5 Câu 60: Chỉ dùng Cu(OH) 2 có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt sau: A. glucozơ, lòng trắng trứng, glixerin (glixerol), fructozơ. B. glucozơ, mantozơ, glixerin (glixerol), anđehit axetic. C. saccarozơ, glixerin (glixerol), anđehit axetic,ancol etylic. D. glucozơ, lòng trắng trứng, glixerin (glixerol), acol etylic. Câu 61: Sự kết hợp các phân tử nhỏ( monome) thành các phan tử lớn (polime) đòng thời loại ra các phân tử nhỏ như H 2 O , NH 3 , HCl…được gọi là A. sự polime hóa B. sự tổng hợp C. sự trùng hợp D. sự trùng ngưng Câu 62: X là một –aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm –NH 2 và 1 nhóm –COOH. Cho 15,1 gam X tác dụng với HCl dư thu được 18,75 gam muối. Công thức cấu tạo của X là: A. C 3 H 7 – CH(NH 2 ) – COOH B. H 2 N – CH 2 – COOH C. C 6 H 5 – CH(NH 2 ) – COOH D. CH 3 – CH(NH 2 ) – COOH Câu 63: Este A điều chế từ ancol metylic có tỉ khối so với oxi là 2,3125. Công thức của A là: A. C 2 H 5 COOCH 3 . B. CH 3 COOC 2 H 5 . C. C 2 H 5 COOC 2 H 5 . D. CH 3 COOCH 3 . Câu 64: Dung dịch saccarozơ tinh khiết không có tính khử,nhưng khi đun nóng với dung dịch H 2 SO 4 lại có thể cho phản ứng tráng gương.Đó là do: A. Đã có sự tạo thành anđehit sau phản ứng. B. Saccarozơ bị thuỷ phân tạo thành fructozơ. C. Saccarozơ bị thuỷ phân tạo thành glucozơ . D. Saccarozơ bị thuỷ phân tạo thành glucozơ và fructozơ. Câu 65: Cho glucozơ lên men thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO 2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dd Ca(OH) 2 dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Vậy khối lượng glucozơ cần dùng là: A. 56,25 gam B. 33,7 gam C. 20 gam 90 gam Câu 66: Cho luồng H 2 đi qua 0,8g CuO nung nóng. Sau phản ứng thu được 0,672g chất rắn. Hiệu suất khử CuO thành Cu là(%): A. 80 B. 90 C. 75 D. 60 Câu 67: Cao su thiên nhiên có cấu tạo giống polime được trùng hợp từ monome nàosau đây? A. Pentađien-1,4. B. isopentan. C. 2-Metylbutađien-1,3. D. Butađien-1,3. Câu 68: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng.Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%).Giá trị của m là: A. 2,62 B. 2,32 C. 2,22 D. 2,52 Câu 69: Cho dung dịch 5,4 gam Al tác dụng với HNO 3 dư thu được khí NO có thể tích (đktc) là A. 2,24 lít B. 13,44 lít C. 6,72 lít D. 4,48 lít Câu 70: Xà phòng hóa 6,6 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 5,20 gam. B. 1,64 gam. C. 4,10 gam. D. 4,28 gam. . < 0,01 g Câu 54: Nilon-6,6 có công thức cấu tạo là A. [-NH-(CH 2 ) 6 -NH-CO-(CH 2 ) 4 -CO-] n B. [-NH-(CH 2 ) 5 -CO-] n C. Tất cả đều sai D. [-NH- (CH 2 ) 6 -CO-] n Câu 55: Cho các. sau: (-CH 2- CH 2-) n, (- CH 2- CH=CH- CH 2-) n, (- NH-CH2-CO-)n. Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là A. CH2=CHCl, CH 3- CH=CH- CH3, CH 3- CH(NH2 )-. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA HỌC Thời gian làm bài: 100 phút; (70 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 145 Câu 1: Alanin có thể phản ứng được với bao