1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI - ĐỀ SỐ 4 MÔN HÓA : LỚP 12 docx

3 486 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 149,55 KB

Nội dung

ĐỀ SỐ 4 MÔN HÓA : LỚP 12 - ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI LÍ THUYẾT : ĂN MÒN KIM LOẠI – ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI. Câu 1: Cho các trường hợp sau đây: (1). Kẽm tác dụng với dd H 2 SO 4 loãng, thêm một ít dd CuSO 4 vào. (2). K.loại sắt tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao sẽ xảy ra ăn mòn theo kiểu: (3). Nối giữa dây Cu và dây Al để trong không khí ẩm. (4). Nhúng một thanh Fe vào dung dịch CuSO 4 . (5). Thép để trong không khí ẩm. Có bao nhiêu trường hợp cho phía trên thuộc kiểu ăn mòn điện hóa. A. 2 B.3 C.4 D.5 Câu 2. Bản chất của quá trình ăn mòn điện hoá là: a. Là quá trình oxi hoá – khử xảy ra trên bề mặt các điện cực b. Là quá trình oxi hoá – khử xảy ra trực tiếp giữa các chất tác dụng c. Là quá trình oxi hoá xảy ra trên bề mặt các điện cực d. Là quá trình khử xảy ra trên bề mặt các điện cực. Câu 3. Phương pháp bảo vệ ăn mòn chủ yếu của các loại tàu thuyền đi biển là: a. Cách li kim loại với môi trường b. Dùng hợp kim chống rỉ. c. Dùng chất chống ăn mòn d. Dùng phương pháp điện hoá. Câu 4.Nguyên tắc điều chế kim loại là: a. Oxi hoá kim loại đơn chất b. Khử kim loại đơn chất c. Khử ion kim loại trong hợp chất c. Oxi hoá ion kim loại trong hợp chất. Câu 5. Có mấy phương pháp điều chế kim loại cơ bản? a. 1 b. 2 c. 3 d. 4. Câu 6. Phương pháp thuỷ luyện chủ yếu để điều chế kim loại: a. Kim loại có tính khử yếu b. Kim loại có tính khử trung bình c. K.loại có tính khử trung bình và yếu d. Kim loại có tính khử mạnh. Câu 7. Phương pháp nhiệt luyện là: a. Dùng chất khử mạnh như: CO,H 2 , C, Al,. . . để khử ion kim loại trong oxit b. Dùng chất khử mạnh như: CO,H 2 , C, Al,. . . để khử ion kim loại trong oxit ở nhiệt độ cao c. Dùng chất khử mạnh như: CO,H 2 , C, Al,. . . để khử ion kim loại trong bazơ d. Dùng chất khử mạnh như: CO,H 2 , C, Al,. . . để khử ion KL trong bazơ ở nhiệt độ cao. Câu 8. Phương pháp nhiệt luyện chủ yếu dùng để điều chế kim loại: a. Kim loại có tính khử yếu b. Kim loại có tính khử trung bình c. Kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hoá học d. Kim loại có tính khử mạnh. Câu 9. Điều chế 1 tấn kim loại Cu từ CuO nên dùng phương pháp: a. Phương pháp thuỷ luyện b. Phương pháp nhiệt luyện c. Phương pháp điện phân d. Cả a, b, c đều sai. Câu 10. Phương pháp điện phân có thể điều chế được: a. Tất cả các kim loại b. Kim loại đứng trước Al c. Kim loại đứng sau Al d. Kim loại khử yếu. Câu 11. Để điều chế kim loại từ Al trở về trước trong dãy hoạt động hoá học cần dùng