1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

trắc nghiệm chương Nguyên tử và cấu tạo nguyên tử pptx

4 585 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 82 KB

Nội dung

Câu 1. Cho các phát biểu sau: 1.Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là proton và nơtron 2.Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân thì cùng một nguyên tố nhưng tính chất hóa học có thể không giống nhau. 3.Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho nguyên tử của một nguyên tố hóa học vì nó cho biết số khối A và số đơn vị điện tích hạt nhân. 4.Số hiệu nguyên tử của nguyên tố cho biết số electron trong nguyên tử của nguyên tố đó. 5.các đồng vị của một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton và số khối A, nhưng khác nhau về số Nơtron. Các phát biểu sai là: A. 1, 2 và 4. B. 2, 3, và 4. C. 1, 2 và 5 D. 1 và 2. Câu 2. Cho số Avogadro(N) bằng 6,022.10 23 . Vậy số nguyên tử H có trong 1,8 gam H 2 O là: A. 0,2989. 10 23 nguyên tử B. 0,3011. 10 23 nguyên tử. C. 1,2044. 10 23 nguyên tử D. 10,8396. 10 23 nguyên tử. Câu3. Nguyên tố cacbon có hai đồng vị bền: 12 C và 13 C . Nguyên tử khối trung bình của cacbon là 12,011 . Tỷ lệ của 12 C trong hỗn hợp là: A. 98,89 % B. 1,11 % C. 82,05 % D. 17,95 %. Câu 4. Chọn phát biểu đúng. A. Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân trên những quĩ đạo tròn hay bầu dục xác định. B. Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân theo những quĩ đạo xác định. C. Obitan nguyên tử (AO) là khu vực không gian bao quanh hạt nhân nguyên tử và chứa hầu như toàn bộ điện tích của đám mây electron D. Obitan nguyên tử (AO) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt (tìm thấy) electron khoảng 70 %. Câu 5. Chọn phát biểu đúng… A. Obitan s có dạng hình cầu và tâm của nó chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử. B. Obitan p gồm 3 obitan P x , P y , P z có dạng hình số 8 nổi và mỗi AO có sự định hướng khác nhau trong không gian. C. Obitan P x định hướng trong không gian theo trục OY. D. Dựa trên số lượng electron mà người ta phân loại thành các Obitan s, p, d, f . Câu 6. Trong anion X 3- có tổng số hạt là 111, số electron bằng 48 % số khối.Nguyên tố X là: A. Asen(As, Z=33) B. Selen(Se, z=34). C. Photpho(P, Z=15) D.Gemani( Ge, Z=32). Câu 7. Nguyên tố R có hai loại đồng vị là R 1 và R 2 .Tổng số hạt trong R 1 là 54 hạt và trong R 2 là 52 hạt. Biết R 1 chiếm 25 % , nguyên tử khối trung bình của R bằng : A. 36,5 B.35,5 C. 37,5 D. 34,5 Câu 8. Nitơ có 2 đồng vị bền 14 N và 15 N , biết nguyên tử khối trung bình của nitơ là 14,0063. Vậy phần trăm của mỗi đồng vị là: A. 9,97% 14 N và 90,03 % 15 N B. 99,7 % 14 N và 0,3 % 15 N C. 99,37% 14 N và 0,63 % 15 N D. 0,3 % 14 N và 99,7% 15 N. Câu 9. Một oxit có công thức X 2 O có tổng số các loại hạt trong phân tử là 92 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28 hạt. Vậy oxit này là : A. Na 2 O B. K 2 O C. Cl 2 O D. H 2 O. Câu 10. Chọn phát biểu sai : A. Trong nguyên tử, các lớp electron được sắp xếp thành từng lớp, các lớp được sắp xếp từ gần hạt nhân ra ngoài. B. Những electron ở lớp trong liên kết với hạt nhân bền chặt hơn những electron ở lớp ngoài, do đó năng lượng của electron càng xa hạt nhân thì càng cao. C. Các electron trên cùng một lớp thì có mức năng lượng bằng nhau. D. Mỗi lớp electron chia thành các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường: s, p, d, f ,… Câu 11. Lớp electron có số electron tối đa bằng 18 là: A. lớp K B. Lớp L C. lớp M D. lớp N. Câu 12. Chọn phát biểu đúng : A. Các obitan trên cùng một phân lớp electron thì có cùng sự định hướng trong không gian. B. Số phân lớp trong mỗi lớp bằng bình phương số thứ tự của lớp đó. C. Phân lớp s, p, d, f có số obitan tương ứng là 1, 3, 5, 7 . D. Trong nguyên tử các electron trong mỗi obitan có một mức năng lượng biến thiên theo thời gian. Câu 13. Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp electron đã bão hòa: A. s 1 , p 3 , d 7 , f 12 B. s 2 , p 5 , d 9 , f 13 C. s 2 , p 6 , d 10 , f 14 D. s 2 , p 4 , d 10 , f `11 . Câu 14. Nguyên tử nguyên tố ở trạng thái cơ bản có số electron độc thân lớn nhất là : A. Al (Z=13) B. Fe(Z=26) C. Cr (Z=24) D. Na (Z=11) Câu 15. Chọn phát biểu đúng nhất : A. Đối với nguyên tử của các nguyên tố, số electron tối đa ở lớp ngoài cùng là 8. B. Các nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng đều thể hiện tính chất hóa học mãnh liệt. C. Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại và có 4, 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng đều là phi kim. D. A và C đều đúng. Câu 16. Cation M 2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s 2 2p 6 , cấu hình electron của nguyên tử M là : A. 1s 2 2s 2 2p 6 B. 1s 2 2s 2 2p 4 C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 D. 1s 2 2s 2 2p 8 . Câu 17. phát biểu nào sau đây sai : A. Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn và số thứ tự của ô bằng đúng số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố đó. B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. C. Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng luôn có cùng số electron lớp ngoài cùng. D. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng đúng số thứ tự của nhóm (trừ một số ngoại lệ) Câu 18. Nguyên tố X có số proton bằng 27, vị trí của X trong bảng tuần hoàn là : A. Chu kì 4 nhóm II A. B. Chu kì 4 nhóm II B C. Chu kì 4 nhóm VIII B D. Chu kì 4 nhóm VIII A. Câu 19. Cho dung dịch chứa 8,19 gam muối NaX tác dụng hết với dung dịch AgNO 3 thu được 20,09 gam kết tủa. X là : A. Clo (Cl , M=35,5) B. Brom (Br, M=80) C. Iôt (I, M= 127) D. nguyên tố khác. Câu 20. Cho các phát biểu sau : 1. Nguyên tử của các nguyên tố trong một nhóm A có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và bằng đúng số thứ tự của nhóm. 2. Cá nguyên tố nhóm A là các nguyên tố s và Các nguyên tố nhóm B là các nguyên tố p và d. 3. Các nguyên tố nhóm B có số electron hóa trị nằm ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng chưa bão hòa(trừ một số trường hợp) 4. Nguyên tố f là nguyên tố có phân lớp f trong cấu hình electron của nguyên tử. 5. Các nguyên tố nhóm B đều thuộc chu kì lớn , chúng là các nguyên tố d và f, còn được gọi là các kim loại chuyển tiếp. Các phát biểu đúng là : A. 1, 2, và 5 B. 1, 3, 4 C. 1, 3 và 5 D. 1, 2 và 4. Câu 21. Chọn câu đúng : A. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. B. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử giảm theo chiều giảm của độ âm điện. C. Trong một chu kì, theo chiều giảm của bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa của các nguyên tố tăng D. Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng , năng lượng ion hóa giảm và độ âm điện tăng. Câu 22. Chọn câu đúng nhất : A. Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, tính kim loại tăng và tính phi kim giảm. B. Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần. C. Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính axit của oxit và hidroxit các nguyên tố tăng dần. D. Trong một nhóm A, chiều từ trên xuống, tính bazơ của oxit và hidroxit các nguyên tố giảm dần. Câu 23. Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn, Y tạo được hợp chất khí với hidro và công thức oxit cao nhất của Y là YO 3 . Nguyên tố Y tạo với kim loại M cho hợp chất có công thức là MY 2 , trong đó M chiếm 46,67 % về khối lượng, kim loại M là : A. Fe B. Zn C. Cu D. Mg . Câu 24. Cho 6,4 gam hỗn hợp 2 kim loại thuộc hai chu kì liên tiếp và cùng thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít Hiđro (đktc). Hai kim loại đó là : A. Mg( M=24) và Ca(M=40) B. Be (M=9) và Mg (M=24) C. Ca( M=40) và Sr (M=88) D. Sr (M=88) và Ba (M=137) Câu 25. cho A (Z=12) , B (Z=19), C( Z=20), phát biểu nào sau đây đúng: A. trật tự tăng dần tính kim loại là A  B  C. B. trật tự tăng dần tính phi kim là A C  B . C. trật tự giảm dần tính kim loại là AC B D. trật tự giảm dần tính phi kim là A CB . Câu 26. Nguyên tử X có số hiệu nguyên tử là 12, nó có khả năng tạo thành ion: A. X - B. X + C. X 2- D. X 2+ Câu 27. Khi cho 10,12 gam kim loại Na tác dụng với một phi kim B thì thu được 17,16 gam muối natri. B là : A. Cl (M=35,5) B. Br (M=80) C. S (M=32) D. O (M=16). Câu 28. Oxit cao nhất của nguyên tố R ứng với công thức R 2 O 5 , hợp chất của R với Hiđro chứa 82,35% R về khối lượng. Nguyên tố R là : A. Photpho B. Nitơ C. Lưu huỳnh D. Clo. Câu 29. Magie (Mg) có hai đồng vị là 24 Mg và 25 Mg. Nguyên tử khối trung bình của Mg là 24,4. Vậy trong hỗn hợp Mg (M=24,4) có 200 nguyên tử 25 Mg thì số nguyên tử 24 Mg là : A.300 B. 150 C.133 D. kết quả khác. Câu 30. Trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị : 16 O, 17 O, 18 O , Cacbon có hai đồng vị 12 C và 13 C. Số phân tử CO 2 có thể tạo thành là : A. 8 B. 12 C.16 D. 6 . hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là proton và nơtron 2.Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân thì cùng một nguyên tố nhưng tính chất hóa học có thể không giống nhau. 3.Kí hiệu nguyên. 2, 3, và 4. C. 1, 2 và 5 D. 1 và 2. Câu 2. Cho số Avogadro(N) bằng 6,022.10 23 . Vậy số nguyên tử H có trong 1,8 gam H 2 O là: A. 0,2989. 10 23 nguyên tử B. 0,3011. 10 23 nguyên tử. . trong nguyên tử của nguyên tố đó. 5.các đồng vị của một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton và số khối A, nhưng khác nhau về số Nơtron. Các phát biểu sai là: A. 1, 2 và

Ngày đăng: 09/08/2014, 08:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w