1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo án Vật lý 7 (soạn riêng cho chương trình phổ cập vùng sâu vùng xa) - 3 pps

10 486 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 386,6 KB

Nội dung

Yêu cầu học sinh quan sát xem có nhìn thấy ảnh của mình trong các vật ấy không và có giống ảnh nhìn thấy trong gương phẳng không? Ta cùng nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương cầu, trước hết là gương cầu lồi. HĐ2: Quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi. HĐ3: Làm thí nghiệm kiểm tra theo nhóm Chú ý đặt vật cách gương phẳng và gương cầu với cùng một khoảng cách ( điểm nhô cao nhất trong gương cầu ngang với mặt gương phẳng ). C1: Hãy so sánh độ lớn ảnh của hai cây nến tạo bởi hai gương. Cho học sinh nêu kết luận. HĐ4: Nêu vấn đề xác định vùng nhìn thấy ( thị trường ) của gương cầu lồi, so sánh với vùng nhìn thấy của gương phẳng. Hướng dẫn học sinh bố trí thí nghiệm. C2: So sánh bề rộng vùng nhìn thấy của hai gương. HĐ5: Trả lời các câu hỏi C3, C4 Yêu cầu một số học sinh trả lời trước rồi cả lớp nhận xét. C3: Trên ôtô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì ? C4: Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương cầu lồi lớn. Gương đó giúp ích gì cho người lái Tùy câu trả lời của học sinh. Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm. Dự đoán. Học sinh làm thí nghiệm kiểm tra theo nhóm. C1: 1.Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. 2.Anh quan sát được nhỏ hơn vật. Học sinh thảo luận theo nhóm. Thảo luận kết quả chung ở nhóm. Học sinh làm việc theo nhóm. C2: Nhìn vào gương cầu lồi ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng bề rộng. Học sinh làm việc cá nhân. C3: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng ( có cùng kích thước), vì vậy giúp cho người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau. C4: Người lái xe nhìn thấy trong gương cầu lồi xe cộ và người bị các vật cản ở bên đường che gương cầu lồi. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật. II.Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. S C F H S’ H’ O Tu ầ n: 8 Tiết: 8 Ngày dạy : xe ? khuất, tránh được tai nạn. 4.Củng cố: Cho học sinh đọc nội dung ghi nhớ. 5.Dặn dò: Học thuộc long nội dung ghi nhớ, làm các bài tập: 7.1, 7.2, 7.4 trang 8 sách bài tập VL7. Nghiên cứu trước nội dung bài học kế. BÀI 8 : GƯƠNG CẦU LÕM I.MỤC TIÊU: 1.Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm. 2.Nêu được những tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm. 3.Biết cách bố trí thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm. 4.Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi. II.CHUẨN BỊ: Đối với mỗi nhóm học sinh: Một gương cầu lõm có giá đỡ thẳng đứng, 1 gương phẳng tròn có cùng kích thước với gương cầu lõm, 1 viên phấn, 1 màn chắn sáng, 1 đèn pin để tạo chùm tia sáng song song và phân kì. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp( 1’): Lớp trưởng báo cáo sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng nội dung ghi nhớ. Sửa bài tập 7.1 (A); 7.2(C). 3.Giảng bài mới: Giáo viên tổ chức các hoạt động Hoạt động của học sinh Ghi bảng HĐ1: Nghiên cứu ảnh ảo của mộ t vật tạo bởi gương cầu lõm. (3’) Cho học sinh quan sát một gương cầu lồi và một gương cầu lõm. Yêu cầu học sinh nhận xét sự giống và khác nhau của hai gương. Nêu câu hỏi: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm có giống với ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi không ? HĐ2: Học sinh quan sát ảnh của một vật đặt gần sát mặt phản xạ của một gương cầu lõm, dự đoán những tính chất của ảnh này. Trả lời câu hỏi C1 và C2. (18’) C1: Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm ở thí nghiệm trên là ảnh gì ? So với cây nến thì lớn hơn hay nhỏ hơn ? C2: Hãy bố trí một thí nghiệm để so sánh ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm với ảnh của cùng vật đó tạo bởi gương phẳng. Mô tả cách bố trí thí nghiệm. Nêu kết quả so sánh. HĐ3: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong lời kết luận. (3’) HĐ4: Nghiên cứu sự phản xạ của một số chùm tia tới trên gương cầu lõm. Chùm tia tới song song; chùm tia tới phân kì.(15’) C3: Đối với chùm tia tới song song, quan sát chùm tia phản xạ xem nó có đặc điểm gì ? Hình 8.2 C4: Hình 8.3 là một thiết bị dùng Học sinh nhận xét và trả lời. Học sinh làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán trên. C1: Ảnh ảo, lớn hơn cây nến. C2: Tự học sinh thảo luận và trả lời. Sau khi thảo luận xong thì học sinh phát biểu và các nhóm bổ sung để thống nhất ý kiến, hoàn thành phần kết luận. Làm thí nghiệm, rút ra nhận xét, viết đầy đủ câu kết luận, sau đó vận dụng kết luận để trả lời câu hỏi C3, C4. C3: Kết luận: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương. C4: Mặt trời ở rất xa ta Bài 8:Gương cầu lõm. I.Ảnh tạo bởi gương cầu lõm. 1.Thí nghiệm: 2.Kết luận: Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật. II.Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm: 1.Đối với chùm tia tới song song. a.Thí nghiệm: b:Kết luận: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương. 2.Đối với chùm tia tới phân kì: a.Thí nghiệm: b.Kết luận: gương cầu lõm hứng ánh sáng Mặt Trời để nung nóng vật. Hãy giải thích vì sao vật đó lại nóng lên ? C5: Bằng cách di chuyển đèn pin, hãy tìm vị trí của S để thu được chùm phản xạ là một chùm sáng song song ? Hình 8.4 Học sinh vận dụng để trả lời câu C6, C7. C6: Tìm vị trí thích hợp để thu được chùm phản xạ song song từ pha đèn chiếu ra ? C7: Muốn thu được chùm sáng hội tụ từ đèn ra thì phải xoay pha đèn để cho bóng đèn ra xa hay lại gần gương ? Cho học sinh chép phần ghi nhớ vào tập. nên chùm sáng từ Mặt Trời tới gương coi như chùm tia tới song song, cho chùm tia tới phản xạ hội tụ tại một điểm ở phía trước gương. Ánh sáng Mặt Trời có nhiệt độ cao cho nên vật để ở chỗ ánh sáng hội tụ sẽ nóng lên. C5: Kết luận: Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song. C6: Nhờ có gương cầu lõm trong pha đèn pin nên khi xoay pha đèn đến vị trí thích hợp ta sẽ thu được một chùm sáng phản xạ song song, ánh sáng sẽ truyền đi xa được, không bị phân tán mà vẫn sáng rõ. C7: Điều chỉnh đèn ra xa gương. Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song. III.Vận dụng. IV:Ghi nhớ: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật. Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. 4.Củng cố: Cho học sinh đọc nội dung ghi nhớ. 5.Dặn dò: Học thuộc long nội dung ghi nhớ, làm các bài tập: 8.1, 8.2 sách bài tập VL7. Ôn lại các bài đã học để tiết sau tiến hành tổng kết chương. S Tu ầ n: 9 Tiết: 9 Ngày dạy : BÀI 9 : TỔNG KẾT CHƯƠNG I: QUANG HỌC I.MỤC TIÊU: 1.Nhắc lại những kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm, cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, xác định vùng nhìn thấy trong gương phẳng. So sánh với vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi. 2.Luyện tập thêm về cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng. II.CHUẨN BỊ: III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp( 1’): Lớp trưởng báo cáo sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Giảng bài mới: Giáo viên tổ chức các hoạt động Hoạt động của học sinh HĐ1: Ôn lại kiến thức cơ bản. Yêu cầu học sinh lần lượt trả lời những câu hỏi ở phần tự kiểm tra và thảo luận khi thấy có những chỗ cần điều chỉnh. C1: Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi: “Khi nào ta nhìn thấy một vật ?” A. Khi vật được chiếu sáng. B. Khi vật phát ra ánh sáng. C. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. D. Khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu sáng vật. C2: Chọn câu phát biểu đúng trong các câu dưới đây nói về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. A. Ảnh ảo bé hơn vật và ở gần gương hơn vật. B. Ảnh ảo bằng vật và cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. C. Ảnh hứng được trên màn và lớn bằng vật. D. Ảnh không hứng được trên màn và bé hơn vật. C3: Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường………và………, ánh sáng truyền đi theo…………… C4: Tia sáng khi gặp gương phẳng thì bị phản xạ lại theo định luật phản xạ ánh sáng: a. Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với………và đường………… b. Góc phản xạ bằng………………. C5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh gì ? Độ lớn của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến gương thế nào so với độ lớn của vật và khoảng cách từ vật đến gương ? C6: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất gì giống và khác với ảnh C1: Câu C. C2: Câu B. C3: Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. C4: Tia sáng khi gặp gương phẳng thì bị phản xạ lại theo định luật phản xạ ánh sáng: a. Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến. b. Góc phản xạ bằng góc tới. C5: Ảnh ảo, có độ lớn bằng vật, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. C6:Giống nhau: Ảnh ảo. Khác nhau: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương phẳng. C7: Khi một vật ở gần sát gương. Ảnh này lớn hơn vật. C8: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên của một vật tạo bởi gương phẳng ? C7: Khi vật ở khoảng nào thì gương cầu lõm cho ảnh ảo ? Ảnh này lớn hơn hay nhỏ hơn vật ? C8: Viết ba câu có nghĩa, trong mỗi câu có bốn cụm từ chọn trong bốn cột dưới đây: C9:Cho một gương phẳng và một gương cầu lồi cùng kích thước. So sánh vùng nhìn thấy của chúng. Sang phần vận dụng C1: Có hai điểm sáng S 1 , S 2 đặt trước gương phẳng như hình 9.1 a. Hãy vẽ ảnh của mỗi điểm tạo bởi gương . b. Vẽ hai chùm tia tới lớn nhất xuất phát từ S 1 , S 2 và hai chùm tia phản xạ tương ứng trên gương. c. Để mắt trong vùng nào thì sẽ nhìn thấy đồng thời ảnh của cả hai điểm sáng trong gương ? Gạch chéo vùng đó. C2: Một người đứng trước ba cái gương (gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm), cách các gương một khoảng bằng nhau. Quan sát ảnh ảo của mình trong ba gương sẽ thấy chúng có tính chất gì giống nhau, khác nhau ? C3: Có bốn học sinh đứng ở bốn vị trí quanh một cái tủ đứng như trong hình 9.2. Hãy chỉ ra những cặp học sinh có thể nhìn thấy nhau. Đánh dấu vào bảng sau đây những cặp đó. màn chắn và lớn hơn vật. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn chắn và bé hơn vật. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và bằng vật. C9:Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. C10: C2: Ảnh quan sát được trong 3 gương đều là ảnh ảo: ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi nhỏ hơn trong gương phẳng, ảnh trong gương phẳng lại nhỏ hơn ảnh trong gương cầu lõm. C3: An Thanh Hải Hà An x x Thanh x x Hải x x x g ươ ng c ầ u lõm gương phẳng g ươ ng c ầ u l ồ i h ứ ng đ ư ợ c trên màn ch ắ n không hứng được trên màn ch ắ n bé h ơ n v ậ t bằng vật lớn hơn vật ảnh ảo ảnh th ậ t T ủ đ ứ ng An Than h H ả i Hà S 1 S 2 S 1 ’ S 1 ’ S 2 ’ S 2 ’ S 1 ’, S 2 ’ Tu ầ n: 10 Tiết: 10 Ngày dạy : Sang phần trò chơi ô chữ: Theo hàng ngang: 1. Vật hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó. 2. Vật tự nó phát ra ánh sáng. 3. Cái mà ta nhìn thấy trong gương phẳng. 4. Các chấm sáng mà ta nhìn thấy trên trời ban đêm khi không có mây. 5. Đường thẳng vuông góc với mặt gương. 6. Chỗ không nhận được ánh sáng trên màn chắn. 7. Dụng cụ để soi ảnh của mình hàng ngày. Từ hàng dọc là gì ? 1. Vật sáng. 2. Nguồn sáng. 3. Ảnh ảo. 4. Ngôi sao. 5. Pháp tuyến. 6. Bóng đen. 7. Gương phẳng. Từ hàng dọc là: Ánh sáng. Hà x 4.Dặn dò: Về ôn bài chuẩn bị tiết tới kiểm tra một tiết. KIỂM TRA MỘT TIẾT I.Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây: (5 điểm) 1) Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật ? A. Khi mắt ta hướng vào vật. B. Khi mắt ta phát ra những tia sáng đến vật. C. Khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta. D. Khi giữa vật và mắt không có khoảng tối. 2) Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường nào ? A. Theo nhiều đường khác nhau. B. Theo đường gấp khúc. C. Theo đường thẳng. D. Theo đường cong. 3) Tia phản xạ trên gương phẳng nằm trong cùng mặt phẳng với: A. Tia tới và đường vuông góc với tia tới. B. Tia tới và đường pháp tuyến với gương. C. Đường pháp tuyến với gương và đường vuông góc với tia tới. D. Tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới. 4) Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi tia sáng gặp gương phẳng như thế nào ? A. Góc tới gấp đôi góc phản xạ. B. Góc tới lớn hơn góc phản xạ. C. Góc phản xạ bằng góc tới. D. Góc phản xạ lớn hơn góc tới. 5) Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: A. Lớn hơn vật. B. Bằng vật. C. Nhỏ hơn vật. D. Gấp đôi vật. 6) Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi: A. Nhỏ hơn vật. B. Lớn hơn vật. C. Bằng vật. D. Gấp đôi vật. 7) Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm: A. Nhỏ hơn vật. B. Bằng vật. C. Lớn hơn vật. D. Bằng nửa vật. 8) Vì sao người lái xe ô tô không dùng gương cầu lõm đặt phía trước để quan sát ảnh của các vật ở trên đường, phía sau xe ? A. Vì gương cầu lõm chỉ cho ảnh thật, phải hứng trên màn mới thấy được. B. Vì ảnh ảo quan sát được trong gương cầu lõm rất lớn nên chỉ nhìn thấy một phần. C. Vì trong gương cầu lõm ta chỉ nhìn thấy ảnh ảo của những vật để gần gương ( không quan sát được các vật ở xa ). D. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lõm quá bé. 9) Lần lượt đặt mắt trước một gương cầu lồi, gương phẳng (cùng chiều rộng), cách hai gương một khoảng bằng nhau. So sánh vùng nhìn thấy của hai gương: A. Vùng nhìn thấy của gương phẳng lớn hơn vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. B. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùnh nhìn thấy của gương phẳng. C. Vùng nhìn thấy của hai gương bằng nhau. D. Không thể so sánh được. 10) Vì sao nhốc gương phản xạ, đèn pin lại có thể chiếu sáng đi xa ? A. Vì gương hắt ánh sáng trở lại. B. Vì gương cho ảnh ảo rõ hơn. C. Vì gương cầu lõm cho chùm phản xạ song song. D. Vì nhờ có gương ta nhìn thấy những vật ở xa. II.Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau đây: (4 điểm) 1. Trong nước nguyên chất, ánh sáng truyên đi theo đường……………. 2. Khoảng cách từ một điểm trên vật đến gương phẳng…………khoảng cách từ ảnh của điểm đó tới gương. 3. Ảnh……….tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn. 4. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi…………… vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. 5. Ảnh ảo của một vật quan sát được trong gương cầu lõm………….ảnh ảo của cùng vật đó quan sát được trong gương cầu lồi. 6. Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường…………….và………ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. III.Giải thích vì sao có thể dùng gương cầu lõm để tập trung ánh sáng Mặt Trời. (1 điểm) HẾT Dặn dò: Về xem trước nội dung bài học kế. . cho câu hỏi: “Khi nào ta nhìn thấy một vật ?” A. Khi vật được chiếu sáng. B. Khi vật phát ra ánh sáng. C. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. D. Khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu sáng. Lớn hơn vật. B. Bằng vật. C. Nhỏ hơn vật. D. Gấp đôi vật. 6) Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi: A. Nhỏ hơn vật. B. Lớn hơn vật. C. Bằng vật. D. Gấp đôi vật. 7) Ảnh của một vật tạo. chữ: Theo hàng ngang: 1. Vật hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó. 2. Vật tự nó phát ra ánh sáng. 3. Cái mà ta nhìn thấy trong gương phẳng. 4. Các chấm sáng mà ta nhìn thấy trên trời

Ngày đăng: 09/08/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w