phương pháp: a. Điện phân nóng chảy b. Điện phân dung dịch. c. Nhiệt luyện d. Thuỷ luyện. Câu 12: Dùng phương pháp thủy luyện có thể điều chế được nhóm kim loại nào sau đây? a. Li,Cu,Fe,Zn. b. Ag,Cu,Hg,Au. c. Al,Ca,Mn,Cu. d. Cr,Fe,Al,Pb. Câu 13: Có nên không khi đính các mảnh kim loại Cu lên vỏ tàu biển làm bằng thép? a. Nên,vì mảnh kim loại Cu sẽ bị ăn mòn,bảo vệ được vỏ tàu biển. b. Không,vì Cu nặng làm giảm tốc độ của tàu. c. Nên,vì Cu bảo vệ được vỏ tàu biển không tiếp xúc với nước biển. d. Không,vì Cu đính lên vỏ tàu thì chính vỏ tàu bị ăn mòn. Câu 14: Quá trình nào sau đây là quá trình ăn mòn hóa học? a. Sắt bị gỉ. b. Vật bằng gang để lâu trong không khí ẩm bị ăn mòn c. Vật bằng hợp kim silumin(Al-Si) để lâu trong nước biển. d. Cả a,b,c đúng. Câu 15: Phản ứng nào xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại ? a. phản ứng thế. b. phản ứng axit-bazơ c. phản ứng phân hủy d. phản ứng oxihóa-khử. Câu 16: Nối hai sợi dây đồng và kẽm với nhau và để lâu trong không khí ẩm lâu ngày,hiện tượng gì xảy ra? a. Mối nối bị đứt ra do quá cũ. b. Không có hiện tượng gì. c. Mối nối bị đứt ở đầu dây đồng do vật bị ăn mòn đi ện hóa d. Mối nối bị đứt ở đầu dây kẽm do vật bị ăn mòn điện hóa. Câu 17. Cho các phát biểu sau: (1). Bản chất của ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học đều là quá trình oxi hóa khử. (2). Trong ăn mòn hóa học, electron của kim loại bị ăn mòn được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường. (3). Trong ăn mòn điện hóa, electron của kim loại bị ăn mòn chuyển dời đến cực dương và tại đây xảy ra quá trình nhận electron. a. (1) đúng, (2,3) sai. b. (1,2) đúng – (3) sai. c. (1),(3) đúng; (2) sai. d. (1),(2),(3) đúng. Câu 18. Nối hai thanh Zn và Cu bằng dây dẫn điện và cùng đặt trong dung dịch H 2 SO 4 . Cho các phát biểu sau: (1). Zn đóng vai trò là cực âm và tại đây xảy ra quá trình khử Zn thành Zn 2+ . (2). Cu đóng vai trò là cực dương và tại đây H + đã bị oxi hóa ( nhận e ) thành khí H 2 . (3). Khi tháo dây nối hai thanh kim loại ra thì bọt khí H 2 không còn thoát ra nữa. (4). Nếu thay dung dịch H 2 SO 4 bằng dung dịch NaCl thì quá trình ăn mòn không xảy ra nữa (5). Trong thí nghiệm trên: xuất hiện một dòng điện từ điện cực Zn sang điện cực Cu. (6). Ở thí nghiệm trên: bọt khí thoát ra ở bản kẽm. Có bao nhiêu phát biểu không đúng. A. 3 B.4 C.5 D.6 Câu 19. Khi đặt hợp kim Fe-C như các vật bằng gang, thép thì quá trình nào sau đây xảy ra ở điện cực dương: A. Fe  Fe 2+ + 2e. B. 2H + + 2e  H 2 . C. O 2 + 2H 2 O + 4e  4OH - . D. C  C 4+ + 4e. Câu 20. Quá trình : M n+ + ne  M o . A. Là quá trình khử ; bản chất của ăn mòn điện hóa. B. Là quá trình oxi hóa; bản chất của quá trình điều chế kim loại. C. Là quá trình khử: bản chất của quá trình điều chế kim loại. D. Là quá trình oxi hóa; bản chất của quá trình ăn mòn điện hóa. Câu 21. Trong quá trình điện phân dung dịch Pb(NO 3 ) 2 với điện cực trơ, ion Pb 2+ di chuyển về A. Catot và bị oxi hóa. B. Anot và bị oxi hóa. C. Catot và bị khử. D. Anot và bị khử. Câu 22. Chọn phát biểu không đúng: A. ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại và hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh. B. An mòn kim loại là một quá trình hóa học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các axit trong môi trường không khí. C. Trong ăn mòn hóa học, kim loai bị oxi hóa thành ion của nó. D. An mong kim loại được chia thành hai dạng: ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hóa học. Câu 23. Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây thuộc phương pháp nhiệt luyện: A. C + ZnO  Zn + CO. B.Al 2 O 3  2Al + 3/2 O 2 . C. MgCl 2  Mg + Cl 2 D. Zn + 2Ag(CN) 2 -  Zn(CN) 2- 4 + 2Ag. Câu 24. Tính chất chung của ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa: A. Đều có phát sinh dòng điện . B. e của KL được chuyển trực tiếp sang môi trường tác dụng. C. Đều là quá trình oxi hóa khử. D. A,B,C đều đúng. Câu 25. Khi đặt một hợp kim Mg-Fe trong môi trường nước biển. Quá trình xảy ra ở điện cực dương: A. 2H + + 2e  H 2 . C. 2H 2 O + O 2 + 4e  4OH - B. 2H 2 O - 2e  2OH - + H 2  D. H 2 O – 2e  2H + + ½ O 2 . Câu 26. Khi nhúng một vật bằng Fe trong dd H 2 SO 4 loãng có sẵn vài giọt dd CuSO 4 . Hiện tượng nào sau đây đúng: A. Có phản ứng hóa học xảy ra: ( Fe + H 2 SO 4  FeSO 4 + H 2 ), sau đó xảy ra ht ăn mòn điện hóa. B. Có phản ứng hóa học sảy ra: ( Fe + CuSO 4  FeSO 4 +Cu). Sau đó xảy ra ht ăn mòn điện hóa. C. Có bọt khí xuất hiện, sau đó chậm dần. D. (A,B,C) đều không đúng. Câu 27. Cho Mg dư vào dd chứa đồng thời Cu 2+ , Fe 3+ và Ag + . Có các phản ứng xảy ra như sau: ( 1). Mg + Cu 2+  Mg 2+ + Cu. (2). Mg + Fe 2+  Mg + Fe. (3). Mg + Fe 3+  Mg 2+ + Fe 2+ . (4). Mg + 2Ag +  Mg 2+ + 2Ag. Thứ tự phản ứng hóa học nào sau đây là đúng: A. ( 4), (3), (2), (1). C. (4), (3), (1), (2). B. (1), (3), (2), (4). D. (3), (2), (1), (4). Câu 28. Cho hỗn hợp Al và Mg vào dd FeSO 4 . Sau phản ứng thu được chất rắn A và dd B. Thành phần của A và B phù hợp với thí nghiệm. A. rắn A gồm Al, Mg, Fe. dd B gồm ion Al 3+ , SO 4 2- . B. Rắn A gồm Mg và Fe. dd B: Al 3+ và SO 4 2- C. Rắn A gồm Mg và Fe Dd B: Al 3+ , Mg 2+ và SO 4 2- D. Rắn A gồm Fe. Dd B gồm Al 3+ , Mg 2+ , Fe 2+ và SO 4 2- . Câu 29. Các phương trình phản ứng hóa học nào sau đây là đúng: (1). 