PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG MÍA 4.1. Tuyển chọn từ tập đoàn giống mía tư liệu Đây là phương pháp tuyển chọn giống nhanh, có thể tiến hành ở các cơ sở nghiên cứu chưa có điều kiện tạo giống mới bằng các phương pháp khác. Đồng thời, phương pháp tuyển chọn cũng là giai đoạn cuối của các phương pháp tạo giống mới. Phương pháp này có những ưu điểm là: + Rút ngắn thời gian nghiên cứu, không đòi hỏi phải có điều kiện nghiên cứu cao, trang thiết bị phức tạp, do đó giảm nhiều chi phí nghiên cứu. + Tiếp thu được những thành tựu nghiên cứu của các nước khác và của các cơ sở khác trong nước. Tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế về lĩnh vực này. Tuy nhiên, đây là phương pháp chọn lọc - bồi dục giống, đánh giá và khu vực hoá giống mà bản thân nó không nhằm tạo ra giống mới. 4.2. Phương pháp lai hữu tính đối với cây mía Cho đến nay, đây là phương pháp tạo giống mía chủ yếu, nhiều giống mía nổi tiếng thế giới, cho năng suất cao, phẩm chất tốt đã được tạo bằng phương pháp này. Những giống mía lai đã thực sự tạo cuộc cách mạng trong công nghệ sản xuất mía đường. Các giống mía lai nổi tiếng đều là kết quả của phương pháp lai nhiều lần, kết hợp lai tích luỹ, lai trở lại và các tổ hợp lai đầu tiên thường là lai khác loài kể cả lai khác chi trong tộc Saccharinea để sử dụng gen tốt của cả các loài dại. 4.2.1. Lai khác loài Điển hình thành công của phương pháp lai này giống POJ. 2878. ♀ Black Cheribon (S.offcinaru Glagah (S.spon t) ♂ ♀ Bandijermasin Hitam (S.offcinarum) Loethers (S.officinar um) ♂ ♀ Labaina (S.robustu m) Fidji (S.officinar um) ♂ Kassa er POJ.1 00 EK-2 ♂ ♀ ♂ ♀ POJ.1 00 ♀ EK- 28 ♂ POJ.28 Đầu tiên người ta tạo giống mới từ 3 cặp lai của 6 giống, trong đó 4 thuộc S. officinarum, 1 thuộc S. spontaneum và 1 là S. robustum. Như vậy trong 3 cặp lai này có 2 cặp là lai khác loài (giữa 1 loài giống và 1 loài dại). Sau đó tiến hành lai nhiều lần giữa các con lai nhằm củng cố tính tốt của loài S. officinarum. Giống POJ. 2878 được tạo bằng phương pháp này là giống vượt hơn hẳn các giống đang trồng lúc bấy giờ về nhiều tính trạng nông học. 4.2.2. Lai xa khác chi Lai xa giữa các chi trong và ngoài phức hệ Saccharum nhằm mục đích phát triển và củng cố cơ cấu di truyền của các giống mía. Ở các tổ hợp lai này, cây mẹ thường là S. officinarum. Các chi khác thường được chọn làm cây bố. Tính đa bội thể rất phổ biến trong chi Saccharum là kết quả của lai xa trong tự nhiên đồng thời cũng là điều kiện để chi này dễ dàng lai với các chi khác trong Gramineae. Những kết quả nghiên cứu cho thấy lai giữa chi Saccharum (mẹ) và chi Shorgum (bố) đã cho kết quả khả quan hơn cả, con lai có thời gian sinh trưởng chỉ 6 tháng tuổi. Đây là hướng tạo chọn giống mía cực ngắn ngày. 4.2.3. Kỹ thuật lai Chuẩn bị tổ hợp lai: khi chọn tổ hợp lai, phải kiểm tra khả năng hữu thụ của hạt phấn bằng dung dịch Lugon (1g Iod + 1gKI + 100ml nước). Nếu tỉ lệ hữu thụ của hạt phấn đạt > 50% thì dùng làm dòng bố; nếu < 50% thì dùng làm dòng mẹ. Giao phấn trong lồng vải: (phương pháp INICA, 1982). + Dùng 1 lồng vải trùm lên 1/3 cây mẹ (trùm kín cả bông cờ). + Cắt 2/3 thân cây bố (gồm cả bông cờ), trồng trong dung dịch dinh dưỡng (hoặc bó bầu cho cây bố). Đưa cờ của cây bố vào cùng lồng với cây mẹ. Nếu nhiều cây bố (tạp giao hỗn hợp) thì cũng đưa tất cả vào lồng vải. + Thời gian giao phấn 15 - 20 ngày. Có thể thay cây bố 2 - 3 lần (5 - 7 ngày thay một lần). Thu hoạch hạt: thời gian hạt chín (từ giao phấn đến khi thu hoạch bông) khoảng 35 - 45 ngày. Cắt riêng từng bông, cho mỗi bông vào 1 túi vải phơi ở nơi râmmát khoảng 5 - 7 ngày. Gieo hạt: hạt thu hoạch, phơi khô nên gieo ngay. Nếu chưa gieo được thì phải bảo quản lạnh ở 2 - 40C. 4.2.4. Tuyển chọn cây lai Gieo hạt lai thành từng dòng để theo dõi. Cần tiến hành theo dõi 2 vụ liên tiếp (1 vụ mía tơ và 1 vụ mía gốc). Sau khi nhận xét con lai ở F1, tiến hành nhân ngay những dòng triển vọng bằng phương pháp nhân vô tính (bằng hom) để đưa vào các thí nghiệm khảo nghiệm, so sánh giống và khu vực hoá. . PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG MÍA 4.1. Tuyển chọn từ tập đoàn giống mía tư liệu Đây là phương pháp tuyển chọn giống nhanh, có thể tiến hành ở các cơ sở nghiên cứu chưa có điều kiện tạo giống. phương pháp chọn lọc - bồi dục giống, đánh giá và khu vực hoá giống mà bản thân nó không nhằm tạo ra giống mới. 4.2. Phương pháp lai hữu tính đối với cây mía Cho đến nay, đây là phương pháp. có điều kiện tạo giống mới bằng các phương pháp khác. Đồng thời, phương pháp tuyển chọn cũng là giai đoạn cuối của các phương pháp tạo giống mới. Phương pháp này có những ưu điểm là: + Rút