Tiếp hợp (Conjugation) ở vi khuẩn pps

6 906 2
Tiếp hợp (Conjugation) ở vi khuẩn pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiếp hợp (Conjugation) ở vi khuẩn Định nghĩa: hiện tượng tiếp hợp là hiện tượng truyền một phần vật chất di truyền theo một chiều từ vi khuẩn cho đến vi khuẩn nhận bằng con đường tiếp xúc trực tiếp giữa 2 tế bào. Thí nghiệm của Lederberg và Tatum: Năm 1946 hai tác giả đã tiến hành lai tạo giữa những thể đột biến sinh trưởng của biến chủng E. coli K12. - Vi khuẩn dòng thứ nhất mang ký hiệu A+B+C-D-, tức là có khả năng tổng hợp axit amin A, B nhưng không có khả năng tổng hợp axit amin C, D. - Vi khuẩn dòng thứ hai mang ký hiệu A-B-C+D+, tức là không có khả năng tổng hợp axit amin A, B nhưng có khả năng tổng hợp axit amin C, D. 74 Khi đem 2 dòng đột biến này nuôi cấy trên môi trường tối thiểu (chỉ có khoáng và cacbon) thì sẽ không xuất hiện khuẩn lạc. Nhưng nếu trộn 2 dòng đột biến này với nhau rồi cấy trên môi trường tối thiểu thì lại thấy xuất hiện khuẩn lạc với tần số 10-6. Điều đó chứng tỏ: bằng con đường nào đó, 2 dòng vi khuẩn nói trên đã trao đổi thông tin di truyền với nhau để tạo thành các tế bào tái tổ hợp A+B+C+D+. Qua nhiều thí nghiệm người ta đã chứng minh được rằng: việc tiếp xúc trực tiếp giữa 2 tế bào là điều kiện thiết yếu để trao đổi vật liệu di truyền. Yếu tố giới tính F: Hiện tượng tiếp hợp có liên quan chặt chẽ đến sự có mặt của một tác nhân “gây nhiễm” gọi là yếu tố giới tính (yếu tố F – Fertility). Yếu tố này được cấu tạo bởi một phân tử ADN có kích thước khoảng 2/100 chiều dài nhiễm sắc thể của vi khuẩn. Những vi khuẩn chứa yếu tố F gọi là vi khuẩn đực hay vi khuẩn F+, còn những vi khuẩn không chứa nhân tố F thì gọi là vi khuẩn cái hay vi khuẩn F Yếu tố F gây ra một lực gọi là lực tiếp hợp, nhờ lực này mà vi khuẩn đực tiếp xúc được với vi khuẩn cái. Trong tất cả các tế bào F+ người ta đã phân lập được một loại tế bào có khả năng truyền hệ gen đi với tần số rất cao, khi lai các tế bào này với tế bào F- sẽ cho các tế bào tái tổ hợp nhiều hơn hàng ngàn lần khi lai F+ với F- thông thường. Người ta gọi các tế bào này là tế bào Hfr (high frequency of recombinants = tần số cao của các thể tái tổ hợp). Cũng như hiện tượng biến nạp, hiện tượng tiếp hợp không phải là tính chất chung của vi khuẩn. Hiện nay quá trình này được nghiên cứu nhiều ở E. coli, Shigella, Salmonella, Pseudomonas aeruginosa. Điều đặc biệt là không một loài vi khuẩn nào có khả năng biến nạp lại tỏ ra có khả năng tiếp hợp. * Tải nạp (Transduction): Định nghĩa: tải nạp là hiện tượng truyền những đoạn thông tin di truyền từ tế bào cho sang tế bào nhận qua khâu trung gian là thực khuẩn thể. Thí nghiệm của Zinder và Lederberg: hiện tượng này được 2 tác giả phát hiện năm 1952 khi nghiên cứu trên vi khuẩn thương hàn (Salmonella typhimurium). - Vi khuẩn không bị đột biến ký hiệu 2A có genotip T+ (có khả năng tổng hợp triptophan). - Vi khuẩn bị đột biến ký hiệu 22A có genotip T- (không có khả năng hợp triptophan). Đem 2 loại vi khuẩn này nuôi cấy vào 2 nhánh của một ống thuỷ tinh hình chữ U ở giữa được ngăn cách bằng một màng lọc vi khuẩn. Sau một thời gian, đem nòi 22A nuôi cấy trên môi trường thiếu triptophan thì lại thấy xuất hiện khuẩn lạc, điều này chứng tỏ một số tế bào 22A mang đặc điểm của nòi 2A. Qua nhiều thí nghiệm, các tác giả đã chứng minh được rằng: hiện tượng trên chỉ xảy ra khi trong môi trường có mặt thực khuẩn thể ôn hoà PLT – 22. Vậy nhân tố tải nạp chính là là thực khuẩn thể ôn hoà. Thực khuẩn thể ôn hoà và vi khuẩn tiếp xúc với nhau, thực khuẩn thể phá vỡ tế bào vi khuẩn rồi đi vào trong tế bào, ở đây nó gắn vào hệ gen của vi khuẩn rồi chui ra và đem đến cho vi khuẩn nhận. . Tiếp hợp (Conjugation) ở vi khuẩn Định nghĩa: hiện tượng tiếp hợp là hiện tượng truyền một phần vật chất di truyền theo một chiều từ vi khuẩn cho đến vi khuẩn nhận bằng con đường tiếp. được cấu tạo bởi một phân tử ADN có kích thước khoảng 2/100 chiều dài nhiễm sắc thể của vi khuẩn. Những vi khuẩn chứa yếu tố F gọi là vi khuẩn đực hay vi khuẩn F+, còn những vi khuẩn không. không chứa nhân tố F thì gọi là vi khuẩn cái hay vi khuẩn F Yếu tố F gây ra một lực gọi là lực tiếp hợp, nhờ lực này mà vi khuẩn đực tiếp xúc được với vi khuẩn cái. Trong tất cả các tế bào

Ngày đăng: 09/08/2014, 03:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan