Các loại nước trong đất . - Hơi nước: Đây là loại nước có trong không khí của khe rỗng đất, rất thuận lợi cho hoạt động của vi sinh vật và rễ cây. Hơi nước trong đất chuyển động từ nơi có áp lực cao xuống nơi có áp lực thấp. Áp lực đó phụ thuộc vào độ ẩm tuyệt đối và nhiệt độ của hơi nứơc. Hơi nước có thể đọng lại ở thành khe rỗng và chuyển động từ trong đất ra ngoài không khí. Sự chuyển động này là nguyên nhân chủ yếu để hình thành sự bốc hơi mặt đất. - Nước liên kết hoá học: là loại nước liên kết chặt chẽ với các hạt đất và không trực tiếp tham gia vào quá trình biến đổi vật lý trong đất. Nếu đốt nóng một mẫu đất đến nhiệt độ từ 100 – 110 0C thì sau một thời gian nước trong đất bốc hơi gần hết, lúc này đất có khối lượng tương đối ổn định gọi là khối lượng đất khô tuyệt đối. Nhưng nếu cứ đốt nóng mẫu đất ở nhiệt độ cao hơn 110 0C thì sau một thời gian khối lượng đất tiếp tục giảm vì còn một lượng nước tiếp tục bốc hơi và sẽ bốc hơi hết khi đốt nóng đến 500 0C. Như vậy, loại nước bốc hơi ở nhiệt độ trên 100 0C gọi là nước liên kết hoá học. Loại nước này trong một số trường hợp có thể đạt đến 5-7 % khối lượng đất khô. Đối với cây trồng loại nước này không sử dụng được nên khi tính độ ẩm đất người ta thường không tính đến loại nước này. - Nước liên kết lý học: là loại nước được giữ lại ở trong đất nhờ lực phân tử và bốc hơi ở 100 0C. Nước liên kết lý học được chia làm 2 loại là nước dính và nước màng. + Nước dính: là loại nước dính chặt vào mặt ngoài của hạt đất thành từng lớp, thường có chiều dày từ 8 - 10 lớp phân tử nước. Loại nước này được tạo thành ở trong đất do hơi nước bị đất hút từ không khí vào rồi ngưng đọng lại. Khi độ ẩm của không khí là độ ẩm bảo hoà thì đất sẽ có điều kiện hút hơi nước tối đa và tính chất này được đặc trưng bằng hệ số dính nước của đất. Lượng nước dính tối đa trong đất có thể đạt tới chỉ số 7–8 % khối lượng đất khô. Khi lượng nước ngậm trong đất bằng 2 lần lượng nước dính thì cây đã bắt đầu thiếu nước, rễ cây khó hút nước lên và hạn chế phát triển của cây. Do đó giới hạn tối thiểu của nước ngậm phải bằng 2 lần lượng nước dính tối đa. + Nước màng: khi đã đạt đến lượng nước dính tối đa, nếu tiếp tục cung cấp nước cho đất thì các màng nước xung quanh hạt đất vẫn tiếp tục tăng lên và hình thành nên loại nước màng. Như vậy, nước màng là loại nước bao bọc phía ngoài nước dính tối đa, có chiều dày gấp 2 - 6 lần chiều dày của lớp nước dính. Nước màng có tỷ trọng lớn hơn 1 và có độ nhớt rất cao, cây hấp thụ nước màng khó khăn. Nếu nước trong đất chỉ là nước màng thì cây sẽ bị héo. - Nước tự do: A.V. Trôfunmôp đã định nghĩa nước tự do như sau: “tất cả các loại nước chứa trong đất với một hàm lượng vượt quá lượng trữ nước phân tử tối đa (nước màng) đều không chịu tác dụng của lực phân tử các hạt đất, tất cả các loại nước ấy đều gọi là nước tự do”. Sau khi đã hình thành nước màng, nếu tiếp tục cung cấp thêm nước cho đất thì giữa các góc nhọn của khẻ hỏng chứa đầy nước và hình thành mặt nước cong, được gọi là nước goc. Sau khi đã hình thành nước góc nếu tiếp tục cung cấp thêm nước cho đất thì mặt nước cong các góc ngày càng mở rộng tiếp xúc với nhau và lúc này được gọi là nước mao quản ống. Tuy nhiên, giữa các hạt đất còn có kẻ hổng hình ống chưa chứa đầy nước. Nếu các kẻ hổng đó tiếp xúc với mặt nưới tự do thì nước sẽ chuyển động lên trong các kẻ hổng đó như trong các ống mao quản và nước đó gọi là nước mao quản. Nước mao quản có hai loại: + Nước mao quản leo: là nước mao quản chuyển động từ dưới lên, sự chuyển động này chỉ phụ thuộc vào lực căng mặt ngoài của nước. Chiều cao leo tối đa cũng phụ vào loại đất, thành phần cơ giới, độ rỗng, thành phần và nồng độ các muối trong đất. Ví dụ: khi tăng nồng độ của NaCl, NaCO3 và Na2SO4 cho nước leo thì hmax sẽ giảm xuống, nhưng khi tăng Ca(HCO)2, CaSO4 thì hmax sẽ tăng lên. Chiều cao leo của nước mao quản trong các loại đất có thể tham khảo qua bảng sau (bảng 5): Bảng 5: Chiều cao leo của nước mao quả Loại đất hmax (cm) Loại đất hmax (cm) Đất sét Thịt pha cát Cát pha 200 - 400 150 - 300 100 - 150 Đất cát Đất bùn Đất mặn 50 - 100 120 - 150 120 - Nước mao quản treo: khi mưa hay khi tưới nước, nước chứa đầy ống mao quản, nhưng không tiếp giáp với nước ngầm, mà nước đó được giữ lại do sức căng mặt ngoài gọi là nước mao quản treo. - Nước trọng lực: là nước mà khi khe hổng đã đầy nước, nếu cung cấp thêm nước thì chuyển động của nước này chỉ chịu tác dụng của trọng lực. - Nước ngầm: là nước tự do chứa trong đất, được tạo thành sau khi mưa và ngấm xuống đất thấm nước rồi đọng lại trên tầng đất không thấm nước. Đây là nguồn nước tương đối sạch, chứa nhiều chất hoà tan hơn nước mặt và ít bị ô nhiễm. Hầu như trong nước ngầm không có chất lơ lửng. . Các loại nước trong đất . - Hơi nước: Đây là loại nước có trong không khí của khe rỗng đất, rất thuận lợi cho hoạt động của vi sinh vật và rễ cây. Hơi nước trong đất chuyển động. hấp thụ nước màng khó khăn. Nếu nước trong đất chỉ là nước màng thì cây sẽ bị héo. - Nước tự do: A.V. Trôfunmôp đã định nghĩa nước tự do như sau: “tất cả các loại nước chứa trong đất với. - Nước liên kết lý học: là loại nước được giữ lại ở trong đất nhờ lực phân tử và bốc hơi ở 100 0C. Nước liên kết lý học được chia làm 2 loại là nước dính và nước màng. + Nước dính: là loại