1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Các dấu hiệu nguy hiểm khi sử dụng kháng sinh pdf

4 447 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 216,19 KB

Nội dung

Các dấu hiệu nguy hiểm khi sử dụng kháng sinh Thực trạng hiện nay cho thấy, việc lạm dụng kháng sinh xảy ra khá phổ biến vì các nhà thuốc thường bán kháng sinh một cách dễ dàng theo yêu cầu của khách hàng và vì lợi nhuận của nhà thuốc mà quên đi những nguyên tắc quy định. Để bảo đảm thực hành tốt nhà thuốc (GPP), việc mua sử dụng và bán thuốc kháng sinh nhất thiết phải có đơn của bác sĩ.  » Tự dùng thuốc trị bệnh khớp có thể nguy hiểm tính mạng Lạm dụng kháng sinh Lạm dụng kháng sinh là việc sử dụng kháng sinh quá mức cần thiết như những bệnh không bị nhiễm khuẩn mà vẫn dùng kháng sinh, nhiễm khuẩn nhẹ mà dùng kháng sinh mạnh, dùng kháng sinh có tính chất bao vây, dùng kháng sinh để dự phòng bệnh khi không thật cần thiết hay dùng kháng sinh trong thời gian quá dài hoặc quá ngắn. Sự lạm dụng kháng sinh gây ra nhiều tác hại như nguy cơ kháng kháng sinh của vi khuẩn, nguy cơ dị ứng, gây lãng phí cho bệnh nhân nói riêng cũng như cho xã hội nói chung. Những quan niệm sai lầm trong việc sử dụng kháng sinh như “sốt là phải dùng kháng sinh” hay “đã có viêm là phải dùng kháng sinh” cùng với sự dễ dãi của nhân viên nhà thuốc trong việc bán thuốc kháng sinh cho khách hàng… là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc lạm dụng kháng sinh trong cộng đồng. Một nhà thuốc đạt GPP bao giờ cũng có bàn tư vấn sử dụng thuốc. Sử dụng kháng sinh phải có đơn của bác sĩ Bệnh nhân khi mua thuốc kháng sinh và nhân viên nhà thuốc khi bán thuốc kháng sinh nhất thiết phải có đơn của bác sĩ. Vì vậy, người bệnh muốn có thuốc kháng sinh để điều trị phải đi khám bác sĩ để lấy đơn thuốc, mặt khác, nhân viên nhà thuốc cần giới thiệu khách hàng có nhu cầu mua thuốc kháng sinh tới cơ sở y tế khi khách hàng không có đơn thuốc của bác sĩ hoặc có đơn thuốc không phù hợp như đơn thuốc cũ, đơn thuốc của một bệnh nhân khác… Khi bán thuốc kháng sinh theo đơn thuốc của bác sĩ, nhân viên nhà thuốc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng kháng sinh một cách cụ thể. Hầu hết, tất cả các loại kháng sinh dạng uống hoặc tiêm thường được sử dụng 2 lần trong ngày, chỉ có một số ít kháng sinh dùng 1 lần trong ngày như moxifloxacin, azithromycin, thuốc bôi chống nấm nystatin… Nên uống kháng sinh trước bữa ăn để thuốc có tác dụng tối đa. Không nên tự ý giảm liều thuốc hoặc ngừng thuốc kể cả khi bệnh đã đỡ hay thậm chí bệnh nhân có cảm giác như bệnh đã khỏi hẳn. Khi dùng hết đợt kháng sinh đã được chỉ định, nếu bệnh chưa khỏi hẳn, không nên tự ý tiếp tục dùng thêm hoặc tăng liều mà nên đi khám lại để bác sĩ cho hướng điều trị phù hợp. Khi nào cần phải đến cơ sở y tế? Khi sử dụng kháng sinh, người bệnh cần phải theo dõi diễn biến lâm sàng để đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu không đáp ứng, đặc biệt là các dấu hiệu nguy hiểm trong một số trường hợp sau đây: - Dùng kháng sinh mà không đáp ứng sau 3 ngày điều trị đủ liều được biểu hiện bằng các triệu chứng viêm như: sốt, sưng nóng, đỏ đau, dịch viêm không giảm. - Có các biểu hiện của dị ứng kháng sinh như nổi mày đay, ngứa, ho, tức ngực, khó thở kiểu hen suyễn; loét miệng, đỏ mắt, loét bộ phận sinh dục… nên ngừng ngay thuốc kháng sinh và đến khám lại tại các cơ sở y tế kịp thời. - Đối với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc kháng sinh hoặc các loại dị ứng khác, cần đặc biệt chú ý tới khả năng dị ứng thuốc kháng sinh và cần biết các dấu hiệu dị ứng đã nêu trên để dừng ngay thuốc và đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. - Những người bệnh biết rõ đã dị ứng với thuốc kháng sinh được kê trong đơn thuốc nên tạm thời chưa sử dụng thuốc và quay lại gặp bác sĩ để được kê loại thuốc kháng sinh khác phù hợp. Một vấn đề cũng cần quan tâm và thận trọng khi sử dụng kháng sinh là nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng như những thông tin về thuốc thường có trong hộp thuốc để biết các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra và cách xử lý. Những tác dụng không mong muốn nhẹ thường tự khỏi mà không cần phải ngừng sử dụng thuốc nhưng cũng nên thông báo tình trạng này cho bác sĩ điều trị biết. Bác sĩ sẽ quyết định cách xử lý trong từng trường hợp cụ thể. Đối với các trường hợp có phản ứng dị ứng nên ngừng thuốc ngay và đến khám tại cơ sở y tế để được điều trị đúng cách, phù hợp. Khuyến nghị Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 1517/BYT-KCB ngày 6/3/2008 hướng dẫn thực hiện Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú với danh mục 30 nhóm thuốc phải kê đơn và bán thuốc theo đơn, trong đó có nhóm thuốc kháng sinh. Vì vậy, người dân cần hiểu biết về vấn đề này và cùng đồng hành với nhân viên nhà thuốc để thực hiện nghiêm túc những quy định của Bộ Y tế nhằm khắc phục tình trạng lạm dụng kháng sinh khá phổ biến hiện nay, đồng thời bảo đảm việc sử dụng thuốc kháng sinh hiệu quả, an toàn, hợp lý đối với các bệnh nhiễm khuẩn. . Các dấu hiệu nguy hiểm khi sử dụng kháng sinh Thực trạng hiện nay cho thấy, việc lạm dụng kháng sinh xảy ra khá phổ biến vì các nhà thuốc thường bán kháng sinh một cách dễ dàng. dụng kháng sinh Lạm dụng kháng sinh là việc sử dụng kháng sinh quá mức cần thiết như những bệnh không bị nhiễm khuẩn mà vẫn dùng kháng sinh, nhiễm khuẩn nhẹ mà dùng kháng sinh mạnh, dùng kháng. hợp. Khi nào cần phải đến cơ sở y tế? Khi sử dụng kháng sinh, người bệnh cần phải theo dõi diễn biến lâm sàng để đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu không đáp ứng, đặc biệt là các dấu hiệu

Ngày đăng: 09/08/2014, 02:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w