2Na + CuSO 4  Na 2 SO 4 + Cu. (2). Cu + 2AgNO 3  Cu(NO 3 ) 2 + 2Ag. (3). Fe + ZnSO 4  FeSO 4 + Zn. (4). Fe(NO 3 ) 2 + 3AgNO 3 dư  Fe(NO 3 ) 3 + 3Ag. (5) Ba + 2NaCl  BaCl 2 + 2Na (6) Al (dư) + 3Fe(NO 3 ) 3  3Fe(NO 3 ) 2 + Al(NO 3 ) 3 (7). Mg + CuSO 4  MgSO 4 + Cu (8). Cu + 2FeCl 3  CuCl 2 + 2FeCl 2 . A. (2,4,6,7) B. ( 2,3,6,8) C. ( 2,4, 7,8). D. (2,5,6,7). Câu 30. Cho một thanh KL được nối bởi 3 KL theo thứ tự: Fe –Cu – Mg. Được nhúng vào dd H 2 SO 4 loãng. A. Mg tan trước, sau đó đến Cu. B. Cu tan trước, sau đó đến Mg. C. Mg tan trước, sau đó đến Fe. D. Fe tan trước, sau đó đến Cu. Câu 31. nhúng hai lá KL Zn và Cu vào trong dd H 2 SO 4 loãng rồi nối hai KL bằng một dây dẫn. Khi đó sẽ có. A. Dòng electron chuyển từ là Cu sang lá Zn. B. Dòng electron chuyên từ lá Zn, sáng lá đồng qua dây dẫn. C. Dòng ion trong dd chuyển về lá Cu D. (B,C) cùng xảy ra. Câu 32. để một hợp kim tạo nên từ hai chất cho duới đây trong không khí ẩm. Hợp kim sẽ bị ăn mòn điện hoá khi hai chất đó là: A. Fe và Cu B. Fe và C C. Fe và Fe 3 C D. tất cả đúng. Câu 33. Trong không khí ẩm, vật làm bằng chất liệu nào cho dưới đây xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá? Trang 3 A. Tôn ( sắt tráng kẽm). B. Fe nguyên chất C. Sắt tây ( sắt tráng thiết). D. Hợp kim gồm Al và Fe. Câu 34. Một sợi dây dài bằng thép có hai đầu A, B. Nối đầu A vào một sợi dây bằng nhôm và nối đầu B vào một sợi dây bằng đồng. Hỏi khi để sợi dây này trong không khí ẩm thì ở các chỗ nối thép bị ăn mòn điện hoá ở đầu nào? xem hình vẽ. đầu A Đầu B Al Cu A. đầu A B. đầu B C. Ở cả hai đầu. D. Không có đầu nào bị ăn mòn. Câu 35. Ngâm một lá sắt vào dd axit HCl sẽ có hiện tượng sủi bọt khí H 2 . Bọt khí sủi ra nhanh nhất thì thêm vào chất nào? A. nước B. dd CuSO 4 C. dd NaCl D.dd ZnCl 2 Câu 36. Bản chất của ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá học giống và khác nhau như thế nào? A. Giống là cả hai đều phản ứng vơi dd chất điện lí và không có phát sinh dòng điện. B. Giống là cả hai có sự ăn mòn, khác là có và không phát sinh dòng điện. C. Giống là cả hia đều phát sinh dòng điện, khác là chỉ có ăn mòn hoá học mới chỉ là quá trinh oxi hoá khử. D. Giống là cả hai đều là quá trình oxi hoá khửm khác là có và không có phát sinh dòng điện. Câu 37. Cách li KL với môi trường là một trong những phuơng pháp để chống ăn mòn KL. Cách làm nào sau đây thuộc về pp này? A. Phủ mộtlớp sơnhay vecni lênKL B. Mạ một lớp KL ( Cr hay Ni) lên KL. C. tạo một lớp màn hợp chất hóa học bền vững lên KL ( như oxit kim loai hay phôtphat KL). D. A, B,C đều đúng. Câu 38. M là KL. Phương trình sau đây : M n+ + ne  M Biễu diễn : A. tính chất hoá học chung của KL. B. Nguyên tắc điều chế KL. C. Sư khử KL. D. Sự oxi hoá KL. Câu 39. Phương pháp thuỷ luyện là phương pháp dung KL có tính khử mạnh để khử ion kim loạ khác trong hợp chất nào. A. muối ở dạng nóng chảy. B. Dd muối C. Oxit KL D. Hiđrôxit KL. Câu 40. Muốn điều chế Pb thep ph.pháp thuỷ luyện người ta cho KL nào vào dd Pb(NO 3 ) 2 . A. Na B. Cu C. Fe D. Ca Câu 41. Phuơng pháp nhiệt luyện là phương pháp dùng chất khử như C, Al, CO , H 2 ở nhiệt độ cao để khử ion KL trong hợp chất. Hợp chất đó là. A. Muối rắn B. Dd muối C. Oxit kimloại D. Hiđrôxit kimloại. Cau 42. Những KL nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chấtkhư CO đi từ oxit KL tương ứng. A. Al và Cu B. Mg và Fe C. Fe và Ni D. Ca và Cu Câu 43. Có thể coi chất khư trong phương pháp điện phân là: A. Dòng điện trên catôt B. điện cực C. Bình điện phân D. Dây dẫn điện. Câu 44. Khi điện phân dung dịch CuCl 2 ( điện cực trơ) thì nồng độ dd biến đổi như thế nào? A. tăng dần B. Giảm dần C. Không đổi D. Chưa khẳng định được vì câu hỏi chưa rõ C% hay C M . Câu 45. Điện phân dd nào sau đây thì sẽ điều chế được KL tương ứng. A. NaCl B. CaCl 2 C. AgNO 3 ( điện cực trơ). D. AlCl 3 Câu 46. Cách nào sau đây có thể giúp người ta tách lấy Ag rakhỏi hỗn hợp gồm Ag và Cu. A. Ngâm hỗn hợp vào lượng dư dd AgNO 3 . B. Ngâm hỗn hợp vào lượng dư dd FeCl 2 C. Nung hỗn hợp với oxi dư rồi hòa tan hỗn hợp thu được vào dd HCl. D. ( A,B,C) đúng. Câu 47. Nung quặng pirit FeS 2 trong không khí thu được chất rắn là: A. Fe và S B Fe 2 O 3 C. FeO D. Fe 2 O 3 và S. Câu 48. từ dd Cu(NO 3 ) 2 có thể điều chế Cu bằng cách nào? A. Dùng Fe để khử Cu 2+ trong dd Cu(NO 3 ) 2 . B. Cô cạn dd rồi nhiệt phân muối rắn Cu(NO 3 ) 2 C. Cô cạn dd rồi điện phân nóng chảy Cu(NO 3 ) 2 D. A,B,C đều đúng. Câu 49. Từ dd AgNO 3 có thể điều chế Ag bằng cách nào? A. Dùng Cu để khử Ag + trong dd. B. Thêm kiềm vào dd thu được Ag 2 O rồi dùng khí H 2 để khử Ag 2 O ở nhiệt độ cao. C. Điện phân dd AgNO 3 với điện cực trơ. D. A,B,C đều đúng Câu 50. Đi từ chất nào sau đây có thể điều chế KL Na bằng phương pháp điện phân nóng chảy. A. Na 2 O B. Na 2 CO 3 C. NaOH D. NaNO 3 . ĐỀ SỐ 4 MÔN HÓA : LỚP 12 - ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI LÍ THUYẾT : ĂN MÒN KIM LOẠI – ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI. Câu 1: Cho các trường hợp sau đây: (1). Kẽm tác dụng với dd H 2 SO 4 loãng, thêm. chế kim loại: a. Kim loại có tính khử yếu b. Kim loại có tính khử trung bình c. Kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hoá học d. Kim loại có tính khử mạnh. Câu 9. Điều chế 1 tấn kim loại. c. 3 d. 4. Câu 6. Phương pháp thuỷ luyện chủ yếu để điều chế kim loại: a. Kim loại có tính khử yếu b. Kim loại có tính khử trung bình c. K .loại có tính khử trung bình và yếu d. Kim loại có

Ngày đăng: 09/08/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w